Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
31-07-2021, 06:03 PM (Được chỉnh sửa: 01-08-2021 06:54 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #11
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
Bài viết của tiến sỉ Trần hửu Hiệp ( trích đoan)

TTO - Mấy tuần qua đang diễn ra cuộc 'di dân' tránh dịch từ TP.HCM và các tỉnh miền Đông về các địa phương.

Có lẽ đây là "cuộc hồi hương" lớn nhất từ nơi này tỏa về khắp nơi trong cả nước. Dịch bệnh hoành hành, công nhân, lao động tự do mất việc làm, không còn thu nhập, phải ở trọ, tình cảnh cực kỳ khốn khó.

"Hồi hương", một quyết định khó khăn nhưng về quê tạm thời bớt khó khăn hơn.

Cuộc "di dân ngược" của lao động ngoại tỉnh về quê, dù là tự phát hay được chính quyền chủ động tổ chức đón tiếp, cũng cần được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau. Trước là lo an toàn vệ sinh dịch tễ, quản lý dân cư, sau là giải pháp kinh tế, bố trí lại việc làm, cân đối thị trường lao động.

Đặc biệt... phối hợp giải quyết liên ngành, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng phải tính đến phương kế lâu dài. Nếu không, hết dịch, người dân lại rồng rắn ra đi.

Ra đi, có người thành công nhưng đại đa số vẫn sống bấp bênh nơi đô thị. Vì vậy, một lần về quê trốn dịch cũng là dịp để mọi người, đặc biệt là các cấp chính quyền, nghĩ đến cần xây dựng một "miền quê đáng sống" để người dân không còn phải tha hương, được làm việc, kiếm sống ngay tại quê nhà.

Việc này không thể làm trong một vài năm mà là nhiều năm nhưng không làm lúc này thì còn chờ đến bao giờ?

Thực tế cho thấy trên cả nước đã có không ít địa phương xây dựng được một "miền quê tạm sống được" khi tỉnh nhà thay đổi cơ cấu kinh tế, nhà máy, thương mại và dịch vụ nhiều hơn. Cuộc chạy đua cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là nền tảng để tiến tới một "miền quê đáng sống".

Cũng có dữ liệu cho thấy ở những tỉnh chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vắng bóng doanh nghiệp cũng là nơi người dân phải tha hương kiếm sống nhiều nhất. Không có gì lạ khi phần lớn nông dân, nhất là người trẻ bỏ ruộng đồng lên thành phố mưu sinh.

Trong 10 năm qua, riêng ĐBSCL đã có 1,3 triệu người ra đi, phần lớn đến TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Vì sao? Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ có 8%. Vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia ĐBSCL chỉ chiếm 7,4% số doanh nghiệp cả nước.

Trong khi số doanh nghiệp cả nước tăng bình quân 17% giai đoạn 2001-2019, thì vùng ĐBSCL chỉ tăng 9,8%. Cơ cấu doanh nghiệp của vùng trong tổng số doanh nghiệp cả nước lại giảm nhanh từ 23,3% năm 2000 xuống còn 7,4% vào năm 2018.

Vắng doanh nghiệp, chẳng cách nào tạo đủ việc làm cho người sống ở nông thôn nhưng không thể làm nông dân vì chẳng có đất, chưa kể sinh lợi từ nông nghiệp chẳng đủ nuôi sống gia đình họ.

Lúc này, chúng ta tập trung chống dịch, lo cho bà con về quê sớm ổn định cuộc sống. Khi dịch lắng xuống hãy bắt tay thật nhanh, tìm ra những giải pháp đột phá, hiệu quả để tạo nền tảng xây dựng một vùng quê trước mắt là tạm sống, sau là đáng sống.

Hãy từ bỏ cách làm lắt nhắt một ít chính sách trợ giúp, hỗ trợ ít vốn, vài dự án chăm lo an sinh vì điều đó không thể xây dựng một "miền quê đáng sống". Cần những ưu tiên cho tam nông, ly nông bất ly hương, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới thực chất...

Hy vọng rằng rồi đây sẽ có những cuộc hồi hương nhưng không phải là hồi hương bất đắc dĩ "về quê trốn dịch" mà là về quê vì nơi đó đáng sống, sống tốt hơn cuộc sống bấp bênh nơi đô thị.

THÊM BÀI VIẾT TRÊN trang danviet

Hồi hương cay đắng - Văn công Hùng

Những ngày này, rất nhiều hình ảnh làm chúng ta nhói lòng, trong đó không thể không nhắc tới những đoàn xe máy hàng trăm, vài trăm, thậm chí cả ngàn xe và người nối đuôi nhau trên các con đường từ TP HCM và Bình Dương, Đồng Nai tỏa về các tỉnh miền Trung, miền Tây.
Còn có những người đi bộ, đi xe đạp về quê. Mà không phải đi gần, từ mấy trăm cây tới suýt soát cả ngàn cây số.

Rồi các tỉnh thông báo sẽ tổ chức đón bà con về. Tỉnh máy bay, tỉnh tàu hỏa, tỉnh ô tô tùy tình hình từng tỉnh.

Nhưng quả là, như muối bỏ bể, khi mà nhu cầu về lớn hơn rất nhiều khả năng vận chuyển và cả khả năng tiếp nhận của các tỉnh. Đến bây giờ, một số tỉnh lại thông báo không nhận bà con trở về nữa.

Sáng nay tôi nhận được bức thư của một bạn ở một tỉnh miền Trung gửi trực tiếp cho chủ tịch hội đồng hương tỉnh ấy ở Sài Gòn, bức xúc về việc nhập nhòe trong việc chọn người để đưa về quê, rằng rất nhiều người già yếu cô đơn bệnh tật khẩn thiết phải đưa về, thì không có trong danh sách, mà trong số những người lên xe để về có những thanh niên sang trọng đi giày, xách va ly, cầm smartphone chụp ảnh khoe phây nữa. Bạn biết tôi là nhà báo nên chia sẻ.
Tôi có nhắn lại là, quả thực, cái món hội đồng hương ấy, nó chỉ là một tổ chức tự phát, chả ai công nhận nó cả. Các tỉnh miền Trung hay có các hội đồng hương này. Những người được bầu vào lãnh đạo hội (thường là người có điều kiện kinh tế và uy tín trong cộng đồng, 2 điều này liên quan tới nhau) đa phần là ôm rơm dặm bụng, thậm chí là phạm luật vì luật chưa cho phép thành lập hội như thế. Bình thường họ lặng lẽ làm, thậm chí mang tiền nhà ra lo cho thiên hạ, đến khi hữu sự thì mới quan trọng, là cái "phao" cho cả 2 phía, chính quyền và dân, bám vào. Một số tỉnh yêu cầu rõ muốn về phải liên lạc với hội đồng hương, được hội đồng hương đồng ý. Thế là hội đồng hương từ chỗ đúng nghĩa là... hội đồng hương thành nơi tổ chức và cả quản lý cộng đồng.

Thứ 2 nữa, một anh bạn tôi khi nghe chuyện bảo, chắc gì những người xách va ly cầm smartphone kia là giàu, là sinh viên đói cả tuần rồi thì sao. Thêm nữa, hàng vài chục ngàn tới mấy trăm ngàn người đăng ký nhưng khả năng vận chuyển chỉ vài ba trăm, chọn thế nào?

Đúng là khổ hoàn khổ.

Và cũng không biết giải thích thế nào?

Các tỉnh không nhận bà con về nữa nêu lý do: Đã hết chỗ chứa người cách ly.

Nghe rất có lý, nhưng nó cũng thể hiện một điều là, các tỉnh ấy đã không chuẩn bị sẵn sàng cho việc này, tới khi chẳng đặng đừng, phải đón bà con về, thì lúng túng, rồi cách dễ nhất là... đóng cửa.
Cũng phải ghi nhận một điều, là trong hành trình bà con về quê ấy, rất nhiều cách ứng xử đẹp, của nhân viên công vụ, của người dân, với những người xuyên đêm về quê, khiến bà con rất ấm lòng. Hãy hình dung trên những cái xe máy, toàn là loại tã rách rồi, cả một gia đình trên ấy, ít nhất là 2 người, nhiều là 5 người, 2 vợ chồng và 3 đứa con, cứ thế mịt mù chạy, không cần biết, hay chính xác là biết nhưng không có lựa chọn khác, những vất vả và nguy hiểm trước mắt. Nếu không có những tấm lòng hết sức sẻ chia, tận nghĩa bà con gặp trên đường thì con đường về nhà ấy còn xa lắm, cô đơn cực nhọc lắm...
Sáng nay, Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai nhắn tin cho tôi: "Đêm qua 876 công dân về khu cách ly, khách sạn đầy hết anh ạ. Anh em chốt tiếp tế không kịp, vẫn bánh chưng xôi, nước (hạn chế bánh mì vì sợ bà con đau bụng). Giờ thì tại chốt, tỉnh thống nhất quy trình bài bản, xăng do công ty xăng dầu hỗ trợ. Nay thêm đội sửa xe, thay lốp cơ động nữa. Sáng nay, lắp nhà bạt cho công dân nghỉ tạm. Đúng là chưa bao giờ rơi vô tình cảnh như này anh ạ".

Tỉnh Gia Lai là tỉnh đầu tiên tiếp tế xăng cho bà con "hành quân" trên đường. Trước đấy thì cảnh sát giao thông các tỉnh miền Trung tổ chức dẫn bà con qua địa phận tỉnh mình như dẫn đoàn quan trọng, xe dẫn đầu, đi giữa, khóa đuôi, tiếp tế bánh mì và nước. Việc dẫn đoàn, tiếp tế xăng, sửa xe... là lợi cả hai phía. Bà con đỡ vất vả là đương nhiên, và chính quyền thì quản lý được, để bà con không phải tạt ngang tạt ngửa đổ xăng, sửa xe, kiếm cái ăn vân vân... Có lẽ trong lịch sử lễ nghi cấp nhà nước, phải tới thời Covid này mới có chuyện dùng xe cảnh sát dẫn bà con một cách vừa hoành tráng vừa đau khổ như thế.
Cũng sáng nay một tờ báo tường thuật chuyện 2 chị em sinh viên đi xe máy từ Sài Gòn về quê, cảnh sát ách lại không cho đi. Các cháu bảo ở lại thì chỉ còn 200 ngàn không đủ sống. Trước đấy đã vay 800 ngàn để test nhanh xác nhận âm tính. Họ khóc bảo, chỉ về quê thì mới có thể sống chứ ở đây sẽ chết đói. Anh cảnh sát giao thông rút ví cho 2 chị em 500 ngàn và còn hẹn ghi số điện thoại có gì cần thì gọi, anh sẽ giúp chứ còn về quê thì không thể vì một mặt là thành phố phong tỏa, mặt nữa quê không nhận người về.
Nhẽ ra đường không lý do như trường hợp này thì sẽ bị phạt, nhưng anh cảnh sát giao thông đã làm một nghĩa cử lay động lòng người như thế, dù đọc tin xong, vẫn cứ canh cánh, 2 chị em ấy sẽ sống như thế nào trong những ngày tiếp theo. Và không chỉ 2 chị em nhà ấy. Còn hàng chục ngàn, thậm chí nhiều hơn, trường hợp tương tự, và khổ hơn nữa.

Dân tộc ta có truyền thống yêu quê, trở về quê. Tết, hàng triệu người rùng rùng về quê trong khi nhẽ ra họ phải ở lại để tận hưởng không khí tết ở nơi đô hội, của cái thành phố mà họ đầu tắt mặt tối làm ăn cả năm. Quê trở thành chốn trú ngụ cuối cùng của mỗi con người. Hay nói như một người khi được chọn về quê bằng tàu hỏa: Về quê, không có tiền chúng tôi vẫn có thể sống. Ở lại, không có tiền thì không thể sống, mà có tiền có khi cũng rất khó sống.

Cũng biết, mỗi tỉnh có những khó khăn riêng. Bởi công dân của tỉnh, trước mắt vẫn phải là những người ở tỉnh ấy đã. Như tỉnh Thừa Thiên Huế thống kê: Tổng sức chứa các khu cách ly của tỉnh hiện được khoảng 10.000 người, mà số cách ly hiện tại đã gần 8.000 người, những ngày qua mỗi ngày trung bình có hơn 1.000 người từ vùng dịch về phải cách ly. Mặc dù Tỉnh đã trưng dụng cả các trường học chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu phòng chống dịch để chuẩn bị, nhưng nếu tình trạng này kéo dài khoảng vài ngày nữa, sẽ không còn đủ chỗ để chứa người cần cách ly.

Vấn đề là, nếu bất ngờ có bùng phát dịch trên địa bàn tỉnh, người dân đang sinh sống tại quê nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn do không còn chỗ mà cách ly. Các bệnh viện, với nguồn lực y tế rất hạn chế, cũng đối mặt với nguy cơ quá tải.

Hết sức hợp lý, và cũng đầy nghiệt ngã.

Nhưng cũng như việc các xe chở hàng và quan niệm hàng thiết yếu thời kỳ đầu dịch ấy, khi các tỉnh tự điều hành thì rất khó khăn, rất bế tắc, tới khi cấp trung ương thống nhất thì nó mở ra ngay. Tới giờ các xe chở hàng không phải liên tục bị quay đầu như tuần trước, tháng trước, và hàng thiết yếu thì cũng không còn cấm... bánh mì như anh phó chủ tịch phường ở Nha Trang đã làm.

Dân thì của một tỉnh, nhưng liên quan tới nhiều tỉnh, và họ là công dân Việt Nam, dẫu nước Việt của chúng ta vẫn đang oằn mình chống dịch. Thủ tướng chính phủ cũng đã từng yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi để người dân từ tp HCM trở về địa phương.

Nếu biết cách tổ chức, quản lý, điều phối, nhiều người vẫn cho rằng chính quyền tạo điều kiện để bà con về quê một cách hợp lý, an toàn sẽ vẫn tốt hơn nhiều cho cả 2 phía...
THANK YOU
10-08-2021, 06:56 PM (Được chỉnh sửa: 12-08-2021 04:53 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #12
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
XÓT XA copy lại , mong rằng đại dịch rồi sẽ qua mau.

Chuyến xe chạy qua những cung đường quen của thành phố nhưng trong xe ai cũng trầm lặng. Trên băng ghế xe là 14 hộp tro cốt của những người mất vì COVID-19, chuyến xe đang đưa họ về với thân nhân…

Chiều 8-8, chuyến xe từ Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh chạy hướng về Nhà tang lễ thành phố tại quận Bình Tân. Nơi đây được thành phố lập bàn thờ để tiếp nhận tro cốt của người dân không may mất vì COVID-19, sau hỏa táng, đưa về đây thắp nhang trước khi các quận huyện đến nhận.

Trong không gian trang nghiêm, một bàn thờ được lập nghi ngút khói hương, phía sau là nhiều chiếc bàn tròn có dán tên từng quận. Trên bàn, tro cốt của người dân mất vì COVID-19 được để trong hộp cactông tươm tất, gọn gàng. Trên mỗi hộp là thông tin người mất để các đơn vị tiếp nhận trao về đúng cho thân nhân.
Lặng lẽ… Thiếu tá Lê Trung Chánh - chủ nhiệm hậu cần kỹ thuật Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh - ký vào biên bản giao nhận. Từng hộp tro cốt của người dân được các chiến sĩ đưa lên xe.

[Hình: attachment.php?aid=14437]

Hôm nay, quận Bình Thạnh tiếp nhận thêm 14 hộp đựng tro cốt của những người dân không may mắn qua đời vì COVID-19 (7 hộp của quận Bình Thạnh và 7 hộp nhận giúp quận 10).

"Tự nhiên tới đây thấy buồn quá, thấy hộp tro cốt đồng bào mình để trên bàn mà xót xa. Mỗi chiếc bàn là người mất của từng quận huyện, bàn nào ít thì thấy nhẹ nhàng hơn, bàn nào nhiều hộp tự nhiên thấy nghẹn lại", thiếu tá Chánh chia sẻ.

[Hình: attachment.php?aid=14438]

Trên đường về, ba băng ghế sau dùng để hộp tro cốt của người dân, một chiếc sĩ ngồi rạp xuống sàn xe, hai tay vịn chắc các hộp tro cốt khi qua đoạn đường xóc. Sự chỉn chu, cẩn thận này họ đã được thành phố căn dặn trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Xe ghé vào Ban chỉ huy quân sự quận 10 để bàn giao phần tro cốt nhận giúp. Tại đây cũng đã chuẩn bị sẵn một bàn thờ trang trọng để thắp hương cho người mất trong lúc đợi thân nhân đến đưa về.

[Hình: attachment.php?aid=14439]

Nhận tro cốt mẹ mình, anh Danh Tấn Phát - ngụ quận 10 - cho biết mẹ anh mắc COVID-19 nhưng có bệnh nền nên không may qua đời. Chiều 8-8 anh lên trụ sở Ban chỉ huy quân sự quận 10 từ sớm để làm thủ tục đưa mẹ anh về thờ tự. "Buồn lắm, thật sự lúc này không biết phải nói gì cả. Cảm ơn chính quyền đã hỗ trợ đưa mẹ mình về…", anh Phát nghẹn ngào.

Chuyến xe hướng về quận Bình Thạnh trong chiều muộn, đường sá thành phố về chiều những ngày này vắng lặng, chỉ lác đác vài người hối hả về nhà trước 18h.

Đường vắng, xe vẫn chạy chầm chậm, người lái xe thi thoảng ghì thắng khi gặp phải đoạn đường có lằn giảm tốc để những hộp tro cốt trên xe không bị dằn xóc.

Xe về tới quận, sau các thủ tục sẽ bàn giao cho các phường chuyển đến thân nhân người mất thờ tự. Sau mỗi chuyến xe, ai cũng tâm tư lạ.

Nói rõ hơn về công tác này, thiếu tướng Phan Văn Xựng - chính ủy Bộ tư lệnh TP.HCM - cho biết đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với địa phương thực hiện nhiệm vụ đưa tro cốt người mất từ nơi hỏa táng về với thân nhân.


Nếu nhà nào cả gia đình đi cách ly thì sẽ để ở nơi trang trọng nhất ở cơ quan quân sự. Đồng thời Bộ tư lệnh cũng nhắc nhở anh em lo việc nhang khói và coi người mất như người thân của mình để có sự chu đáo, cẩn thận.

Ở góc độ địa phương, thượng tá Lê Xuân Hưng - chính trị viên Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh - cho biết quận nhận xong sẽ giao cho phường đi trao cho các gia đình. Những gia đình nào không có người để nhận sẽ lưu ở Ban chỉ huy quân sự quận thờ tự đợi người thân đến nhận.

Nếu gia đình chưa nhận được mà có nguyện vọng gửi vào chùa thì quận cũng đã liên hệ gửi vào chùa phường 26, quận Bình Thạnh để chùa tụng kinh theo nguyện vọng gia đình.

* * *

Chiều 7-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết lãnh đạo thành phố thống nhất chi phí hậu sự cho các trường hợp tử vong do COVID-19 sẽ được trích từ ngân sách thành phố. TP.HCM sẽ chuyển chi phí hỗ trợ hỏa táng cho bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tới các bệnh viện.

Theo ông Nên, Bộ tư lệnh TP.HCM sẽ tiếp nhận, thắp hương và chuyển giao các phần tro cốt của bệnh nhân COVID-19 tử vong đến từng gia đình một cách chu toàn nhất.

Đối với phần tro cốt mà gia đình chưa có điều kiện tiếp nhận, các chùa sẽ tạm lưu giữ và cầu siêu cho đến khi người thân tới nhận.

Trung tâm hỏa táng có trách nhiệm phối hợp chung, tuyệt đối không tự chuyển cốt về từng gia đình.

Liên quan đến ý kiến đề xuất tổ chức cầu siêu hoặc quốc tang cho người tử vong do COVID-19, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết đã tiếp nhận các góp ý này và sẽ báo cáo để xin ý kiến trung ương.

Trước đó, trao đổi riêng với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM - cho biết TP sẽ lo toàn bộ chi phí hậu sự cho người mất vì COVID-19, mức hỗ trợ là 17 triệu đồng mỗi trường hợp, trích từ ngân sách thành phố.

"Thành phố sẽ lo tất cả từ chi phí tẩm liệm, vận chuyển, hỏa thiêu, cho đến việc giao tro cốt cho người thân của người mất. Thành phố sẽ cố gắng lo công tác này chu toàn và trang nghiêm nhất cho người dân", ông Thắng khẳng định.

Theo ông Thắng, đối với người mất vì COVID-19 tại các bệnh viện, thành phố sẽ phân bổ ngân sách về cho Sở Y tế để sở chuyển cho các bệnh viện lo hậu sự. Đối với người không may qua đời tại nhà thì ngân sách sẽ phân bổ về các quận huyện, quận huyện phân bổ về phường xã để lo cho người dân.

Ông Thắng cũng cho biết chỉ cần có giấy chứng nhận người thân mất vì COVID-19, người nhà có thể làm thủ tục nhận lại ở địa phương.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
21-08-2021, 08:52 AM
Bài viết: #13
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
ĐÁNG RA ĐÃ CHẤM DỨT TIÊUĐỀ NÀYM HÔM NAY 21/08/21 đọc một bài viết của nhà báo ĐỨC HIỂN, THẤY ĐỦ BAO QUÁT TẤT CẢ THỰC TÌNH CỦA SAIGON BÂY GIỜ ,COPY LẠI VÌ ĐIỀU KG THỂ PHAI NHÒA TRONG KÝ ỨCcủa dân tp SAIGON

....

Thằng bé cao gần mét tám, nặng 80 kg hai tuần trước vào viện, hôm rồi được các anh bộ đội đưa hũ tro cốt về nhà.

Mấy ngày sau khi phát hiện dương tính với Covid, cậu sốt và được đưa vào bệnh viện dã chiến. Cậu trai trở nặng rất nhanh, nhưng ngay khi đó phòng cấp cứu bệnh viện cũng quá tải. Chiều muộn, cậu được đưa vào cấp cứu và thở máy. Tối, người nhà nhận được tin từ bệnh viện: "Bệnh nhân rất nặng, nhưng hiện không thể chuyển lên vì tuyến trên quá tải", mà thiếu giường thì việc chuyển viện cũng không giải quyết được gì.

Gần ba giờ sáng, sau hàng trăm cuộc gọi, Bệnh viện Đại học Y dược bố trí được một chỗ ở khoa cấp cứu và đồng ý nhận bệnh nhân. Cậu mất trên đường chuyển viện.

Thế nhưng, xong đám tang em, anh cậu bé nói với tôi: "Em ngủ chút rồi gọi điện cảm ơn các bác sĩ ở cả hai bệnh viện. Vào đó rồi mới thấy, họ quá vất vả". Tôi nghĩ, phải hiểu và cảm thông đến mức nào, người thân của bệnh nhân tử vong mới có thể hành xử được như vậy.

Mấy hôm sau, cũng người anh gửi ảnh cho tôi, "em nó được về trang nghiêm, chu đáo". Nhìn các anh bộ đội cầm dù che nắng đưa hũ tro cốt của em vào nhà, gia đình khóc vì thương con lẫn cảm động. Dịch giã và mất mát, nhưng họ cũng được an ủi phần nào.

Sài Gòn giờ đã quen không chỉ với tiếng còi xe cấp cứu, Sài Gòn cũng quen dần với mất mát. Đúng hơn là tâm thế đón nhận nỗi buồn đã khác, không còn quá sốc khi nó đến đột ngột.

Gần một tháng nay, tôi cũng nhiều lần phải chia buồn với bạn bè, đồng nghiệp bằng những dòng tin nhắn khi người thân của họ qua đời do Covid.

Tuần trước, ba giờ sáng tôi thức dậy. Bạn tôi nhắn tin nhờ hỏi liệu có thể nào vào nhìn mẹ lần cuối. Mẹ bạn ấy mất đầu hôm, tôi hứa "sẽ hỏi" nhưng sau đó cũng nói thật là không thể. Bác ấy mất vì Covid tại bệnh viện, việc chống lây nhiễm phải đặt cao hơn tình cảm và tâm linh.

Bạn tôi cũng như nhiều người, đành lấy ngày cả nhà đi cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 6 là lần cuối quây quần có mẹ. Tôi biết bạn thương mẹ như nào, và sẽ hẫng hụt đau đớn thế nào khi vài hôm nữa, hai anh bộ đội mang mẹ về nhà.

Phải chia buồn với hàng chục người gần như liên tiếp, đôi khi sự thành tâm cứ phải lặp lại nên người chia buồn cũng ngần ngại. Trước đây, có ai khi cha mẹ bạn mất mà bận không viếng, chúng tôi chọc "đến chia buồn mà cũng online". Giờ, tất cả đều chia buồn online, thành kính phân ưu online. Biết sao được, dịch vây tứ phía nên chỉ có thể ngậm ngùi rồi tập trung lo cho người sống đừng mất mát thêm.

Số F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng ở các quận huyện TP HCM. Có những vùng xanh hôm trước, hôm sau đã có người kêu khó thở và test nhanh dương tính. Những gì nên làm là chờ PCR tái khẳng định, gỡ bảng xanh để thay bằng bảng đỏ và tiếp tục ở nhà. Nếu bệnh không nguy quá, đừng đến bệnh viện. Bởi y bác sĩ đã quá tải rồi. Sự hốt hoảng và đến viện sẽ khiến ùn trên ùn dưới.

Thành phố cũng đã cố gắng. Các bệnh viện mới liên tục mở ra, các gói cứu trợ cũng thế. Các trung tâm cấp phát lương thực và hàng thiết yếu được lập, chính quyền nhiều phường tìm mọi cách để có nguồn hỗ trợ bà con. Một triệu "túi an sinh" đang được chuyển đến người nghèo. Thành phố cũng xin Trung ương hỗ trợ gấp 28.000 tỷ đồng và 142.000 tấn gạo để hỗ trợ 4,5 triệu người nhiều tháng qua mất thu nhập do dịch. Mong là những đề xuất này sẽ sớm được phê duyệt và giải ngân.

Câu chuyện quá tải bệnh viện những ngày qua trở thành vấn đề nhức nhối. Quá tải bệnh viện có một phần nguyên nhân do bí "đầu ra". Một số bệnh viện không có chức năng điều trị Covid nhưng không thể không tiếp nhận người cấp cứu. Khám sàng lọc, phát hiện dương tính thì liên hệ với các bệnh viện trong "tháp năm tầng" nhưng không được nhận, đành giữ bệnh nhân lại điều trị - giữ ở vùng đệm khi chưa tìm được tuyến trên cho bệnh nhân. Mô hình tháp năm tầng đã được đổi thành ba tầng để tăng cơ hội tiếp cận bệnh viện, "chia đôi bệnh viện" để có thể nhận nhiều bệnh nhân hơn.

Biến chủng Delta vô cảm, không sự chuẩn bị nào có thể coi là đủ. Sự quá tải đã được chính lãnh đạo Thành phố đánh giá từ cuối tháng trước và nỗ lực để cải thiện, ngành Y tế liên tục mở thêm chỗ thêm người, các phường lập những đội phản ứng nhanh, các đội thiện nguyện lập nhóm oxy 0 đồng, ATM oxy, trợ giúp F0 và hoạt động hết công suất...

Quá tải là có, mất mát là có. Nhiệm vụ quan trọng nhất, ngăn chặn số ca tử vong, đang đặt trên vai hệ thống y tế và chính quyền. Chúng ta, cả người bệnh nặng, F0 không triệu chứng, cả người đã khỏi và người may mắn chưa nhiễm có thể làm gì?

Ngành Y tế đã kêu gọi tình nguyện viên mọi miền tham gia chống dịch. Tôi nghĩ những F0 không triệu chứng cũng có thể vào viện chăm sóc người nhà để đỡ đần nhân viên y tế. Chúng ta có thể phát động một chiến dịch trên diện rộng: F0 giúp đỡ F0 - kêu gọi các F0 đã khỏi bệnh tham gia chống dịch cùng tuyến đầu.

TP HCM đang kêu gọi sự đồng lòng, chung sức của người dân trong trận chiến này. Ở yên trong nhà, cùng nhau tự quản và phát triển vùng xanh, thực hiện nghiêm 5K từ trong chính nhà mình, hợp tác tiêm vaccine khi tới lượt. Nhiều nhóm cộng đồng khắp Sài Gòn cũng đang giúp nhau tự theo dõi, chăm sóc F0, chở nhau đi cấp cứu và tăng cường các biện pháp chống dịch tại khu mình sống. Khuyến khích các F0 khỏi bệnh tham gia nhiều hơn vào hoạt động chống dịch cũng là một giải pháp trong lúc này.

Chức trách mỗi người tuy khác nhưng trách nhiệm xã hội thì ai cũng có. Những ngày này, làm gì cho nhau bớt buồn thì nên làm. Dù vẫn nhìn những chốt bảo vệ vùng xanh khi xung quanh đó là những vùng giăng dây, và nghĩ "chắc gì xanh", nhưng chúng vẫn khiến tôi dễ chịu, như hy vọng về một ngày mai an toàn hơn, khi vùng xanh mở rộng dần.

Dịch rồi sẽ qua, nhưng ký ức về nó thì không. Sẽ có những tin nhắn đêm khiến tôi nhớ bạn mình ba giờ sáng hỏi cách vào nhìn mẹ, nhớ những lời chia buồn online đã gửi. Sẽ có những chiều kẹt xe để nhớ ngày thành phố vắng hoe.

Mai này hết dịch, chúng ta đều sẽ khác. Có thể sẽ thản nhiên hơn, bình tĩnh hơn trước được mất, dễ chấp nhận hơn những thiệt thòi. Và sẽ nhớ rất nhiều những gì ta đã cùng nhau đi qua mùa hè 2021.

Đức Hiển
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (31-12-2021 01:14 AM)
31-12-2021, 01:18 AM
Bài viết: #14
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
Covic-19 da cuop di biet bao sinh mang con nguoi


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (18-10-2022 08:25 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS