Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
06-07-2021, 12:42 PM (Được chỉnh sửa: 07-07-2021 04:19 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
COPY LẠI XEM LÀ VẾT HẰN ĐẶC BIỆT CHO tp SAIGON

SAIGON CỦA TÔI

Saigon của tôi
chưa bao giờ biết quỵ
Ngả lăn kềnh, lại tự đứng lên
Bao giông tố, Saigon đã trải
Hà cớ chi một đợt ốm phải phiền.
Saigon của tôi
chưa bao giờ đánh tiếng
Ngại phiền láng giềng,
sợ nẫu ruột anh em
Dẫu có lúc đầy bão giông, khốn khó
Saigon tự cường, Saigon vẫn hiên ngang.
Saigon của tôi,
Giông bão vẫn trung cang
Dù đau thắt, chưa bao giờ thắc mắc:
"Cả nước đau, Saigon luôn có mặt
Nay gian nguy thủ túc nơi nào?"
Saigon của tôi
Gian khó sá là bao
Càng sóng lớn lại càng thêm mạnh mẽ
Cho ngày mai Saigon trở khỏe,
Vẫn ngọt ngào và vẫn bao dung.
Saigon của tôi rồi sẽ lại sáng bừng
Lại gồng gánh, giúp đệ huynh thủ túc
Để từng phút, Saigon luôn túc trực
Khi bạn bè cần, làng xóm lâm nguy.


Nhà thơ Đặng Tường Vi hiện đang sinh sống tại Pháp đã hồi hộp chia sẻ những những cảm xúc của mình, mong cho dịch chóng qua để TP HCM sớm quay lại cảnh thanh bình, mọi người được thưởng thức cà phê vỉa hè... Thơ chị viết theo cấu trúc 1-2-3 bằng 2 thứ tiếng Việt-Pháp.

1- ĐỒNG HỒ SINH HỌC LÀM TÔI TỈNH GIẤC

Tôi mở báo ra xem, hôm nay Covid về đâu?
Sinh trưởng thế nào? Đi qua bao thôn xóm?

Tôi đếm từng con số bệnh nhân
Chủng biến thể, biểu đồ hình sin leo dốc, mặt tôi đổi sắc
Một nỗi buồn không tên... tôi là người Gò Vấp.

L’HORLOGE BIOLOGIQUE ME TIENT ÉVEILÉ

Feuilletant les nouvelles au quotidien, où en est-il, l'abominable covid?
Comment grandir? De village en village à la croisée des chemins

Ô combien de patients en nombre incontrôlable
À une échelle grimpant en flèche, mon visage bifurque à couleur de l'eau pâle
Une tristesse sans nom. Je suis de Go Vap.

2/ SÀI GÒN ỐM KHÔNG CAFE VỈA HÈ

Không ẩm thực, không trà tam rượu tứ
Trái tim Sài Gòn mệt chờ phục hồi, chờ năng lượng mới

Sài Gòn kiêu sa như cô gái trẻ mãi không già
Lần đầu ốm, không hẹn hò, lặng im nghe đất thở
Quý ngày bình yên nụ cười nắng trong, tô vàng áo lụa.

Ô SAIGON EST SOUFFRANT, VIDANT SES TERRASSES DES HOMMES

Une misère au coeur des gens.Ni vin, ni thé, ni café.
Saigon ait son coeur dans toute sa sombreur. Mais Saigon toujours là, debout haut de ses talons attend son heure prête de reconquête

Saigon pays de gloire escompte toujours sa renaissance, elle est tout comme une fille intemporelle de sa beauté angélique
Malade pour la première fois, pas de rendez-vous, écoutant silenciesement la terre respirer
Ce, chérissez-vous les gens avec sérénité une journée amplement ensoleillée dans sa robe belle de soie est.

3/ LÁNG GIỀNG BỖNG QUÁ XA XÔI

Phong tỏa, kéo khoảng cách không gian dài vô tận
Facebook và láng giềng, tuy xa mà gần, tuy gần mà xa

Con người gắn liền mạng ảo, hạnh phúc nói cười, nhân đôi
Cổng thông tin bao trùm trái đất, tình như máu mủ
Không tay bắt mặt mừng nhưng không ngừng chia sẻ.

LE VOISIN EST DEPUIS SI LOINTAIN

Blocus, étends l'espace à l'infini
Facebook et voisins, bien que loin mais proche, bien que proche mais loin

Les humains sont attachés à un réseau virtuel, parlant et riant joyeusement, doublant
Le portail d’information couvre la terre, l’amour familiale
Sans joyeuse poignée de main mais n'arrête pas de partager.

4/ AI CÓ THẤY LỢI DANH CHÌM NỔI?

Bọt bóng căng tròn, bọt bóng vỡ tan
Mây lang thang, gió phiêu lãng, đời tròn tấc gang

Mở rương tài sản đổi lấy chiếc vé hồi sinh
Bác sĩ lắc đầu, thần dược không người bán, tuyệt vọng
Rương tài sản rơi, đôi tay buông thõng, lợi danh về trời.

PLEURENT LA CÉLÉBRITÉ ET LA RICHESSE

Rondes les bulles et noires brisées
Nuages errants, vent aventureux, que la vie est un cercle rond

Déverrouillage la richesse et célèbrité en soi les supplier une source de résurrection
Le savant crie au désespoir. Ô ciel, la potion magique est introuvable
Le coffre au trésor est tombé, les mains se sont relâchées et la célébrité est allée au ciel.

01/06/21

KHI SAIGON BỊ THƯƠNG

Tôi thấy rất ít cánh tay của mọi miền chia sẻ
Thành phố những ngày này có nhiều sức mẻ
Thân thể con hổ cường tráng, quật cường kia cũng có lúc đứ đừ
Trong ánh nhìn nhiều người Sài gon đủ đầy thừa thải có dư
Là mặc định làm anh phải dang tay nâng đở
Khi miền Trung mưa lũ kéo về sạt lở
Thì anh lớn Sài gon phải chở nặng sớt chia
Khi miền Bắc bão chìm trong rét lạnh đêm khuya
Saigon cũng phải đầm đìa góp sức
Nhưng rồi những ngày thành phố này da sần lên đau nhức
Rất ít những cánh tay đưa lên
Đó không phải là lý do để biện hộ
Mà chỉ vì thấm sâu trong bộ nảo, trong tâm hồn loang lổ
Người ta mặc định nghĩ rằng mình làm em chỉ nhận
Cho đi ...là thứ không cần
Con rồng nào rồi cũng có lúc phải bong gân
Cần ngơi nghỉ, cần vuốt ve chăm sóc
Cần thấu hiểu, sẽ chia sau một đời cực nhọc
Để mà ủi an
Những ngày này tôi nhìn Saigon
Thành phố vắng lổ loang
Nhìn thấy bạn bè tôi dần đuối sức
Nhìn thấy...chỉ cần biết hiểu biết thương là đau nhức đủ ủi an rồi


SAIGON ,Thành phố sẽ vượt qua
SẼ LẠI VƯƠN VAI GÁNH GỒNG CHO HẾT THẢY

(bài thơ của một bạn ngành y tp Saigon cho chút bùi ngùi cảm thán khi nghỉ tp ta khác chi anh bạn siêu đại cường chỉ có thể tự mình chống chọi ....khi gặp khó khăn, nhưng hy vọng sẽ trở lại giống như anh ấy))
THANK YOU
06-07-2021, 02:00 PM
Bài viết: #2
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
Khi Sài Gòn trở bệnh…

Sài Gòn, ngày giãn cách đầu tiên.

Dù lo lắng nhưng cả nhà vẫn vui vẻ, lên kế hoạch mua sắm đồ ăn, trang thiết bị tập thể dục để 2 tuần tới ở nhà sẽ không lãng phí. Mỗi người chọn một bộ phim, một cuốn sách, một liệu trình thể dục thể thao, detox hay một loạt các công thức mới để chinh phục. Dù lo lắng, nhưng ai cũng lạc quan và cố gắng thích nghi hết mức có thể với mùa giãn cách thứ 2 này.

Ngày giãn cách thứ 14.

Số ca bệnh vẫn tăng đều mỗi ngày. Ổ dịch Hội truyền giáo Phục hưng vừa dập thành công, lại liên tiếp những ổ dịch mới và chuỗi lây nhiễm không nguồn gốc ngoài cộng đồng. Những bộ phim đã xem gần hết, thực đơn ăn uống bắt đầu trở nên nhàm chán. Niềm vui lớn nhất mỗi ngày là được ra ngoài chạy bộ hoặc đạp xe hít thở khí trời. Mọi người đều hồi hộp nín thở chờ đợi, bởi cuối ngày hôm nay, Sài Gòn sẽ thông báo liệu có tiếp tục giãn cách hay không? Bầu không khí bắt đầu nặng nề hơn khi nghĩ đến những tuần sắp tới. Lòng trộm nghĩ về việc giãn cách theo chỉ thị 16 luôn cho rồi để chấm dứt dịch thật sớm, nhưng rồi lại chạnh lòng nghĩ đến những người lao động ngoài kia. Kỳ giãn cách của mình dễ chịu đến thế, nhưng còn họ thì phải sống thế nào nếu mọi thứ siết chặt hơn?

Ngày giãn cách thứ 30.

Ở nhà cả ngày cảm giác đầu óc như đóng băng. Phim hay đến đâu cũng không còn muốn xem, sách hay đến đâu cũng chẳng muốn đọc. Ngồi trước máy tính cố làm việc mà chẳng thể tập trung. Hôm nay, Sài Gòn tiếp tục là thành phố ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất cả nước với 249 ca nhiễm. Đường phố vắng hơn cả Tết. Buổi tối quanh chung cư, cả con phố ở bình thường sầm uất là thế, nay vắng tanh không một bóng người. Cửa tiệm đóng hết, im lìm và buồn bã. Giữa con phố tối om, một xe bánh mì nhỏ vẫn cố gắng gượng mở cửa dù biết khách hôm nay sẽ chẳng có là bao. Đâu đó trước một tòa nhà, hai ba anh shipper và xe ôm công nghệ ngồi trong bóng tối, chờ đợi một tiếng báo có khách gọi. Lại buồn bã nghĩ mình có quyền gì mà được thấy buồn chán hay bí bách. Ở ngoài kia, người ta còn cùng quẫn hơn khi bị đại dịch xoay vần.

Sài Gòn những ngày này thật buồn. Mỗi ngày lại là những kỷ lục mới, những con số xô đổ kỷ lục cũ. 2000 ca, nhanh chóng là 3000, mới hôm trước 4000, chưa đầy 1 tuần con số đã là vượt 5000 và hôm nay đã thành là tâm dịch với số nhiềm nhất nước .

Nhưng những con số cũng chỉ là những con số, chúng chỉ là một sự báo cáo khô khan và bề ngoài. Khó khăn nằm trong những câu chuyện kể, trong nỗi lo lắng của người Sài Gòn khi bước ra đường, trong đôi mắt buồn bã của một người bán hàng rong. Dù có mạnh mẽ và kiên cường đến đâu, thì lúc này đây, Sài Gòn đang bị ốm. Sài Gòn đã trở thành tâm dịch lớn nhất trong thời điểm hiện tại. Người Sài Gòn hay dân tứ xứ sống ở Sài Gòn, đều cùng đang gồng mình chống chọi với những khó khăn mùa dịch. Người ít, người nhiều. Nhưng khó khăn đều là khó khăn, và rất nhiều nơi trong thành phố này, người ta thậm chí đang bế tắc cùng đường.

Với tất cả những tình cảm mến thương Sài Gòn đã dành cho đất nước, đây là lúc, cả đất nước nên hướng về Sài Gòn.
Đồng Tháp gửi đến Sài Gòn khoai lang tím, Vĩnh Long gửi về rau củ và gạo, Long An, Đà Lạt cũng gửi về những thùng nông sản tươi ngon, Quảng Bình gửi nửa tấn cá nục tươi đã được làm sạch và 20.000 suất ăn… Toàn những thức quà quê hương đơn giản nhưng đong đầy yêu thương đến thế!
Rồi thì những khoản đóng góp vật chất nho nhỏ cũng được gửi về. Có nơi thì 500 triệu, có nơi lại 1 tỷ đồng, Hải Phòng, Đà Nẵng gửi 10 tỷ. Đồng bào ở Quảng Nam gửi 2 tỷ, Quảng Ngãi gửi 1 tỷ… Miền Trung nhớ lắm những ngày bão lũ, người Sài Gòn cũng hò nhau quyên góp, ủng hộ cho “khúc ruột” của đất nước. Lúc khó khăn này, Sài Gòn cũng là khúc ruột, cả nước cùng xót, cùng thương, nên cũng cùng “tổng chi viện” dù ít dù nhiều.

Đầu đợt dịch thứ 4, khi Sài Gòn mới bước vào những ngày giãn cách đầu tiên, có một câu chuyện rất đẹp thế này. Ấy là ở quận 12, khi một tổ dân phố bị chăng dây phong tỏa, UBND đã gửi tặng 12 hộ dân trong đó, mỗi hộ một cây táo để trồng trong lúc giãn cách, chờ cây táo nở hoa. Nghe xong câu chuyện, thấy sao mà đúng là chỉ có ở Sài Gòn! Vừa tưng tửng, vừa đáng yêu, vừa lạc quan và mến thương đến thế. Lại nhớ đến câu thơ của Lưu Quang Vũ, thật là một câu thơ đẹp để chúng ta nhắc nhau về những điều tử tế vẫn đang âm thầm lan tỏa khắp thành phố này, dẫu là giữa trời nắng ấm hay mưa giông, giữa đời thường nhộn nhịp hay những ngày thật khó khăn:

“Nếu cuộc đời toàn chuyện xấu xa,

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước lại trong veo đến thế?”

Sài Gòn hãy cứ tin vào những cây táo nở hoa, hãy cứ mạnh mẽ kiên cường vượt qua cơn bão này. Khó khăn đến mấy, cả đất nước cũng sẽ cùng nhau trở thành bờ vai để Sài Gòn yên tâm dựa vào. Cơn ốm dù dài hay ngắn cũng sẽ qua đi, để lại một Sài Gòn nhộn nhịp, vui tươi và hào sảng như Sài Gòn vẫn luôn là, Sài Gòn nhé!
THANK YOU
06-07-2021, 05:28 PM
Bài viết: #3
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
Mấy ngày qua, thấy ào ào những bài viết tranh cãi về đoàn 300 sinh viên tình nguyện Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương vào TP. HCM chống dịch.

Thực lòng, chỉ vì những chuệch choạc ngày đầu tình nguyện mà lòng người dễ chia rẽ đến thế. Trong đại dịch, càng phải đoàn kết, yêu thương nhau thì mới thắng được.

Cũng cần lắm cả sự thấu hiểu để biết bỏ qua những sai sót do thiếu tinh tế, thiếu sự nhạy cảm của một vài cá nhân, thậm chí của cả một tổ chức, một doanh nghiệp. Biết bỏ qua để nhìn thấy bản chất của câu chuyện mà trân trọng, mà yêu thương.

Đó là nghĩa tình tương thân tương ái giữa người với người chung dòng máu Việt trên khắp dải đất hình chữ S, không phân biệt vùng miền, không ngần ngại hiểm nguy đi thẳng vào tâm dịch để làm việc.

Đó là tấm lòng thiện nguyện của các doanh nghiệp, thương cho TP.HCM đã làm mọi cách mà dịch vẫn không giảm, xắn tay vào tìm cách hỗ trợ.

Trong quá trình đó, có chuyện này chuyện kia xảy ra, do không hiểu văn hoá địa phương, lỡ nói một câu, hay lỡ viết gì đó “quá lên”, thì cũng không nên vì thế tự ái rùm beng, kỳ thị rồi phủ nhận cái tâm của đoàn tình nguyện, của doanh nghiệp chứ.

Chuyện lẽ ra chẳng nên “phóng to” thế.

Tóm lược là thế này:

TP.HCM gồng mình chống dịch với những con số ca nhiễm mới vẫn liên tục tăng mạnh qua các ngày. Kể từ khi có ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên ngày 18/5, thành phố này đã có tổng cộng hơn 6.000 ca nhiễm Covid-19. Mỗi ngày lại có khoảng 200 ca mắc mới, có hôm tăng thêm hơn 500 ca, đưa thành phố rơi vào tình trạng nặng nhất trong 3 kịch bản ứng phó với đại dịch được dự báo.

Lực lượng y tế của thành phố hoạt động hết công suất. Thách thức lớn nhất là phải truy vết được các ổ dịch trong cộng đồng, điều tra dịch tễ F0 trong 1 giờ, phải làm sao trong thời gian ngắn nhất, xét nghiệm toàn thành phố với 10 triệu mẫu, tiêm vắc xin sớm nhất có thể.

Do đó, TP.HCM cần tình nguyện viên là tất yếu. Hàng nghìn người tình nguyện từ khắp mọi miền, trong đó đương nhiên có các sinh viên trường y đã xung phong lên đường. Những công việc đơn giản như lấy mẫu… cần một lực lượng lớn để triển khai nhanh chóng.

Thế nhưng, chỉ vì những lỗi sơ đẳng trong truyền thông và công tác phối hợp giữa các bên, các em sinh viên tình nguyện lãnh đủ hậu quả.

Tập đoàn Vingroup huy động 4000 nhân viên trong hệ thống, gồm chủ yếu là nhân sự của Vinpearl, Vinhomes, Vinmec, những người quen làm dịch vụ chăm sóc, để đưa vào TP.HCM hỗ trợ đợt lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng lần này.

300 sinh viên Hải Dương vào TP.HCM tình nguyện là do Bộ Y tế huy động vào hỗ trợ. Đây là những người có chuyên môn, rất nhiều trong số đó từng tham gia hỗ trợ chống dịch tại Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang từ đầu năm đến nay.

Hai đoàn này vào TP.HCM cùng thời điểm. Trong đó, đoàn của Vingroup đa phần không có chuyên môn về y tế, nên để hỗ trợ huấn luyện, đào tạo các kỹ năng cơ bản, ngoài các nhân viên y tế của Vinmec, tập đoàn này có đặt vấn đề ghép chung với đoàn Hải Dương, để đoàn Hải Dương tham gia huấn luyện luôn cho các tình nguyện viên của Vingroup rồi cùng tham gia hỗ trợ dịch cho thành phố.

Cùng lúc đó, Vietnam Airlines và Saigon Tourist là 2 đơn vị cũng hỗ trợ đoàn 300 sinh viên tình nguyện Hải Dương trong đợt này. Nơi cho chuyến bay, nơi cho chỗ nghỉ.

Thế nhưng, chuyện đi lại, ăn ở đó lại được 2 doanh nghiệp gửi đi những thông điệp truyền thông hoành tráng quá, long lanh quá nên thành ra… phản cảm.

Đó là những hình ảnh đưa đón ở sân bay, giơ tay thề quyết tâm trên máy bay với hình ảnh ví von “mở đường Hồ Chí Minh trên không để chi viện cho chiến trường miền Nam”. Đó là thông tin đoàn sinh viên được ở khách sạn 4 sao, 5 sao như thể được chăm sóc đãi ngộ “đến tận chân răng”.

Một nick name (sau này được xác minh không phải của đoàn sinh viên tình nguyện Hải Dương) cũng đăng lên mạng xã hội hô hào “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Những hình ảnh truyền thông quá đà này đã vô tình đặt ra sự so sánh đối trọng với thực trạng đầy vất vả, cực nhọc của đội ngũ các y bác sĩ và hàng nghìn tình nguyện viên khác đã ngày đêm chống chọi dịch bệnh suốt cả tháng qua ở TP.HCM. Chắc chắn, họ không hề “được ở” khách sạn 5 sao.

Một chuyến bay, một nơi nghỉ lẽ ra là chuyện bình thường nhưng cuối cùng trở thành không bình thường, thậm chí là lố bịch.

Cộng hưởng với điều đó, công tác phối hợp giữa chỉ huy của đoàn tình nguyện, của doanh nghiệp và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, sở Y tế, ban ngành thành phố lại có độ “vênh nhau”.

Người dân được hẹn 13h để lấy mẫu, nhưng phải chờ đến tận 19h mới bắt đầu làm. Đã đến muộn, các sinh viên lại nói, đồ bảo hộ không đạt cấp 4 như ở Bắc Giang, sợ không an toàn nên không làm mà đi về. Với diễn biến đó, các em sinh viên lập tức bị gọi là chảnh chọe.

Thực tế là, các em sinh viên này đến TP.HCM lúc 9h. Phải lang thang lòng vòng đội nắng mãi rồi đến 12h mới được ăn trưa. Hẹn dân 13h lấy mẫu thì 14h, mới có xe của ban tổ chức đến đón đoàn. 15h đến địa điểm, cả đoàn chờ đợi đến tận 19h mới có vật tư lấy mẫu.

Tới lúc đó, khi thấy bộ đồ bảo hộ không đảm bảo an toàn theo cấp 4, chỉ huy đoàn yêu cầu không làm, các em sinh viên phải tuân thủ theo. Trước khi đi, các em đã được tập huấn rất rõ về việc phải bảo vệ bản thân không bị lây nhiễm trước khi giúp người khác. Việc cẩn trọng là hiển nhiên.

Hậu quả, cơn giận dữ của nhiều người nhân danh người Sài Gòn bùng lên. Trên mạng xã hội, người ta viết những dòng hờn dỗi, mỉa mai, chửi bới đầy kỳ thị vùng miền, thậm chí, còn quy chụp sinh viên vào đây chỉ du lịch…

Lúc bấy giờ, chuyến bay và câu chuyện ở khách sạn 5 sao lập tức được “đào bới”. Mùa dịch giãn cách xã hội, những khách sạn 4 sao, 5 sao để trống, được huy động cho tình nguyện viên là lẽ bình thường, bỗng bị “soi xét”.

Cuối cùng, các em sinh viên tình nguyện bỗng trở thành tâm điểm “kỳ thị”, bỗng như “tội đồ” của chiến dịch truyền thông quá lố và sự lệnh pha trong công tác phối hợp của các nhà tổ chức.

Thế mà đến nay, mới chỉ có Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lên tiếng! Giữa những ồn ào này, người ta vẫn chưa thấy tiếng nói của cơ quan chức năng, cơ quan quản lý như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM, hay Sở Y tế lên tiếng tường minh!

Qua câu chuyện này mới thấy, làm tình nguyện cũng như làm từ thiện, luôn đứng trước nhiều rủi ro, nhạy cảm. Bản chất, những hoạt động tình nguyên luôn mang ý nghĩa đẹp và nhân văn, là làm lan tỏa những yêu thương, là đáng được chào đón ở mọi nơi.

Nhưng chỉ sơ sẩy chút xíu trong lời nói, trong hành xử, không chuyên nghiệp trong phối hợp tổ chức, là méo mó hết ý nghĩa của việc tình nguyện. Sai 1 ly, đi 1 dặm.

Trong đại dịch, các doanh nghiệp muốn làm công tác xã hội là đáng trân quý. Nhưng cũng không nên tranh thủ quá những việc thiện nguyện ấy để làm truyền thông thương hiệu, khoe thành tích lúc này. Làm truyền thông trên đau thương, dịch bệnh là thứ truyền thông vô cảm. Để những bài viết khoa trương, đại ngôn, thiếu sự nhạy cảm về lịch sử, văn hóa được đăng lên chỉ khiến lòng dân thêm “bất bình”.

Buồn thêm một việc nữa, tâm lý kỳ thị vùng miền vẫn tiềm ẩn đâu đó. Chỉ chờ có cơ hội hé ra là lại bùng lên như vô thức. Thứ tâm lý ấy đã làm xấu đi hình ảnh người Sài Gòn hào sảng bao lâu nay.
(vnnet)
THANK YOU
09-07-2021, 06:45 AM
Bài viết: #4
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
NGÀY ĐẦU GIẢN CÁCH tp SAIGON theo chỉ thị16 NGHIÊM

5h sáng 09/7/21 nghe tiếng xe lấy rác quen thuộc trong một vắng vẻ hơn ngày thường , thời gian về trước thật khó phân biệt tiếng xe lấy rác khi bị trộn lẩn nhiều âm thanh xe khác.
VẮNG IM HÒA LẨN TIẾNG MƯA TÍ TÁCH do triểu chứng của áp thấp nhiệt đới xảy ra ở miền Bắc trong cơn dịch khủng tại tp Saigon.
Âm thanh im vắng đặc biệt không mong muốn phải bị kéo dài, nó thật khác hẳn cảm nhận vời cái vắng ngày mùng một tết hàng năm.
Cái vắng mà người già dể cảm nhận bằng sự trỉu nặng về 2 chử AN & LẠC, GIÀU hay KHỎE MẠNH, LIVE or DIE.
Vắng vì ở ngay cái khung cảnh mà ngày thường vốn nằm trong trục 3 con đường vào tp đông và luôn kẹt xe nhất, nơi dù có cầu vượt đường ĐBP to ngang hay trục một chiều ĐBL với đg cắt ngang BĐ kéo dài XVNT.Nơi mà 10phút là nghe tiếng xe cứu câp chạy qua, giờ chỉ rỏ nhật là tiếng xe này với mật độ dầy hơn!

CẢM NGHỈ, lnhung phải thế. Không thể đùa với dịch, thà KHó thời gian ngắn hơn Sống trong lo âu hồi hộp kg riêng cho mình mà cả cho gia đình , cho xã hội.
THANK YOU
10-07-2021, 12:05 PM (Được chỉnh sửa: 10-07-2021 05:11 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #5
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
GHI NHẬN TỪ các báo online

A/
"Có những điều tử tế nhỏ nhoi mang lại niềm vui cả người cho và người nhận… Mình tiếp tục vắt sữa gửi xuống cho bé đây!". Nằm ở nhà, đọc đến những dòng cảm xúc từ trang Facebook cá nhân của bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy .
"Sài Gòn đau lòng quá! Nhớ con trai vô bờ bến! Chỉ là vắt sữa rồi đổ bỏ…".
Con vừa hơn 10 tháng tuổi đã xa mẹ, thương quá em ạ. Tất cả vì nhiệm vụ, vì những bệnh nhân đang cần em, cần những màu áo trắng.

"Bà mẹ đi chợ tiếp xúc với F0 hồi nào không hay rồi nhiễm bệnh, lây luôn cho chồng và hai đứa con. Người mẹ suy hô hấp nặng nằm bên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Ông bố và hai đứa con nhỏ, đứa 7 tháng, đứa 25 tháng thì chuyển qua Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương.

Nhìn vô ai cũng xót thương, nên đồng nghiệp mình sắp xếp chỗ ngon nhất trong khoa cho 3 bố con nằm chung. Ông bố cũng phải thở oxy, vẻ mặt tiều tụy mệt mỏi nhưng phải ráng gồng mình vì hai đứa con, vì vợ thật xót xa.

Đồng nghiệp mình thay phiên phụ pha sữa, phụ thay tã, phụ cho thằng anh ăn, phụ bế và phụ tắm 2 bé cho ông bố tranh thủ bước xuống giường vươn vai tại chỗ, rồi tiếp tục nằm với cái mũi gắn oxy.

Con bé mới 7 tháng mà ngoan thấy thương, bú no là nằm ngủ ngon lành dưới chân bố, thằng anh thì tha hồ lăn lộn trên giường bên cạnh. Mình nghe tin có em bé nhỏ thì vắt sữa xong mình để dành mang cho bé".

B/

Bác sĩ Lê Ngọc Diệp, đang công tác tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), vừa chia sẻ câu chuyện xúc động trên trang Facebook cá nhân của mình.

Theo đó, khoảng 0h ngày 31/5, bác sĩ Diệp có việc vào khu làm nhiệm vụ của các đồng nghiệp ở quận Gò Vấp nên đã đặt GrabBike. Trên đường đi, chị nghe tài xế buột miệng than thở, rằng còn 3 cuốc nữa là được thưởng mà không kịp rồi!.

Khi đến nơi, chị trả tiền thì anh tài xế từ chối, kéo ga định băng đi. Nữ bác sĩ nắm áo và cố gắng đưa bằng được, tài xế đáp lại: "Nhận tiền lúc này của bác sĩ là em có tội với Tổ quốc, chị đừng bắt em có tội với Tổ quốc".

“Hành động của tài xế và câu nói khiến tôi rất cảm động, anh rất dễ thương. Đồng nghiệp của tôi ở rất nhiều nơi đang phải rất nỗ lực chống dịch, có những người dân họ hiểu và chia sẻ như vậy thì những người trong ngành y cảm thấy rất là ấm áp, hạnh phúc.

Đó cũng là tình cảm của người dân, tôi cảm thấy mình như được tiếp thêm động lực làm việc, tiếp thêm năng lượng tích cực cho những y bác sĩ đang ngày đêm gồng mình tại các điểm dịch”, nữ bác sĩ nói.

C/

Có một cảm giác thật lạ khi cái thành phố lúc nào cũng được nhớ đến với cái không khí gấp gáp, sôi động nay lại chìm vào một sự im lìm, buồn bã. Cuộc sống như ngưng đọng trên những con đường vốn tấp nập.
Dưới những tán me dọc phố Lý Tự Trọng, dưới những tán cây dầu cổ thụ bên cạnh Nhà Thờ Đức Bà, hay xa xa phía nóc hầm Thủ Thiêm chốn lãng mạn cho những chiều ngồi ngắm hoàng hôn, đâu đâu cũng chợt mất đi nhịp sống mỗi ngày, trống vắng hổng quen xíu nào. Lâu rồi, thành phố mới “bệnh” như vậy, nằm một chỗ hổng đi đâu được, hổng quen xíu nào. Sài Gòn đợt này trở bệnh ngó dữ quá, quanh năm phố thị náo nhiệt, sôi động bao nhiêu, bi chừ hiu quạnh bấy nhiêu. Người ta nhớ mấy ngả tư kẹt cứng mỗi chiều tan tầm, nhớ những trưa nắng chưa kịp rọi trên vai thì dính liền cơn mưa chốc lát, nhớ những buổi chiều chạy đua với ánh mặt trời dọc Đại Lộ Đông Tây, hay chăng nhớ những vòng xe bất chợt rẽ đủ hướng Sài Gòn, phía sau chở người thương, nói kể dăm chuyện đời. Ngày ba lần, người Sài Gòn nín thở xem hôm nay có thêm ca nhiễm dịch nào nữa không. Ngày trước bon bon chạy khắp chốn Sài Gòn, từ Nhà Bè qua tuốt Gò Vấp, từ Thủ Đức băng băng miết tới Bình Tân, dậy chớ ngó gần xịt. tự nhiên thấy thành phố thân thuộc sao phải “băng bó" nhiều chỗ quá, muốn đến thăm chốn này chốn kia coi ngó phố thị cũng khó dường nào.Ừ thì, giờ hổng mong gì cao xa, chỉ mong được như bình thường lại như mọi ngày, kẹt xe mấy cũng được, nắng mưa thất thường mấy cũng được, áp lực cuộc đời mấy cũng được, miễn hổng thấy Sài Gòn “bệnh" nặng thêm, hổng phải thấp thỏm vì thấy chăng dây khắp chung cư, hay bản tin làm thổn thức mỗi sớm.
Thương Sài Gòn, thương cho chính chúng ta những người không được ra đường, nhưng thương nhất vẫn là những người mưu sinh ngoài phố thị kia, thương mấy cô mấy dì hàng rong dưới mái dù cũ, thương chú hủ tíu gõ sau xe mì hẩm hiu, thương cô lượm ve chai, chú bán vé số. Phải khi dịch đến, người ta mới thấy được mình thiệt may mắn khi còn được ở nhà dãn cách, còn đủ ba bữa no. Thành phố hai mùa mưa nắng trước giờ vẫn bao dung, che chở biết bao người, giờ thành phố đổ bênh, những người “lấy phố làm nhà”, nhọc nhằn bám đường mưu sinh biết đi về đâu? Thành phố hai mùa mưa nắng trước giờ vẫn bao dung, chở che cho biết bao người, giờ thành phố ốm rồi, những người “lấy phố làm nhà”, nhọc nhằn bám đường mưu sinh biết đi về đâu?
Thành phố bệnh ngó rõ buồn, thiếu vắng tiếng người, tiếng xe dọc lối, chỉ thi thoảng hiu hắt dưới mấy trụ đèn đường là những người không nhà, mưu sinh đây đó, chống chọi qua mớ khó khăn chất chồng này. “ Hạnh phúc là gì?”“May nhất” là khi được san sẻ với nhau, chờ thành phố “khỏe” lại rồi cuộc sống của ai cũng ổn. Rồi sẽ ổn thôi, phải hông Sài Gòn?
Sài Gòn chốn bao dung, bao người tứ xứ lên đây kẻ mong đổi đời, người xây giấc mơ bởi lẽ không đâu dễ sống dễ thở bằng chốn này. Nay thiếu tiền cô bánh mì đầu hẻm, “hổng sao, bữa sau bây trả cô cũng được”, bữa mưa xối xả, có anh kia dừng đèn đỏ vội đứa áo mưa cho gia đình ba người đang đầu trần trên chiếc xe máy, bất giác ấm lòng quá đỗi. Ở thành phố này, hổng lo chạy từng bữa cơm, có khó khăn là mỗi người xúm lại một chút. Người ta cứ nói, ở thành phố nào đâu nghĩa tình như dưới quê. Ấy vậy mà nghe , hôm vừa rồi có một tòa nhà bị phong tỏa, căng dây tứ bề, người bên trong sợ hãi, người ngoài lo lắng. Thế rồi sáng hôm sau, hổng ai bảo ai, người dân từ mấy tòa nhà còn lại mang đồ đến trước sảnh tòa nhà bị phong tỏa, đồ ăn thức uống, khẩu trang nước sát khuẩn chẳng thiếu gì. Ai thiếu thì lấy, ai cần cứ mang đi, đồ ăn có thể hết nhưng nghĩa tình trong hoạn nạn hổng vơi đi chút nào. Thành phố dễ sống vì con người biết sống với nhau sao cho dễ chịu, dễ thương. Hổng ai mong phố thị phải dãn cách, dãy nhà mình bị phong tỏa nhưng đi qua những ngày tháng như vậy, mới biết cái tình người nơi đây, chòm xóm quanh mình ngó thân thương chừng nào.
Những cuốc xe chở bác sĩ tới khu vực hỗ trợ dịch mà tài xế chẳng lấy tiền, “nhận tiền của bác sĩ là em có tội với Tổ quốc”, rồi cả chuyện bà mẹ dặn con ngồi ngoan để bác sĩ lấy xét nghiệm, nay bác sĩ cũng mệt lắm rồi.

Mùa dịch khiến người ta nhận ra rằng, cuộc sống bình thường cũng là một điều phi thường với không ít người. “Phi thường” là khi tháng này vẫn có đủ lương, nhà máy không phải đóng cửa vì dịch, phi thường là bữa nay vẫn mua được thức ăn cho cả nhà, vẫn trụ được tiền thuê nhà mà không phải khất tháng sau, vẫn có đủ tiền đóng học cho con khi năm học sắp tới. Thương Sài Gòn ốm, thương cả những người đang lao đao, quay quắt vì dịch.
THANK YOU
11-07-2021, 11:43 AM
Bài viết: #6
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
GHI NHẬN NGƯỜI TRONG CUỘC( my daughter)

Sài Gòn cùng đẩy nhau!

Mình viết những dòng này sau một vài ngày mệt mỏi, đến cái chuyện tiếp xúc với người thân cũng dè dặt.
Hôm qua giữa hai buổi làm nhiệm vụ kỳ thi THPT, mình chạy về dù chỉ có hơn một đồng hồ ngắn ngủi. Lý do dễ hiểu là suốt buổi, mình không dám lột hai lớp khẩu trang, lột kiếng để uống nước, không dám mở sự đề phòng và rửa cồn đến hai cái tay thô ráp.
Đi ngang chợ Bình Tây, xe mình bung sên và đứng yên. Xung quanh là từng dòng người mua sắm tất bật, từng chuyến hàng hóa thảy mạnh qua cọng dây "khoảng cách" giăng tạm.
Một chị chạy ngang: "Hết xăng hả, chạy mua dùm cho, đứng đây đi". Chị kín mít và phía sau là tấm kê sắt chở hàng.
Chú xe ôm góc đường với từ phía xa:" Gần có chỗ sửa rồi, xíu thôi".
Một chú Ninja chở hàng:"Leo lên, đẩy cho. Trời, cứ ngồi lo thắng, yên tâm đi, không té đâu". Mình và chú không biết nhau sau qua 4 lớp phòng thủ. Chỉ có mình là váy áo sơmi và chú là bộ đồ chở hàng cồng kềnh phí sau. "Mèn, cái xe nặng dữ thần, loại gì lạ dữ!".
Tới chỗ sửa xe mình quay sang, chưa kịp với tới cám ơn chú đã vọt xe mất dạng . Và tất nhiên mình và chú không thấy rõ nhau.
Chú sửa xe cho mình cái ghế cách chú 3 m. Mở bung xe và hét từ xa vì lại kín bưng: " Lâu lâu kiểm tra sên dùng không nhe. Nó đứt bậy là khỏi sửa, tốn tiền đó. Mười ngàn thui". Mình gửi chú thêm. Chú ngần ngại và xách ống bơm hì hụi làm căng hai cái bánh xe của mình, dừng xe 1 chỗ xa xa và còn với theo:" Chạy xe lâu lâu kiểm tra, đi gấp là hông có xe đó".
Sài Gòn sáng ngày đầu cách nhau ... xa xa. Mình nhận tiền bạn nhỏ cách nửa vòng Trái Đất nhờ gửi dùm việc "Sài Gòn góp gạo thổi cơm" và bạn học trò khác cũng ở tận trời Âu hỏi về nơi gửi tiền hỗ trợ bữa ăn người vô gia cư.
Sáng nay mở mắt trong không khí quá tĩnh lặng, mình nhớ hình ảnh mình được đẩy ngày hôm qua.

Sài Gòn đẩy nhau đến những bình an nhé!
Thương thật nhiều!

NGÀY THỨ BA GIẢN CÁCH: copy lại để lạc quan theo tin thời sự mới nhất. Và chủ đ ề này xin chấm dứt vì * mọi bảo tố , nghịch cảnh hay buồn vui đ ều phải nhìn với cặp mắt NGÀY MAI TRỜI PHẢI SÁNG.

P.HCM bước vào những ngày đầu tiên trong đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay. Không ít khó khăn và vất vả lại ập đến cho hơn chục triệu dân của TP này nhưng những đỡ đần, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau và cả ở những tỉnh thành khác dồn dập về đang làm lòng người xích lại gần nhau hơn.

Có lẽ đây là lần đầu tiên TP.HCM “ốm” lâu và “mệt” nhiều như thế, đây cũng là lần cực kì hiếm hoi TP lớn nhất nước, nơi đã từng bao dung những phận người từ khắp nơi và rộng lòng giúp đỡ mọi miền khi thiên tai ập về lại đang nhận những món quà đầy nghĩa nặng tình của tỉnh, thành bạn.
Cho đến chiều qua, TP.HCM đã nhận được tiền ủng hộ của Bến Tre (500 triệu), Quảng Nam (2 tỷ đồng), Quảng Ngãi (1 tỷ), Hải Phòng (10 tỷ), Đà Nẵng (10 tỷ), Lâm Đồng (2 tỷ đồng), tỉnh Thanh Hóa (2 tỷ đồng), Bình Định (2 tỷ đồng)... và danh sách này tôi nghĩ sẽ còn dài hơn nữa.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chẳng ai so đo tính toán ít nhiều, miễn làm cách nào đến với TP.HCM nhanh và kịp thời nhất.

Nhưng những dòng tin này cũng ấm lòng không kém "... Nhận được sự ủng hộ hàng hóa, nông sản, thực phẩm của các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An... (gồm 70 tấn gạo, 15 tấn khoai lang, 300 kg khô, 600 chai nước mắm các loại, 1.000 hột gà)...".

Tôi còn được biết bà con ở Lâm Đồng cũng liên tục gửi rau củ xuống, cá từ Quảng Bình vào rồi đội nhóm thiện nguyện ở nhiều nơi như Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa... đã và đang gom góp để cùng chung sức với Sài Gòn.

Nhiều hay ít, tiền tỷ hoặc bạc triệu và từng mớ rau, con cá, quả trứng... sẽ là nguồn động viên rất lớn cho TP.HCM trong lúc này. Sáng nay Hà Tĩnh, tỉnh chưa giàu vừa gửi 2 tỉ đồng để TP.HCM chăm lo cho người dân đang sống giãn cách vì dịch Covid-19; Đắk Lắk gửi vào 15 tấn rau, củ, quả, Vĩnh Long gửi lên 10 tấn nông sản... Tôi cũng được biết Tây Ninh đã gửi tặng TP.HCM 1 tỷ đồng mua vắc xin.

Đọc những dòng tin ấy tôi nghĩ như nhà có chuyện, đang gặp khó khăn anh em chòm xóm mỗi người một tay, có gì góp nấy đỡ đần nhau để cho những ngày giãn cách này như ngắn lại!

Giãn cách rồi sẽ sớm qua đi, nhưng những tấm lòng như thế, tình người như vậy chắc chắn vẫn ở lại với TP.HCM. Tôi thấy thanh niên Quảng Bình gom từng con cá bà con ngoài đó chung tay gửi vào hay nhà có mớ rau, ít quả trứng, mấy kí khoai của nông dân Long An, Lâm Đồng, Đồng Tháp góp ghém gửi lên. Giá trị có thể không quá lớn nhưng nghĩa cử thật đáng trân trọng trong lúc khó khăn này.
Tôi cũng hay nghe bà con mỗi khi nhận chút quà của người dân TP.HCM gom góp gửi ra nói lời cảm ơn chân thành hoặc bảo rằng người TP tốt bụng quá. Hôm nay tôi lại được nói những lời này với đồng bào mình từ Bắc đến Trung, lên Tây Nguyên và ở ĐBSCL. Tôi vui không chỉ vì những món hàng, khoản tiền thiết thực “của ít lòng nhiều” mà trong lúc này đây thấy rõ nghĩa đồng bào của “người trong một nước cũng thương nhau cùng”.

Những lúc thế này, ủng hộ hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dẫu Bắc hay Trung, Nam, của người dân tỉnh thành bạn hay bất cứ doanh nghiệp lớn nhỏ nào tôi đều thấy đáng trân trọng và muốn ngỏ lời cảm ơn của cá nhân mình, không nhân danh ai và cái gì cả . Với TP lớn và giàu nhất nước thì có khi con cá, mớ rau, tiền bạc hay nhân lực, vật lực lại mang tính chất động viên cổ vũ tinh thần kề vai sát cánh nhiều hơn.

15 ngày nữa rồi sẽ qua nhanh, những ngày tháng này sẽ còn đọng lại cả những thứ không ai muốn lẫn những điều tốt đẹp như tấm lòng của bà con cả nước, luôn kề vai sát cánh để TP.HCM không cảm thấy đơn độc và như tiếp thêm sức lực trọng cuộc chiến chống Covid 19 còn quá nhiều gian nan. Giãn cách dù nghiêm ngặt thế nào, khó khăn ra sao rồi cũng sẽ qua. Riêng tình người ấm áp như thế sẽ vẫn ở lại thành phố này.
(Hà Phan - vnn,vn)
THANK YOU
17-07-2021, 01:31 PM
Bài viết: #7
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
THÊM TIN VỀ NHỬNG NGƯỜI CON GOCVIET

Sài Gòn ‘bao’ thương

Dương Ngọc Thái
Kỹ sư An ninh mạng, Google

Khi chúng tôi quyên góp giúp bà con Sài Gòn đang khó khăn, bất ngờ nhất là tiền đến từ khắp nơi trên thế giới.

Trong bảy ngày, nhóm người Việt chúng tôi ở Thung lũng Silicon, Mỹ đã quyên góp được 114 nghìn USD và 84 triệu đồng để gửi về Sài Gòn.

Trang, "tay hòm chìa khóa" của nhóm bảo, ngày nào mở mắt dậy kiểm tra tài khoản, khóe mắt cũng cay cay. Bà mẹ của ba đứa con nhỏ vẫn luôn trực chiến theo dõi tiến độ, trả lời e-mail, gửi hóa đơn đóng góp cho các nhà hảo tâm. Vì phần lớn tiền đóng góp được đối ứng (matching) bởi các công ty, mất một thời gian mới được giải ngân, Trang lấy tiền nhà ra ứng trước "để gửi về Việt Nam cho kịp".

Anh Bình, chủ xị dự án, sửa tới sửa lui lời kêu gọi quyên góp sao cho thật chân thành và tường minh mới chịu. Khi đăng lên mạng xã hội, có người nhắn ngay "ai viết mà dễ thương quá vậy?". Người đàn ông trung niên này đã rời Sài Gòn du học mấy chục năm trước, nhưng nhìn cách anh ấy tìm kiếm, kêu gọi, rồi cảm ơn từng người đóng góp mới thấy dù ở đâu, làm gì, anh vẫn là người Việt.

Nhóm VietBay chúng tôi, những người Việt ở khu vực Bay area San Francisco, đã lên kế hoạch cho chiến dịch quyên góp này từ giữa tháng sáu. Bọn tôi cũng có chút kinh nghiệm.

Năm ngoái, dù phải sống trong nhà mấy tháng trời vì "bão Covid" ở Mỹ, chúng tôi vẫn tổ chức quyên góp ủng hộ những người bán hàng rong, thầy cô giáo và nạn nhân bão lụt miền Trung. Các chị em còn tổ chức nấu ăn từ thiện, bán được bao nhiêu tiền gửi hết cho Việt Nam, còn bỏ thêm tiền túi.

Lần này, chúng tôi đặt mục tiêu quyên góp 24 nghìn USD, tương đương với 3.000 phần quà, mỗi phần dự kiến gồm 5 cân gạo, một chai dầu ăn, một chai nước mắm và một lốc cá hộp. Một người bạn bảo, anh thấy thật giản dị khi chỉ cần bớt uống hai ly Starbucks (khoảng 12 USD) là có thể giúp một người sống vài ngày.

Khi chuẩn bị phát động chiến dịch, anh Bình nói hồi hộp quá, không biết có đạt được mục tiêu không, vì kêu gọi bà con góp hoài cũng kỳ. Không ngờ, đến khi tôi viết những dòng này, số tiền quyên được đã gần năm lần mục tiêu đề ra.

Bất ngờ hơn, ngoài Việt Nam và Mỹ, chúng tôi đã nhận được tiền đóng góp từ Anh, Australia, Ba Lan, Pháp, Singapore và Thụy Sĩ. Tổng cộng hơn 500 người đóng góp, trong đó có những người bạn, đồng nghiệp không "dây mơ rễ má gì" với Việt Nam.

Là người con Sài Gòn, tôi có cảm giác như chính gia đình mình gặp đại họa để rồi bao nhiêu người dưng nước lã nhào vào, mỗi người phụ một tay. Ơn nghĩa này không biết bao giờ mới trả hết.

Thành công bước đầu của chúng tôi một phần nhờ chính sách thuế của Mỹ. Luật Mỹ quy định, tiền đóng góp cho các hoạt động cứu trợ, từ thiện hay phi lợi nhuận đều được miễn trừ thuế. Nhờ đó, nhiều công ty ở đây có chính sách đối ứng: nhân viên cho tổ chức từ thiện một đồng, công ty sẽ cho thêm một đồng, có nơi còn hào phóng cho những hai đồng. Nhân viên không cần giấy tờ thủ tục gì, chỉ cần gửi yêu cầu là công ty chuyển tiền. Hơn một phần ba số tiền mà chúng tôi đã quyên được đến từ đối ứng của các tập đoàn ở Thung lũng Silicon. Google tuần trước cũng đã đối ứng cho tôi 5.000 USD.

Nhờ chính sách này mà một USD chúng tôi cho đi, bên nhận sẽ được bốn USD hoặc hơn nữa. Trước đây, tôi cứ nghĩ đó là mánh trốn thuế của "bọn nhà giàu", nhưng kỳ thực đây là chính sách giao lại quyền quyết định đầu tư công cho người dân và các tổ chức xã hội. Thay vì phải trả hết thuế thu nhập cá nhân vào ngân khố của chính phủ Mỹ, mỗi năm tôi có một số tiền không bị đánh thuế để quyết định giúp ai, ủng hộ hoạt động nào.

Quyên tiền đã khó, sử dụng tiền càng khó hơn và cũng là vấn đề rất nhạy cảm. Chúng tôi không có người ở Việt Nam, cũng không có nhiều kinh nghiệm trực tiếp đứng ra cứu trợ hay triển khai các hoạt động từ thiện. Kỹ sư máy tính như tôi, vì phải thường xuyên tự học, nên có tâm lý cái gì mình cũng tự làm được. Thực tế phũ phàng trong hoạt động từ thiện, tôi thấy mình chẳng làm được gì ra hồn, nên giờ tôi muốn tập trung vào sở trường của mình, còn lại góp tiền để người khác làm.

Vì thế, thay vì tự làm hết, chúng tôi thống nhất sẽ chỉ quyên tiền, còn lại giao cho các tổ chức cứu trợ, từ thiện chuyên nghiệp lo. Chúng tôi chọn hệ thống quán cơm Nụ cười vì sự minh bạch và cái tâm của họ với người nghèo nhiều năm nay. Chỉ trong vài ngày nhận tiền từ Mỹ chuyển về, các anh chị ở Việt Nam đã kịp mua và phát quà, đem "nụ cười" đến cho bà con ở Hóc Môn và Bình Tân.

Chuyện chưa kết thúc. Số tiền đã quyên không thấm vào đâu so với lo âu, thiếu thốn chồng chất trên vai người nghèo Sài Gòn và cả nước. Tôi e những ngày sắp tới sẽ còn khó khăn hơn nữa khi virus đang lan rộng. Anh chị em chúng tôi vẫn đang cố gắng làm tốt phần của mình, quyên thêm được một đồng là giúp thêm được một người trong hoạn nạn.

Tôi nghiệm ra rằng làm từ thiện không chỉ là cứu trợ mà còn là xác định các vấn đề xã hội mình muốn giải quyết, tìm ra ai đang xử lý các vấn đề đó chuyên nghiệp và mình có thể giúp gì cho họ. Mỗi người làm tốt phần của mình, xã hội tự khắc sẽ đi lên.

Trang nói sau đợt này phải viết lời cảm ơn "thật đàng hoàng" gửi những người đã đóng góp, trong đó có nhiều người chưa từng đến Việt Nam. Tôi chưa hình dung sẽ nói gì cho đủ, bởi món nợ ân tình quá lớn. Cảm ơn cuộc đời cho tôi cơ hội được biết những tấm lòng bốn phương, những người bạn rộng rãi và nhân hậu.

Và từ bên kia địa cầu, chúng tôi phải cảm ơn những người Sài Gòn đang hy sinh tự do cá nhân và sinh kế vì cái chung. Những người dân lam lũ nhận món quà nhỏ bé của chúng tôi kỳ thực chính là người đã đóng góp lớn nhất.

Chính họ nhắc nhở chúng tôi, những đứa con xa nhà, về một Sài Gòn luôn "bao" thương.

Dương Ngọc Thái
THANK YOU
29-07-2021, 07:50 AM
Bài viết: #8
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
MỘT BÀI VIẾT SÚC TÍCH NÊN COPY (người viết Kim Cuong)

TTO - Mùa dịch, nhà tôi nhiều người đang cách ly tập trung. Tôi chỉ có thể góp sức mọn bằng cách đi làm tình nguyện. Từ thực tế trải nghiệm hằng ngày, mong những ai đọc được lời tôi viết và được ở nhà, xin hãy ở yên.

1 Vợ chồng em trai tôi đi cách ly tập trung ở Củ Chi, TP.HCM sau khi lây nhiễm từ đồng nghiệp. Cuộc sống bỗng bị đảo lộn. Qua màn hình điện thoại, tôi nhìn thấy nỗi buồn và sự bất lực của các em. Một đồng nghiệp khai báo y tế không trung thực đã làm khổ bao người cùng công ty. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Ngay lúc này đây vắc xin chưa có đủ, ý thức cộng đồng mới là thứ "thuốc" hiệu quả nhất để phòng chống dịch.

2 Chiều thứ bảy, 23-7, tôi tham gia làm tình nguyện viên hỗ trợ người dân đến tiêm vắc xin đợt 5. Quãng đường về nhà, tôi suy nghĩ nhiều điều. Tôi không sợ mệt, không sợ khổ, không sợ đói khát, không sợ phải mặc bộ bảo hộ kín bưng nóng nực. Áp lực chính là sợ lỡ khi mình bị nhiễm, vô tình là nguồn lây cho chồng con, hàng xóm và những ai tiếp xúc với mình.

Trên đường, tôi vẫn thấy vài người bán rau củ quả trên xe máy cải tiến. Người mua đứng quanh người bán, khoảng cách chỉ vài mươi centimet. Tôi thấy giận. Tại sao vẫn còn những người ra đường bán và những người đang quên hẳn đi hiểm nguy lây bệnh. Xin đừng đổ tại miếng ăn. Xin hãy nghĩ lại.

3 Vài lần tôi thấy ở các chốt, trạm xử lý những người ra ngoài không chính đáng. Qua báo đài, qua chứng kiến, tôi không thể hiểu nổi người ta có thể bịa ra hàng tá lý do, có những lý do rất trẻ con, buồn cười. Họ tìm mọi cách qua mặt đội ngũ chống dịch. Tôi thấy có những đôi bạn trẻ diện đồ đẹp đi ra ngoài, tôi thấy có người mặc đồ thể thao đạp xe thể dục, tôi thấy cả những xe máy công nghệ đang chở người. Ai đang vô tư ra đường có thể là những "con sâu" trong những tháng ngày chống dịch, gây thêm gánh nặng cho xã hội.

4 Em trai khác của tôi là bác sĩ, chưa lập gia đình. Dịch đợt 1 đã xông pha cùng với mọi người tuyến đầu, giờ đang bệnh, phải đi cách ly tập trung. Mấy hôm nay em nhắn tin báo bị sốt, tiêu chảy và đau khắp người. Vậy nhưng đâu đó khu cách ly tập trung có nhiều F0 dạng không biểu hiện bệnh vẫn có những hành xử rất tệ với y bác sĩ, với các đội tình nguyện. Họ la hét, mắng chửi, hất cơm, xả rác, thậm chí giật ném khẩu trang không phải là hiếm. Khổ là khổ chung, vui là vui chung, vậy nên đừng trách cứ, cũng đừng quá khắt khe với điều kiện sống còn nhiều bất cập.

5 Tối qua người bạn tâm sự: "Sang tháng mình sanh rồi mà không biết làm sao, dịch đang bùng mạnh, nên chọn bệnh viện nào?". Thương bạn, chỉ có thể động viên: "Cứ sanh ở địa phương, đi lại nhiều nguy cơ càng cao, cứ tin tưởng con đầy tháng là dịch đã được dập". Trộm nghĩ vợ chồng bạn khó có con, phải chạy chữa khắp nơi, giờ lại vào cao điểm dịch, thầm cầu nguyện cho mẹ tròn con vuông.

5K, giữ cho mình cũng là giữ cho tất cả và cần hợp tác hết sức. Tôi muốn gửi đến mọi người một nụ cười sau "tấm khiên" che giọt bắn và lớp khẩu trang này. Tôi mong được cười với tất cả ở hoàn cảnh không phải mặc bộ đồ bảo hộ này, khi thành phố bình yên. Lúc này đây, tôi mong mọi người xin hãy nghĩ cho người khác nữa.
THANK YOU
29-07-2021, 08:01 AM
Bài viết: #9
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
THÊM BÀI VIẾT ĐỂ THẤY Y BÁC SĨ PHẢI LÀM VIỆC NHƯ THẾ !!!


Chạy đua với 'tử thần' để cứu F0 nguy kịch

TP HCMXe cứu thương lao đi trong đêm, đưa kíp bác sĩ Hồi sức Covid-19 cùng máy ECMO đến Bệnh viện Trưng Vương - nơi vừa phát lệnh báo động đỏ vì người phụ nữ mang song thai 25 tuần suy hô hấp, nguy kịch.

Khẩn cấp kết nối hệ thống ECMO (thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, hoạt động tương tự máy tim phổi nhân tạo dành cho người viêm phổi nặng vì Covid-19) vào thai phụ, các bác sĩ chuyển cả người lẫn máy móc lên xe cứu thương đưa về Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Hơn 3h sáng, ê kíp mới ổn định xong máy lọc máu, máy thở, thiết lập các đường truyền thuốc.

Sau hơn một tuần điều trị tích cực, ngày 28/7, dù bệnh nhân còn thở máy nhưng tiên lượng khả quan hơn, tình trạng oxy máu cải thiện, tim thai hoạt động tốt. "Nếu không thực hiện EMCO ở thời điểm cấp cứu ấy, chắc chắn sẽ không có cơ hội cho cô ấy và thai nhi", bác sĩ Trần Thanh Linh (Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Hồi sức Covid-19) nói.

Khu Hồi sức Cấp cứu (ICU) bao trùm bởi tiếng máy thở, máy monitor theo dõi dấu hiệu sự sống. Bên kia bức tường ngăn cách phòng bệnh, sinh mệnh của sản phụ khác cũng đang được các bác sĩ giành giật với tử thần nhờ hệ thống ECMO. Chị vừa mổ sinh vài ngày thì rơi vào nguy kịch, vừa được chuyển đến trong đêm.

Đây là hai trong số hơn hơn 400 bệnh nhân nguy kịch mà Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đang điều trị, sau hơn hai tuần hoạt động. Cơ sở này thuộc tầng cuối trong hệ thống điều trị 5 tầng của TP HCM. Trong số các bậnh nhân có hơn 300 người đang dùng máy hỗ trợ hô hấp mức độ thấp hơn. Bác sĩ phải tính toán, dự trù cho những ca đang thở oxy qua mask, thở oxy dòng cao HFNC, nếu thất bại phải chuyển qua đặt nội khí quản thở máy.
Bác sĩ Trần Thanh Linh trao đổi về tình trạng bệnh nhân 33 tuổi đang can thiệp ECMO, thở máy, lọc máu liên tục. Ảnh

Bác sĩ Trần Thanh Linh trao đổi về tình trạng bệnh nhân 33 tuổi đang can thiệp ECMO, thở máy, lọc máu liên tục. Ảnh: Thành Nguyễn.

Trong bộ đồ bảo hộ trùm kín từ đầu đến chân, bác sĩ Trần Thanh Linh liên tục qua lại các phòng bệnh để ra y lệnh chăm sóc bệnh nhân. Điện thoại của anh dồn dập cuộc gọi từ tuyến dưới, đề nghị tiếp nhận thêm bệnh nặng. Đôi mắt trũng sâu khó đoán cảm xúc, anh trả lời: "Bên đó đang cho thở máy thì cố gắng tiếp tục theo dõi. Bên này đã kín giường nên sẽ ưu tiên những ca nguy kịch chưa có máy thở từ trước. Chiều anh gọi lại nếu điều tiết được mới có thể tiếp nhận". Ở cuộc gọi khác, bác sĩ Linh hướng dẫn, dặn dò ê kíp theo xe cứu thương "cố gắng không để bệnh nhân ngưng tim dọc đường".

Thay phiên giữ điện thoại đường dây nóng hội chẩn, tiếp nhận bệnh 24/24, bác sĩ Linh và đồng nghiệp nhận hàng trăm cuộc gọi mỗi ngày liên quan các ca chuyển nặng. Bệnh viện đang ưu tiên tiếp nhận bệnh nhân nặng từ những đơn vị dã chiến, cách xa trung tâm thành phố. Các bệnh viện có điều kiện hơn được khuyến khích điều trị bệnh nhân nặng tại chỗ, "chia lửa" cho nơi này.

Phòng bệnh theo tiêu chuẩn chỉ một người, song lượng bệnh nhân quá đông khiến các bác sĩ phải cho 2 người cùng thở máy vào một phòng. Với trường hợp khẩn cấp, bác sĩ thậm chí phải kê thêm giường nhận ngay vì chỉ cần chậm trễ có thể nguy kịch tính mạng bệnh nhân.

Từng tham gia thiết lập các khu điều trị bệnh nhân nặng trong những đợt bùng phát dịch lớn tại Đà Nẵng, Bắc Giang, bác sĩ Linh cho rằng áp lực điều trị ở những nơi đó lớn nhưng "chẳng là gì" so với thực tế tại TP HCM lúc này. Với hơn 75.000 ca bệnh tính đến ngày 28/7, thành phố ghi nhận lượng lớn F0 trên 60 tuổi với nhiều bệnh nền, bên cạnh một số ca trẻ tuổi trở nặng nhanh. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đã có 14 người không thể qua khỏi, trong đó nhiều trường hợp vào viện đã rất nguy kịch. Các bác sĩ nhìn nhận đây là "điều khó tránh khỏi" do số bệnh quá nặng, quá nguy kịch, hơn 2/3 bệnh nhân trên 50 tuổi và có nhiều bệnh nền.

Ngày rời Chợ Rẫy bước vào "trận đánh lớn nhất" này, bác sĩ Linh dù đã tiên lượng mức độ khủng khiếp nhưng không tránh khỏi cảm giác xót xa khi chứng kiến cường độ làm việc của anh em. Bác sĩ khi rảnh tay có thể gồng gánh công việc điều dưỡng, điều dưỡng choàng công việc của hộ lý, không còn phân biệt nhiệm vụ nào là của ai. Có những lúc bệnh nhân này diễn tiến nguy kịch, bệnh nhân kia cần đặt nội khí quản gấp, tất cả cùng lao vào cuộc, dốc sức níu giữ sự sống người bệnh.

Cũng từng vào các tâm dịch trước đó, cùng nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 như anh Linh, bác sĩ Huỳnh Quang Đại (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, hiện y bác sĩ chuyên về hồi sức không nhiều nên đội điều trị phải kết hợp nhân lực nhiều chuyên khoa khác. Mỗi kíp trực, bác sĩ hồi sức sẽ là trưởng tua để điều hành công việc, phối hợp mọi người hỗ trợ lẫn nhau, trên tinh thần vừa làm vừa đào tạo. "Chuyện không mong muốn xảy ra ở thành phố mình, ai cũng phải gắng sức nhiều hơn nữa", bác sĩ Đại nói.

Chưa từng tham gia điều trị Covid-19 trước đó, điều dưỡng Nguyễn Thị Thuý Liên (Khoa Nội Tiêu Hoá, Bệnh viện Chợ Rẫy) đang dần thích nghi với áp lực ở mức cao nhất. Chịu trách nhiệm theo dõi 4 phòng bệnh trong ca trực, nữ điều dưỡng 29 tuổi quay cuồng giữa các công việc theo dõi monitor, máy thở, hút đàm nếu bệnh nhân thở máy nội khí quản, tiêm truyền thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh răng miệng bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn, thay drap giường, ghi ghép tình hình sức khỏe từng ca...

Đưa tay chỉnh lại mask thở cho nữ bệnh nhân 65 tuổi nằm thiêm thiếp, chị Liên cho biết nhiều bệnh nhân đang ổn thì chỉ số oxy trong máu SpO2 tụt ngay. Nguy hiểm là vậy nên chị và các đồng nghiệp rất áp lực, phải theo dõi xử lý liên tục. "Niềm vui của chúng tôi đơn giản lắm. Như trường hợp bác này, chỉ số SpO2 đã tăng từ 80 lên 90% (mức bình thường khoảng 95-100%), khả năng phục hồi nhiều", chị nói.
THANK YOU
31-07-2021, 01:01 PM (Được chỉnh sửa: 10-08-2021 07:00 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #10
RE: THU THẬP từ MÙA COVID THÁNG 5/21
TTO - Thời sự báo chí, mạng xã hội lan tỏa hình ảnh TP.HCM kiên cường chống dịch nhưng cũng còn nhiều lắm người dân đang gặp khó khăn.
Ngay lập tức đồng bào khắp nơi sẻ chia, gom góp gửi tặng trái bí, quả cà, hũ mắm, con cá khô... Những chuyến xe chở nhu yếu phẩm của tình nghĩa mau chóng lên đường về thành phố.
Nhớ mãi ân tình từ Sài Gòn

Ông Bùi Đức Thọ, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, cả tháng qua chạy đôn chạy đáo hết làng xóm này đến doanh nghiệp nọ. Ở đâu có người góp hàng gửi vào TP.HCM là ông lại chạy đến hướng dẫn và làm thủ tục để những chuyến xe yêu thương kịp lên đường.

Với ông Thọ, lúc này người dân vùng dịch ở phía Nam cần sẻ chia và trách nhiệm làm cầu nối, ông Thọ muốn mọi tấm lòng của người dân Quảng Ngãi đến với TP.HCM sớm nhất.

"Tôi nghĩ cũng giống như người khúc ruột miền Trung mừng lắm lúc bão lũ nhận được gói mì, cái bánh mà cả nước sẻ chia. Người dân khó khăn ở trong đó cũng đang chờ sự tiếp sức giữa lúc đại dịch này. Mình phải làm nhanh nhất có thể" - ông Thọ nói.

Buổi sáng, khi mọi người đang tất bật sắp xếp hàng hóa ở ngôi nhà của chị Phạm Thị Minh Lý (48 tuổi, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chuẩn bị chuyển vào TP.HCM, một người phụ nữ trẻ lái xe máy xuất hiện.

Phía trước là đứa con nhỏ chưa tròn 1 tuổi, phía sau hai bao bí đao. Chị tên Thanh (31 tuổi, xã Bình Minh, huyện Bình Sơn), những người đàn ông vội vã đến ôm bao bí nặng trĩu xuống và phân chia vào những phần quà.

Chị Thanh bảo rằng năm ngoái lũ tràn vào nhà, rồi bão đến căn nhà hư hỏng nặng. Chồng chị lúc đó đang chạy xe ôm công nghệ ở Sài Gòn.

Mình chị chẳng biết làm thế nào, số tiền bao năm vợ chồng tích góp dựng lên căn nhà trở thành công cốc chỉ sau một đêm.

Lúc cùng bí nhất, chính quyền địa phương mang những phần quà, lương thực của người dân TP.HCM gửi đến giúp chị vượt qua khó khăn tạm thời, rồi tấm lòng của người Sài Gòn thêm một lần nữa tiếp sức để chị dựng lại căn nhà của mình. Những ân tình ấy, chị Thanh chẳng thể nào quên.

Hôm nay, chị Thanh gửi những trái bí đao nhờ chuyến xe gửi vào TP.HCM như lời cảm ơn những ân nhân mà chị chưa từng gặp.

"Tôi mong trái bí đao này cùng với nhiều phần quà của bà con khác sẽ giúp bà con TP.HCM tạm vượt qua khó khăn trước mắt. Những ngày đến, cà kịp lớn tôi lại hái gửi vào. Nói thật, Sài Gòn có cho chứ chẳng nhận bao giờ. Nay Sài Gòn cần thì mình phải giúp, ở xã tôi, bà con nào cũng hái rau, hái bí gửi vào Sài Gòn cả" - chị Thanh chia sẻ.

Câu chuyện của chị Thanh cũng là suy nghĩ của rất nhiều người dân miền Trung vào lúc này. Ai cũng muốn góp một phần nhỏ bé của mình tạo thành những chuyến hàng lớn lao gửi về miền Nam.

Hơn ai hết, người dân ở mảnh đất khắc nghiệt nhất nước, họ hiểu giữa lúc thiên tai, bệnh dịch cần lắm sự đùm bọc, sẻ chia, dìu nhau qua khó khăn của cả dân tộc.

Bao nhiêu xóm làng quê bão miền Trung, nhờ những đồng tiền, quà tặng ở TP.HCM gửi ra mà những người chồng, người vợ có lại miếng ăn, nhà cửa, con cái được học hành. Ân tình của miền Nam, đặc biệt là TP.HCM rất lớn với xứ sở lắm bão dông này.

Gần 2 tháng qua, chẳng biết bao nhiêu chuyến xe nghĩa tình lần lượt vào Nam. Đầu tiên là TP.HCM, sau đó tỏa đi các tỉnh thành cũng đang oằn mình vì bão dịch như Đồng Nai, Bình Dương...

Bà Hà Thị Anh Thư, phó Ban dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi, nói rằng tinh thần người dân rất cảm động.

Hình ảnh khiến bà Thư nhớ mãi là cụ già đẩy chiếc xe rùa với bí, bầu đến điểm tập kết, hay những người phụ nữ miền biển chiên cá đóng hộp gửi vào TP.HCM. Tất cả những gì người dân có đều sẵn sàng chuyển vào đồng bào miền Nam ruột thịt.
Cho ké chuyến hàng gửi tặng đồng bào

Trong rất nhiều chuyến xe chở hàng tiếp sức cho phía Nam, chúng tôi được ông Bùi Đức Thọ giới thiệu đi chung chuyến xe của Công ty TNHH Quý Trường Hải (xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).

Buổi sáng ngày cuối tháng, trước cổng công ty, những tài xế tụ lại chất hàng với rau củ quả, gạo, sữa. Ai cũng cố sức làm nhanh để khởi hành sớm nhất. Mặt trời lửng bóng, gần 20 tấn nhu yếu phẩm cũng được chất xong, ai nấy nhễ nhại mồ hôi, xe bắt đầu lên đường.

Vừa khởi hành được một đoạn, tài xế nhận cuộc gọi từ ông Lê Văn Hải, giám đốc Công ty TNHH Quý Trường Hải, giọng hỏi gấp: "Anh em chạy đến đâu rồi". Khi tài xế báo vừa qua huyện Tư Nghĩa, ông Hải thở phào qua điện thoại và nói "May quá, vẫn còn kịp, anh gửi số điện thoại.

Tụi em điện liền cho chị này, chị ấy có mấy tấn dưa đi ké. Ráng cực tí nghen, có gì mang vào được thì mang cho bà con Sài Gòn". Tài xế Hoàng Anh Tiến đáp: "Cực chi mà cực, anh an tâm, có thêm là mừng rồi".

Chiếc xe dừng lại bên ngôi nhà nằm ngay quốc lộ 1, chị Nguyễn Thị Khánh Ly (thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) vội ra hỏi: "Các anh chở dưa hay đồ lạnh".

Hóa ra chị Ly xin gửi ké hàng đến hai chiếc xe khác nhau. Khi chất dưa lên xe tải, chị tâm tình "Cách đây mấy ngày, mình cũng có xin ké một chuyến rồi. Nay xin ké hai chuyến nữa. Dưa chuyển vào Tân Phú, còn thịt muối, chà bông tôi gửi vào bệnh viện dã chiến".

Xã Đức Lân mùa này dưa chín rộ, giá cũng rất cao so với mọi năm. Nhưng khi vận động, bà con sẵn sàng chia sẻ hoặc chỉ bán giá thu vốn để gửi vào TP.HCM. Chủ dưa có thể sẵn sàng biếu không, nhưng người dân cũng ý tứ góp tiền lại để chủ dưa huề vốn. Dẫu sao, tình người vẫn đủ đầy.

Đang trò chuyện thì chiếc xe container biển TP.HCM có băngrôn "Bà con Hà Tĩnh hướng về miền Nam thân yêu" đổ lại. Chị Ly hỏi vọng: "Các anh cho ké thịt, chà bông phải không". Anh tài xế ngồi trên xe nở nụ cười hiền lành và gật đầu. Thế rồi, anh hướng dẫn chỗ chứa những thùng đồ, còn anh xuống xe, đứng ở khoảng cách xa để đảm bảo an toàn.

Chúng tôi bất ngờ khi bà con thôn Tú Sơn 1 có thể xin ké chuyến hàng từ xe tận ngoài Hà Tĩnh vào. Chị Ly lúc này mới chia sẻ rằng nhiều năm chị sống ở TP.HCM, mỗi đợt khó khăn chị liên kết với mọi người giúp bà con miền Trung nên quen biết khá nhiều. Khi đăng thông tin cần xe chở hàng vào TP.HCM, nhiều người "làm mối", thế là từ lạ thành quen.

"Ở đây bà con có lòng lắm, mình đứng ra vừa vận động vừa tìm xe đi ké, khâu vận chuyển lúc này khó khăn mà" - chị Ly trải lòng.

Chúc bà con mạnh giỏi

6 tấn dưa hấu được chuyển lên xe, những người đàn ông thôn Tú Sơn 1 mướt mồ hôi. Chắc họ ngại tiếp xúc gần hoặc bản tính dân quê chân chất rất ít nói, nên chuyện trò với chúng tôi. Vậy mà khi xe nổ máy, họ vẫy tay chào rồi hét vọng "Gửi lời bà con thôn Tú Sơn chúc bà con mạnh giỏi"...

Chúng tôi rất nhiều lần ra vào TP.HCM bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng chưa khi nào thấy cảm xúc đặc biệt như chuyến xe nghĩa tình giữa mùa dịch. Phải qua hàng chục chốt kiểm tra y tế, phải xuất trình các loại giấy tờ chứng minh chuyến đi.

tập 2

Ngày 2/8, bà Lê Thị Thu Hằng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho hay, xe vận chuyển nông sản của bà con Trà Leng đã lăn bánh, thẳng tiến vào TP.HCM.
Theo bà Hằng, từ ngày 29/7 đến ngày 1/8, hưởng ứng cuộc vận động quyên góp lương thực, thực phẩm ủng hộ người dân TP.HCM khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID-19, bà con xã Trà Leng hăng hái bắt tay thu hoạch nông sản.

"Trong vòng 3 ngày, lượng nông sản gần 2,3 tấn mà bà con tự nguyện ủng hộ người dân TP.HCM chống dịch là các sản vật của núi rừng như: Măng, bắp chuối, bí đỏ...Điều hết sức đặc biệt là nhiều bà con thuộc diện hộ nghèo nhưng vẫn dè sẻn cái ăn để gửi vào sẻ chia với người dân vùng tâm dịch", bà Hằng nói và chia sẻ thêm, sau các đợt bão lũ dồn dập trong năm 2020, người dân xã Trà Leng lâm vào tình cảnh hết sức khốn đốn khi nhiều ngôi nhà bị mưa lũ cuốn trôi. Cũng nhờ sự đùm bọc, hỗ trợ của người dân trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có TP.HCM, mà đồng bào Trà Leng mới vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống mới.

Vì vậy, bây giờ, việc chung tay ủng hộ nông sản giúp người dân TP.HCM bớt phần lao đao giữa "bão dịch" COVID-19 là hành động cao đẹp mà đồng bào Trà Leng muốn đáp đền ân tình.
Cũng trong đợt này, ngoài Trà Leng, người dân ở 9 xã khác của huyện Nam Trà My cũng tích cực ủng hộ nông sản gửi vào TP.HCM.

Theo thống kê của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nam Trà My, sau 3 ngày vận động, người dân trên toàn huyện quyên góp được hơn 13,5 tấn nông sản, trong đó Trà Leng là xã ủng hộ sản lượng nhiều nhất.

(Chiều 28/10/2020, tại nóc Ông Đề, thôn 1, xã Trà Leng xảy ra trận sạt lở núi kinh hoàng làm 11 ngôi nhà bị vùi lấp, 22 người mất tích. Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng tìm thấy 9 thi thể nạn nhân và đang tích cực tìm kiếm tung tích 13 người còn lại.

Trong khi đó, thời điểm đầu tháng 11/2020, ngôi làng Tắc Pát, thôn 2, xã Trà Leng chính thức bị "xóa sổ" sau một trận lũ quét kinh hoàng. Không chỉ nhấn chìm hàng chục ngôi nhà của dân, trận lũ quét còn khiến điểm trường tiểu học khu dân cư Tắc Pát đổ sập.)

tập 3

TTO - Chúng tôi rất nhiều lần ra vào TP.HCM bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng chưa khi nào thấy đặc biệt như chuyến xe nghĩa tình giữa mùa tâm dịch...
Chúng tôi cũng chưa bao giờ dọc quốc lộ 1 chẳng có lấy một hàng quán mở cửa. Tất cả vắng lặng trước đại dịch. Cái đói cồn cào, bữa ăn nơi lề đường, những cánh đồng trống thật sự là cảm giác nhớ đời.

Chiếc xe tải chở hơn 20 tấn hàng lao nhanh trên con đường huyết mạch. Tài xế Hoàng Anh Tiến (57 tuổi) cả đời gắn bó với vôlăng bảo rằng chưa khi nào quốc lộ 1 lại vắng đến mức này, chẳng có lấy bóng dáng xe khách, xe máy chỉ lưa thưa.

Trên đường đi, ông kể về cuộc đời mấy chục năm ăn nằm xe tải của mình gắn bó với Sài Gòn đến thân thuộc. Chuyến đi này là ông xung phong cầm lái bởi với tài xế Tiến: "Chắc cả đời tôi chỉ có lần này được làm gì đó ý nghĩa cho Sài Gòn, chứ trước giờ chỉ kiếm tiền từ thành phố này thôi" - anh Tiến nói.

Xe lao qua đèo Bình Đê, xuôi theo con dốc là đến thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), xứ dừa của miền Trung hiện ra trước mắt. Đang nói chuyện đường vắng thì bỗng dưng phía trước một đoàn xe dài ùn lại. Chốt kiểm dịch cửa ngõ phía bắc Bình Định kê những bàn dài, bất kỳ tài xế nào cũng phải vào khai báo y tế và lịch trình. Anh cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, hướng dẫn tài xế vào khai báo.

Có tài xế nào xuống, anh cũng nở nụ cười và nói: "Anh em thông cảm, dịch giã phiền toái nhưng cố gắng bớt chút thời gian kiểm tra phòng dịch nghen. Cũng vì mục tiêu chống dịch". Lời chia sẻ khiến cái nắng oi bức và thời gian chờ đợi trở nên dễ thở hơn.

Gần nửa tiếng, chúng tôi mới trở lại xe, một lần nữa đưa giấy cho cảnh sát giao thông cuối chốt kiểm tra lại mới được tiếp tục hành trình. Xuyên qua Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, các chốt kiểm dịch ở đây nhìn thấy tấm băngrôn "Chuyến xe yêu thương, hướng về miền Nam thân yêu" nên cũng chỉ kiểm tra giấy đi đường và khai báo y tế tại Bình Định rồi vẫy tay cho qua.

Đến khuya, chiếc xe tới địa phận xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Chốt kiểm soát y tế ở đây lấy vị trí của một cây xăng có khoảng sân cực rộng làm nơi đỗ xe.

Tài xế phải vào những trại dã chiến được phủ bạt kín cho bớt bụi bặm để tiếp tục khai báo lịch trình và trình tất cả các giấy xét nghiệm của các thành viên trên xe. Tài xế Tiến khai báo xong, ghẹo các chiến sĩ đang cầm chiếc đèn pin nhỏ làm nhiệm vụ: "Khuya rồi, các anh lo ngủ giữ gìn sức khỏe đi, 2h sáng rồi còn thức. Bộ nhớ vợ không ngủ được à?".

Đáp lại là nụ cười vang trong đêm của một chiến sĩ công an, anh nói: "Sáng mai thay ca rồi ngủ bác, giờ phải thức bà con mới ngủ ngon được. Tôi cả tháng rồi chưa gặp vợ con, toàn nói chuyện qua điện thoại".

Lời nói nhẹ nhàng mà khiến các thành viên trên chiếc xe nghĩa tình phải suy nghĩ. Dịch bùng lên, những người ở tuyến đầu luôn khổ nhất. Họ không chỉ thức xuyên đêm mà lúc nào cũng đối chọi với nguy hiểm mang tên COVID-19 rình rập, kể cả một số lời phàn nàn của ai đó không hiểu hoặc cố tình không hiểu. Có đi trong những ngày này mới thấy đất nước đang căng mình, cuộc chiến với đại dịch còn dài với những đêm trắng nơi tuyến đầu.

Rời khỏi chốt kiểm dịch ở xã Vĩnh Tân, cả đội nhận được ân tình ấm áp khi các chiến sĩ tuyến đầu hỏi có nước sôi pha mì không, cầm miếng bánh ngọt ăn lót dạ này. Và họ không quên gửi lời hỏi thăm đến đồng bào Sài Gòn, chúc Sài Gòn sớm vượt qua dịch bệnh.
Dọc con đường huyết mạch nhất Tổ quốc không có lấy một hàng quán mở bán. Cửa đóng then cài, mọi hoạt động mua bán phải dừng lại, nhường chỗ cho cuộc chiến cam go hơn. Rời Quảng Ngãi từ 9h sáng mà đến tận 15h khi vượt qua đèo Cù Mông (giáp ranh giữa Bình Định và Phú Yên), chúng tôi mới tìm ra chỗ để ăn bữa cơm đầu tiên.

Lúc đó bụng đói cồn cào, anh Nguyễn Văn Trực, đại diện Công ty TNHH Quý Trường Hải và tấm lòng bà con mang quà vào TP.HCM, thở dài: "Tìm cái chỗ ngồi thôi cũng khó".

Nơi chúng tôi ngồi ăn cơm trưa là một lùm bụi cây giữa cánh đồng ở xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, Phú Yên. Tài xế Tiến soạn ra những hộp thức ăn chuẩn bị từ lúc khởi hành và không quên động viên "lính mới". Tài xế Tiến nói: "Thôi ráng, đời anh gần 30 năm chạy xe mà chưa khi nào rơi tình cảnh soạn cơm dưới đường ăn vầy. Đúng là dịch bệnh...".

Cơm canh nguội ngắt, vậy mà ai cũng vội ăn, phía xa xa một chiếc xe chở yêu thương từ Thừa Thiên Huế cũng trờ lại một lùm cây gần đó ăn vội. Nhìn vào hố rác gần đó có nhiều bao nilông và hộp nhựa cũng đủ hiểu đây là chỗ ăn trưa của rất nhiều tài xế đường dài.

Ăn chưa xong thì một chiếc xe tải biển Quảng Trị cũng treo băngrôn "Sài Gòn ơi cố lên" trờ tới, tài xế mở cửa cabin hỏi vọng: "Ăn xong chưa tới lượt tụi tui". Chúng tôi cười, các anh cũng cười, tình cảnh này có lẽ sẽ là một phần lịch sử trong góc nhớ mỗi người những ngày sẻ chia yêu thương với miền Nam máu thịt.

Tài xế chuyến xe yêu thương của Quảng Trị tên Nguyễn Đình Hoàng lúc chờ chúng tôi dọng dẹp "chỗ ăn" nhường cho nhóm của anh, đã nói vui "Chắc trăm năm nữa cũng không có cảnh ni mô, miền Trung đi giúp miền Nam. Ăn cơm lề đường mà cũng chờ nhau".

Chẳng hiểu hữu duyên thế nào, tối hôm đó khi xe dừng lại ở xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, Khánh Hòa ăn tối thì mấy chiếc xe yêu thương từ các tỉnh bạn cũng trờ tới. Có lẽ cả một đoạn đường dài, chẳng có chỗ nào thả mông ngồi ăn, nên khi thấy có chỗ phù hợp lại cùng tìm đến.

Dưới ánh đèn mờ mờ chiếu ra từ một nhà xưởng ven quốc lộ 1, những bữa cơm vội vã của cánh tài xế chở nhu yếu phẩm thiết yếu diễn ra chóng vánh rồi lại tiếp tục hành trình, để kịp chuyển hàng đến tay người dân khó khăn ở TP.HCM vào sáng mai.

Mỗi chuyến hàng chở tấm lòng của người dân cả nước hướng về đồng bào miền Nam thời điểm này là những nhọc nhằn mà anh Trực dùng từ "mằn mặn" quả rất đúng. Chính công ty anh tự bỏ tiền mua nhu yếu phẩm, rồi tiếp nhận thêm từ tấm lòng thơm thảo của bà con chuyển vào TP.HCM. Nhưng anh cũng không thể hình dung được khó khăn chờ đón nhiều đến vậy.

Anh Trực nói: "Đi vầy mới thấm thía tấm lòng của người miền Nam ngược bão lũ chi viện cho người miền Trung mình bao năm qua. Ân tình ấy, đi chục chuyến thế này cũng không báo đáp hết!".

tập 4

TTO - Con rể, cha vợ chung nghề tài xế, họ chung luôn cả suy nghĩ hướng về miền Nam thân yêu. Cha con bất chấp hiểm nguy, xung phong ngược xuôi cùng những chuyến xe hàng chở nghĩa tình thơm thảo miền Trung về đồng bào miền Nam.

"Lúc này, bà con Sài Gòn đang cần mình giúp đỡ thêm, làm gì được thì làm" - đó là suy nghĩ của tài xế Hoàng Anh Tiến (57 tuổi) và tài xế Võ Văn Cường (27 tuổi).

Hai cha con thay nhau lái chiếc xe nghĩa tình biển số 76C-102.44 hết chuyến này đến chuyến khác, và lời hứa "còn hàng sẽ còn chở vào miền Nam" khiến chúng tôi xúc động.

Tuổi nghề của tài xế Tiến còn nhiều hơn tuổi đời của tài xế Cường. Khoảng cách thế hệ chẳng thể ngăn được khoảng cách suy nghĩ của họ rất gần nhau. Anh Cường bảo, đêm trước Chuyến xe 0 đồng đầu tiên, hai cha con ngồi nói chuyện với nhau. Cũng đắn đo suy nghĩ, bởi tài xế Tiến luống tuổi, còn tài xế Cường có vợ đang mang bầu. Hai người lại là cha vợ, con rể, nếu chẳng may "dính" COVID-19 thì sẽ nguy hiểm cho cả gia đình. Nhưng rồi cha con vẫn quyết tâm lên đường.

"Em nói với ba là thôi cứ lên đường, giờ ai cũng ngại dịch bệnh thì bà con Sài Gòn khó khăn lắm" - Cường chia sẻ. Chúng tôi hỏi: "Thế không sợ vợ mang bầu ở nhà lo lắng à?". Cường có vẻ trầm tư, dẫu sao đó cũng là điều dễ hiểu, bởi gia đình là điều quý giá nhất của mỗi con người. Nhất là với chàng trai trẻ như Cường, tổ ấm chỉ mới dựng lên được hơn một năm.

Ông Tiến cầm vôlăng cười lớn như để xua đi nỗi lo của con rể bất chợt ùa về. Ông bảo từ ngày xung phong chở hàng, chuyến nào về cha con cũng xét nghiệm PCR để chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo nên an tâm. Từ khi chọn làm "người vận chuyển" nghĩa tình mùa dịch, cả hai ý thức giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và "ở lì" trên xe, không về nhà để tránh tối đa những rủi ro có thể xảy đến.

"Thời chiến cha chú ra trận, đạn bom nổ rầm rầm, sống chết bất cứ lúc nào còn không sợ. Mình đi giữa thời bình mà sợ gì. Lúc này, bà con cần mình thì lên đường thôi, tính quá hóa non. Cứ nghĩ đi như bao ngày qua lái xe chở hàng cho đỡ nặng đầu" - tài xế Tiến nói rồi cười khà khà.

Mà thật sự, lái xe giữa trận đại dịch ảnh hưởng toàn cầu đâu giống ngày thường. Cha con ông Tiến phải mang theo bếp gas mini, chén bát và thực phẩm. Đi đến đâu nấu ăn đến đó. Chỉ khổ nhất là tắm giặt, không có bến bãi nào mở cửa. Hai cha con phải "ở dơ" cho đến khi về lại Quảng Ngãi. Trong suốt hành trình cùng hai cha con, mỗi lần có xe chở nhu yếu phẩm từ các tỉnh bạn lướt qua, họ lại bóp còi như một cách giao tiếp, thân mật hỏi thăm nhau.

Với ông Tiến, mấy chục năm qua cũng nhờ những chuyến hàng từ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... gửi về Quảng Ngãi mà ông thêm phần chăm lo được cho gia đình mình.

Nghề tài xế nay đây mai đó, nếu không đón nhận những ân tình từ sự cưu mang, đùm bọc của người dân nơi đất khách thì làm sao trụ được cho đến bây giờ.

Ông Tiến dự tính 3 năm nữa sẽ nghỉ hưu, và thời điểm miền Nam khó khăn chưa từng có này là dịp ông có thể trả lại chút ân tình mấy chục năm qua đã nhận.

Còn chàng rể trẻ cũng học được bài học yêu thương và sẻ chia để có thể thêm yêu và gắn bó với nghề ôm vôlăng mình đã chọn.

Từ khi chở chuyến hàng đầu tiên vào ngày 21-7, đến nay cha con tài xế Tiến đã chở thêm 4 chuyến hàng nữa. Họ vào đến TP.HCM, xuống hàng xong là lập tức quay đầu cho kịp chuyến hàng sau, gần như chẳng có thời gian nghỉ ngơi. Để hành trình không bị gián đoạn, cha con tự phân công lịch: "Cha lái ngày, con chạy đêm", thay nhau ngủ cho đảm bảo sức khỏe.

Đêm, chúng tôi xuyên qua Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, phía ngược chiều những đoàn xe máy đang hối hả trở về quê. Tài xế Cường nhìn những đứa trẻ ngủ gục trong tay mẹ trong lúc người cha mệt mỏi, căng mắt giữa đêm lái xe máy. Anh chùng giọng: "Nhìn thương ghê, cả nhà vào TP.HCM mong kiếm tiền mưu sinh. Vì dịch mà dắt díu nhau về giữa đêm như vậy. Chốt kiểm dịch nào cũng đông nghịt người khai báo y tế, chờ đi cách ly tập trung. Mong sao có thêm nhiều xe chở hàng vào tiếp tế cho bà con đỡ khổ phần nào hay phần đó".

Mấy chục năm xuôi ngược ở TP.HCM, ông Tiến quen biết cũng nhiều. Mấy ngày qua, mỗi chuyến hàng ông Tiến đều đăng lên trang mạng xã hội vừa để thông báo cho công ty, gia đình nắm tình hình, vừa tiện cho người dân khó khăn ở TP.HCM biết xe chở nhu yếu phẩm liên hệ.

"Nhiều hoàn cảnh khó khăn, họ liên hệ xin cho khu trọ của mình. Tôi chỉ có công chứ đâu có của, nên nắm danh sách về báo cáo lại công ty. Công ty làm việc với Nhà nước để phân phát cho phù hợp. Làm sao ai cũng có chút quà quê là mình vui rồi" - tài xế Tiến nói.

Ông Lê Văn Hải, giám đốc Công ty TNHH Quý Trường Hải, tâm sự công ty thật may mắn khi có những nhân viên như cha con ông Tiến - tinh thần trách nhiệm, ý thức phòng dịch cao và luôn sẵn sàng vì cái chung.

"Công ty tôi cam kết với Mặt trận Tổ quốc tỉnh rằng có bao nhiêu hàng chúng tôi cũng có xe chở miễn phí vào Nam cho bà con. Cứ cho địa chỉ, chúng tôi sẽ đến nhận hàng và lên đường. Trừ khi hàng nhiều quá cần tăng chuyến tôi mới điều tài xế xe khác, còn lại cha con anh Tiến nhận chở hết. Chắc hai cha con không biết, nhiều hội nhóm ở TP.HCM nhận hàng điện về công ty khen cha con anh ấy dữ lắm. Tôi cũng vui lây" - ông Hải nói.

Hai cha con tài xế Tiến không phải cá biệt trong rất nhiều chuyến xe đầy ắp yêu thương từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về miền Nam những ngày qua. Nhưng họ là một phần hiện diện và đủ đầy cảm xúc của những con người lặng lẽ cầm vôlăng chuyên chở nghĩa tình vì đồng bào lúc khó khăn.

Cha con tài xế Tiến nói còn hàng sẽ còn chở, chở cho đến khi nào miền Nam trở lại bình thường mới thôi. Lời nói ấy như khẳng định cả nước luôn bên cạnh miền Nam, luôn sẵn sàng chia sẻ đắng cay và người dân cả nước biết nhận từ TP.HCM thì cũng biết cho đi lúc TP cần. Sẽ còn những hành trình nghĩa tình phía trước chờ đợi cha con tài xế Tiến những ngày đến...

tập 5

Sáng 10-8, Sở NN&PTNT Kiên Giang phối hợp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang khởi hành 3 chuyến xe chở hơn 5 tấn lương thực, thực phẩm đi TP.HCM hỗ trợ cho người dân đang gặp khó khăn trong các vùng phong tỏa, khu cách ly.

Trước đó, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã vận động các nhà hảo tâm và lực lượng trong ngành ủng hộ được 2,5 tấn gạo, 1 tấn cá biển, 1,5 tấn dưa leo và 5.000 quả trứng để chia sẻ với bà con ở TP.HCM.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Kiên Giang cho biết thêm, các chuyến xe vận chuyển được Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm. Các xe được phun khử khuẩn, tài xế được xét nghiệm COVID-19 và trong suốt quá trình di chuyển phải mặc đồ bảo hộ.

Tỉnh Kiên Giang đã chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT TP.HCM làm đầu mối, ủng hộ thông qua Liên đoàn Lao động của thành phố để phân phối số quà tặng này đến tay bà con trong vùng cách ly.

Thời gian tới, Kiên Giang sẽ tiếp tục vận động hỗ trợ để góp phần chung tay cùng với chính quyền thành phố hỗ trợ, giúp đỡ cho người dân gặp khó khăn trong thời gian dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS