Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHỬA BỆNH tạm thời tại nhà COVID
11-08-2021, 10:02 AM (Được chỉnh sửa: 19-08-2021 01:14 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
CHỬA BỆNH tạm thời tại nhà COVID
THEO THÔNG BÁO TỪ SỞ Y TẾ tp HCM copy lại bà con tham khảo

TTO - Ngày 11-8, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết đã có văn bản cập nhật hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà. TP sẽ bổ sung 2 loại thuốc kháng đông dạng uống để điều trị COVID-19.
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng cho biết theo ý kiến của Hội đồng khoa học và công nghệ mở rộng về các thuốc kháng đông dạng uống, TP sẽ cập nhật thêm 2 loại thuốc kháng đông dạng uống.

Như vậy, người dân có thể lựa chọn 1 trong 3 các thuốc kháng đông dạng uống theo hướng dẫn của Sở Y tế.

Ông Tăng Chí Thượng đề nghị giám đốc các bệnh viện, trung tâm y tế bổ sung ngay 2 loại thuốc kháng đông dạng uống nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người mắc COVID-19.

Đối với sử dụng thuốc tại nhà:

Các thuốc thiết yếu cần có: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền). Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.

Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống: người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

2 loại thuốc kháng đông dạng uống được bổ sung là Apixaban và Dabigatran, khi người mắc COVID-19 được cách ly tại nhà có thể sử dụng 1 trong 3 thuốc kháng đông dạng uống như sau:

- Apixaban

Liều lượng: 2,5 mg, uống 2 lần/ngày.

- Hoặc: Rivaroxaban

Liều lượng: 10mg, uống 1 lần/ngày

- Hoặc: Dabigatran

Liều lượng: 220mg, uống 1 lần/ngày

Sở Y tế lưu ý khi sử dụng thuốc này như sau: Thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày, chỉ sử dụng cho người trên 18 tuổi và thận trọng khi sử dụng cho người trên 80 tuổi; chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu; khi sử dụng cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…).

Thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

- Dexamethasone

Liều lượng: Người lớn: 6mg/lần/ngày. Trẻ em: 0,15mg/kg/ngày (tối đa 6mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các thuốc thay thế sau:

- Prednisolone

Liều lượng: Người lớn: 40mg/lần/ngày. Trẻ em: 1mg/kg/ngày (tối đa 40mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

Hoặc dùng Methylprednisolone

Liều lượng: Người lớn: 16mg/lần, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ. Trẻ em 0,8mg/kg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ (tối đa 32mg/ngày), uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).

Sở Y tế lưu ý người có bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày, nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.

Người mắc COVID-19 cách ly tại nhà cần liên hệ nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường sau:

- Có các triệu chứng như sốt trên 38ºC, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài "1022" (bấm số 3) để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM, hoặc số 4 để được tư vấn từ "Thầy thuốc đồng hành", hoặc gọi số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.

- Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, nồng độ oxy trong máu (SpO2) <95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà) thì liên hệ ngay tổng đài "115" hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Đặc biệt, Sở Y tế lưu ý hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus mới SARS-CoV-2 của Bộ Y tế (theo quyết định số 3416/QĐBYT ngày 14-7) có khuyến cáo sử dụng thuốc kháng đông heparin tiêm dưới da cho những trường hợp có độ nặng từ trung bình trở lên.

Thuốc kháng đông dạng uống (Rivaroxaban, Apixaban, Dabigatran) là loại thuốc kháng đông non-heparin mới, được dùng trong dự phòng đột quỵ và huyết khối ở người bệnh rung nhĩ, dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh thay khớp háng, khớp gối.

Hiện nay, trên thế giới thuốc này đang được nghiên cứu thử nghiệm đánh giá hiệu quả ngăn ngừa huyết khối trên người mắc COVID-19, tuy nhiên vẫn chưa đủ chứng cứ khoa học để đưa vào phác đồ điều trị.

Trong hoàn cảnh dịch bệnh đang bùng phát với nhiều trường hợp chuyển nặng tại nhà như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng thuốc này theo hướng dẫn như trên nhằm hạn chế tỉ lệ chuyển nặng tại nhà.

Sở Y tế khuyến khích các bệnh viện tăng cường nghiên cứu ứng dụng thuốc này trong điều trị COVID-19 nhằm đóng góp vào kho dữ liệu khoa học của ngành, làm căn cứ để kiến nghị Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế bổ sung vào hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 trong thời gian tới.

TUY NHIÊN PHẦN BỔ SUNG SAU ĐÂY ĐỂ BÀ CON XEM & NGHỈ CHO KỶ vì THUỐC TÂY LUÔN CÓ 2 MẶT

TTO - Hiện nay trên nhiều nhóm cộng đồng được lập ra cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, nhiều người dùng mạng xã hội có xu hướng chia sẻ các toa thuốc điều trị COVID-19 dù không có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Đây là việc làm gây nhiều rủi ro, nhất là cho các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà, bởi mỗi toa thuốc được bác sĩ chỉ định đều phải được cân nhắc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thể trạng, tiền sử dị ứng thuốc... nên không thể dùng toa của người này cho người khác.

Tuổi Trẻ đã trao đổi với BS.CKII Nguyễn Thái Yên, trưởng khoa hồi sức COVID-19 Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), xung quanh vấn đề này và những hệ quả đi kèm.

* Khi kê toa điều trị cho bệnh nhân COVID-19, các bác sĩ phải cân nhắc đến những yếu tố nào, thưa ông?

- Khi một bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19, bác sĩ kê toa phải dựa vào phân độ bệnh từ độ 1 đến độ 5, tức từ không triệu chứng đến nhẹ, vừa, nặng và nguy kịch. Tùy theo độ nặng của bệnh, bác sĩ sẽ có các hướng dẫn điều trị khác nhau rất chặt chẽ.

Khi cho y lệnh điều trị còn phải cân nhắc đến thể trạng, cân nặng của bệnh nhân và các bệnh đồng mắc để điều chỉnh liều thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, bác sĩ còn xét yếu tố tiền sử dị ứng với các loại thuốc đang dự định sử dụng, bệnh nhân có đang mang thai không...

Tất cả những yếu tố trên phải được các bác sĩ cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra chỉ định điều trị cho bệnh nhân, dựa theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành. Đây là hướng dẫn rất sát sao từ đánh giá bệnh nhân, cách điều trị tùy mức độ, chăm sóc, tư vấn tâm lý...

* Việc uống theo toa thuốc chữa COVID-19 của người khác chia sẻ trên các nhóm cộng đồng có thể gây ra những rủi ro nào, đặc biệt là đối với các bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà?

- Khi bệnh nhân F0 theo dõi tại nhà, điều cần làm là theo dõi sát tình trạng bệnh và khai báo với cơ quan y tế hằng ngày. Nếu liên hệ cơ quan y tế khó khăn, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ trước đây mình từng đi khám hoặc bác sĩ gia đình.

Hiện nay, tất cả các bác sĩ đều đã được cập nhật "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19" của Bộ Y tế nên đều có thể tư vấn cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà.

Gần đây, mạng xã hội chia sẻ phác đồ dùng thuốc Ivermectin để ngăn ngừa và điều trị tại nhà cho bệnh nhân COVID-19 và được rất nhiều người chia sẻ. Trong khi đó, loại thuốc này chỉ được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt chỉ định điều trị giun lươn. Thử nghiệm lâm sàng trên người cho thấy hiệu quả không có gì rõ ràng nên đến nay FDA vẫn không công nhận đây là loại thuốc điều trị COVID-19.

Việc làm theo hướng dẫn chữa bệnh không rõ nguồn gốc hay chứng cứ rất nguy hiểm, sử dụng liều cao có thể gây các tác dụng phụ nặng nề cho bệnh nhân vốn đang bị nhiễm COVID-19.

Tốt nhất bệnh nhân F0 nên tuân thủ theo các khuyến cáo điều trị tại nhà như nghỉ ngơi, tuân thủ 5K, giữ khoảng cách với thành viên trong gia đình, ăn uống đầy đủ chất, khai báo y tế hằng ngày. Khi gặp vấn đề trở ngại, có thể gọi đến các cơ quan y tế, hotline các bệnh viện có nhận điều trị COVID-19 hoặc gọi bác sĩ gia đình.

Bệnh nhân COVID-19 hãy ăn đầy đủ chất, uống nhiều nước, tránh nằm lì một chỗ, có thể vừa nghỉ ngơi tại giường vừa đi lại trong phòng và làm vài động tác thư giãn. Quan trọng nhất là bệnh nhân phải giữ sạch mũi họng. Có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 3 lần cũng có thể giúp giảm tải lượng virus.

Ông có lời khuyên gì cho các bệnh nhân F0 đang cách ly điều trị tại nhà?

- Khi bị nhiễm COVID-19, người bệnh không nên quá lo lắng. Đến 80% bệnh nhân khỏe mạnh và không có bệnh nền sẽ tự khỏi, 20% có thể diễn tiến nặng hơn về hô hấp, trong đó chỉ có khoảng 5% bệnh nhân nặng thật sự phải vào khoa hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, một khi đã được đưa vào khoa này thì tỉ lệ tử vong khá cao.

Vì vậy, đừng quá lo lắng, bi quan nhưng cũng không khinh suất để lây lan cho các thành viên khác trong gia đình. Đôi khi một người có bệnh nền nhưng chưa được phát hiện, chứ không phải không có bệnh nền, dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe khi trở thành F0.

Một bệnh nhân khi trở thành F0 thường rất lo lắng nên cần được trấn an để luôn lạc quan, yêu đời. Nếu cách ly tại nhà có thể nghe nhạc, giữ cho tinh thần lúc nào cũng thoải mái.

Hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, thậm chí dành hẳn một tầng lầu riêng để sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống. Khi ra khỏi phòng phải đeo khẩu trang, còn ở trong phòng có thể mở khẩu trang để cảm thấy dễ chịu.

BS NGUYỄN THÁI YÊN

DO ĐÓ BÀ CON NÊN XEM THEO TÊN THUỐC TRÊN GOOGLE để thấy rằng cái gì truyền miệng kg hẳn sai nhưng kết quả tốt thì chưa chắc
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS