Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Mong Minh Ký Sự
05-06-2012, 07:30 AM (Được chỉnh sửa: 05-06-2012 07:35 AM bởi baothai.)
Bài viết: #7
RE: Mong Minh Ký Sự
Hôm nay con xin mời xem tiếp phần 6.

[Hình: attachment.php?aid=1752][Hình: attachment.php?aid=1753][Hình: attachment.php?aid=1754][Hình: attachment.php?aid=1755][Hình: attachment.php?aid=1756][Hình: attachment.php?aid=1757][Hình: attachment.php?aid=1758][Hình: attachment.php?aid=1759][Hình: attachment.php?aid=1760][Hình: attachment.php?aid=1761]


Ngày 4-4-2012.



Hôm nay,sáng sớm,chúng tôi pha 2 cà phê,1 G7 cho Bà xã,1 Cappuccino cho tui,từ bình thủy nước sôi do khách sạn cung cấp.Như vậy sẽ không phải mất 20.000đ cà phê bờ hồ.Học trò Ngọc Cúc đến lớp,còn tui thì tiếp tục lang thang,sau khi điểm tâm bằng bánh mì xiếu mại.

Sự thuận lợi của con 2 bánh khi đi bụi chính là “cơ động trên đường trường,thanh lịch trong thành phố và…thuận tiện khi vào ngỏ hẹp”.Con Deahan dễ thương của tui,hôm nay lại có dịp rong chơi trên phố phường Đà Lạt.Nhờ nó ,tui rảo rất nhiều nơi,thậm chí len lỏi vào cả những rẫy rau hoa,đường chưa thông thoáng.Và một Đà lạt mà ngành nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa trong sản xuất rau quả , hoa tươi đang bao phủ khắp nơi bằng những dãy “nhà lưới” nhựa trắng,tầng tầng lớp lớp.Những làng hoa tỷ phú mọc lên nhiều chỗ.Đó là xu hướng tự nhiên của phát triển kinh tế.Một thành tựu đáng mừng.Nhưng với tôi bỗng dậy lên ít nhiều tiếc nuối.Thiệt sự cái hình ảnh “công nghiệp” của các nhà lưới đã dần làm mất đi những mảng sắc màu tuyệt đẹp của những luống rau xanh trên nền đất pozole vàng đỏ,những dãy nhà màu trắng căng cứng đã che mất những luống hoa tươi thắm làm nên một đặc trưng nổi tiếng của thành phố “ngàn hoa”.Nếu cuộc sống là tập hợp của rất nhiều những lựa chọn,thì có nhiều lựa chọn khiến ta phải nhói lòng.

Đi vòng thật xa,qua nhiều con đường mà tôi không nhớ tên,cuối cùng cũng trở lại hồ Xuân Hương.Từ Vườn Bích Câu nhìn sang phía đối diện là sừng sửng một cách đáng yêu hình ảnh của Lycée Yersin thuở nào, và nay là Trường Cao Đẳng Sư Phạm.

Như đã từng đề cập,năm 1971,sinh viên khóa 1 Cao Đẳng Nông Nghiệp Cần thơ,được các Thầy Trần Đăng Hồng,Phạm văn Kim,Nguyễn văn Nhiều (không biết tôi có quên thầy nào nửa không,mong các bạn bè cũ hoặc các Thầy nhắc lại,để tôi không phải lỗi đạo) hướng dẫn đi du sát,Đà Lạt là một trong những điểm dừng chân lý thú.Nơi được làm chỗ tạm trú cho sinh viên thời sống nhờ học bổng,tại Đà Lạt,chính là Lycée Yersin.Vì chỉ là một phòng học mà nhà trường hoan hỉ dành cho , không đủ điều kiện sưởi ấm nên mọi người đã được hưởng những đêm lạnh nhớ đời.Ôi thật là một kỷ niệm không quên đối với sinh viên khóa 1 Cần thơ .Sau này,sinh viên khóa 3,khóa của Tiến sĩ Dương Minh,Tiến sĩ Nguyễn thị Kim Nguyệt(Đại học Cần thơ),Kỷ sư Nguyễn Xuân Sơn(nguyên Phó Giám Đốc Sở Nông Nghiệp Lâm Đồng,vừa nghĩ hưu…),cũng đã tạm nghĩ tại đây,trong chuyến du sát năm 1973 mà tôi là một trong những “thầy” hướng dẫn.

Tui nhắc lại để thấy vui,nhắc lại để các bạn thấy hảnh diện một phần bởi tụi mình đã từng được ngủ “bụi” trong cái công trình kiến trúc mà sự nổi tiếng đã vượt khỏi cái không gian hạn hẹp của Đà Lạt ngàn hoa.

Bản phác họa ngôi trường, đầu tiên do KTS E.Hébard vẽ,nhưng được thiết kế và chỉ huy thi công là do KTS Moncet.

Lycee Yersin được khởi công từ 1927,sau 8 năm xây dựng,với hàng trăm thợ khéo ,công trình hoàn thành năm 1935.Ngày khai giảng khóa học đầu tiên,28 /6/1935, có sự hiện diện của Bác sĩ Alexandre Yersin.

Uốn cong một cách mềm mại theo thế đất để ôm lấy một khoảng sân rộng lớn bên trong,chính là lối kiến trúc “phá cách”táo bạo,làm nên một Lycée Yersin đồ sộ mà thật lãng mạn,khiến bao người phải bị “hút hồn” khi nhìn thấy.Màu gạch đỏ ấm áp giửa mênh mông lạnh lẽo của núi đồi,cùng với tháp chuông cao là dấu nhấn,Lycée Yersin nổi bậc trên dãy đồi phía bên kia mặt hồ tĩnh lặng.

Và,chúng ta rất hảnh diện khi Lycée Yersin được UIA (Hội Kiến trúc sư thế giới) công nhận là 1 trong 1000 công trình xây dựng độc đáo của thế kỷ XX.

Nhưng ,Đà lạt không chỉ có Lycée Yersin mà còn có hơn 1500 biệt thự được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ trước.Với hàng ngàn những kiểu dáng khác nhau mang phong cách các vùng,miền của nước Pháp vào thế kỷ XIX,”Biệt thự Đà Lạt” được xem như là “Bảo tàng kiến trúc độc đáo của Đông Nam Á”.



Tôi tiếp tục lang thang trên con Deahan,để đi tìm những kỷ niệm xưa cũ,mà giờ đây,chắc gì còn nhận ra .Và trước tiên ,tôi ngược lên dốc Đinh Tiên Hoàng.Con đường này vào năm 1977,tôi đã ở suốt 1 tháng tại “Trung tâm Sinh học Thực nghiệm,cơ sở II” thuộc Phân viện Khoa học Việt Nam,để bước đầu tiếp cận ngành “Công nghệ sinh học”.Người phụ trách lúc đó là Anh Trần Lệ,sau này rất có công trong việc đưa “Công nghệ sinh học” ra thực tiển sản xuất. “Nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô” đã đi từ phòng thí nghiệm ra đến nhà vườn,nương rẫy.Ngày nay, nhiều “nông dân” Đà lạt đã trực tiếp làm công việc này tại phòng thí nghiệm riêng của mình.Chạy suốt con đường Đinh Tiên Hoàng tôi không còn nhận ra chốn cũ.Ôi đã 35 năm trôi qua,làm sao còn dấu tích.

Buổi trưa,về khách sạn đón vợ ăn cơm rồi sau đó chở bả đi vòng vòng trong lúc chờ giờ học buổi chiều.

Hôm nay ,theo ý bà xã,tui đi mua 1 ấm siêu tốc,để nấu nước uống.Nhu cầu 2-3 lít nước mỗi ngày cho một người không thể giải quyết bằng những chai La Vie 10.000đ/1,5l,vì nó quá phí.

Còn một điều nửa mà tối lại tôi bắt đầu lo.Theo kế hoạch,sau Đà lạt chúng tôi sẽ đi Ban Mê Thuột qua ngả Q.lộ 27,nhưng chắc là sẽ ghé Hồ Lak,một điểm dừng mà tôi không thể bỏ khi đi ngang ,giống như Hội An.Cái không khí yên bình của mênh mông hồ nước,tiếng sào tre đập nước đuổi cá sớm mai,bóng thuyền độc mộc ngược sáng xuôi về cuối hồ vào buổi chiều,…đã quyến rũ tôi từ lần đầu ghé qua vào năm 2004.

Nhưng con đường 27 giờ đây đang xuống cấp trầm trọng.Tôi đã 3 lần đi qua,con đường cũng rất đẹp với những đèo dốc cheo leo,đèo Phi Liêng,đèo Chuối,nhưng vắng vẻ,thật sự vắng vẻ!Đọc trên net,tui thấy tin này:

Đăk Lăk: Bắt băng cướp trên quốc lộ 27

TP - Ngày 28 - 7, Công an huyện Lăk bắt tạm giam Võ Văn Tân (SN 1968, trú thôn 2, xã Yang Réh, huyện Krông Bông), Y Dung Êban (SN 1975, trú buôn Cư Win, xã Ea Trul, huyện Krông Bông) và Đinh Duy Phương (SN 1986, trú thôn Cao Thắng, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột), về hành vi cướp giật tài sản.

Các đối tượng khai nhận đã thực hiện 8 vụ cướp tài sản trên tuyến quốc lộ 27, đoạn từ cầu Giang Sơn (huyện Krông Bông) đến xã Bông Krang (huyện Lăk).

Đây là tin năm rồi,nhưng chắc gì chỉ có 1 băng cướp,cũng chắc gì không có 1 tên cướp “cơ hội” đập mình lúc chạy ngang con đèo vắng mờ sương,nhất là khi ta chỉ có “một mình” 2 người!Thật ra,nó không cần phải đập,chỉ cần cầm dao đứng chận bên đường nơi quãng vắng,mọi sự sẽ vô cùng dễ dàng trước 2 Ông Bà O.60!Khi đó,hậu quả tốt đẹp nhất mà chắc ai cũng mong, là 2 vị “liều mạng”này an toàn đón xe về lại Long Xuyên,sau khi bàn giao con Deahan “huyền thoại” và “toàn thể” tư trang,tiền bạc,thiết bị nghe nhìn,chộp… cho cái thằng “cơ hội” đứng đường đó!

Nghĩ đến đây,tui cảm thấy lạnh,cái lạnh này còn hơn cái lạnh đang phủ trùm lên 2 kẻ quen hơi nóng đồng bằng Nam bộ,đang co ro uống ly đậu nành nóng ở khu chợ “âm phủ”!

Nhất định ngày mai sẽ “tính kỷ” lại cái vụ “lạnh” này.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 3 thành viên cám ơn cho post này:
minhnhat (05-06-2012 02:22 PM), quangvu (09-06-2012 09:26 PM), dieuquang (11-06-2012 04:54 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 02:31 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 08:53 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 10:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 11:47 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - ngoclam1974 - 31-05-2012, 10:02 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 02-06-2012, 01:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012 07:30 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 09:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:09 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:14 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-06-2012, 10:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 13-06-2012, 03:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-06-2012, 10:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:06 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:36 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 08-07-2012, 12:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 09-07-2012, 12:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 09-07-2012, 04:01 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 12:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:18 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-07-2012, 08:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 11-07-2012, 12:26 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 13-07-2012, 08:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 15-07-2012, 12:04 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:28 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:29 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:19 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:21 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:23 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 23-07-2012, 03:35 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:52 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:43 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:48 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-08-2012, 03:41 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 01:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-09-2012, 12:31 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 2 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS