Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Mong Minh Ký Sự
06-06-2012, 02:14 AM
Bài viết: #11
RE: Mong Minh Ký Sự
xin mời xem tiếp:




Phần 9:

[Hình: attachment.php?aid=1805][Hình: attachment.php?aid=1806][Hình: attachment.php?aid=1807][Hình: attachment.php?aid=1808]

Hôm nay,7-4-2012,Bà Xã tui kết thúc khóa học,theo dự kiến nếu trước 12h thì chúng tôi sẽ đi ngay xuống Khánh hòa,cụ thể có lẽ là Ninh Hòa,để tranh thủ thêm vài chục cây số.

Vậy là tui đã lưu trú tại Đà lạt 6 ngày,lang thang cũng nhiều nơi và đã dẫn dắt quý vị qua nhiều con đường thú vị của xứ sương mù,kể cả trở về những ngày xa xưa cũ.Nói chung,Đà lạt bây giờ có nhiều thay đổi,thành phố có vẻ đẹp hơn và sạch hơn.Dòng nước dẫn từ Hồ Xuân Hương xuống thác Cam ly bây giờ không còn nhếch nhác,hệ thống mươn dẫn nước đã bê tông hóa cùng với những vuông hoa kiểng bên cạnh làm đẹp hơn cho cảnh quan.Hồ nước Xuân Hương phẳng lặng với rải rác chung quanh là khách nhàn du hay những “ngư ông” hiện đại đang buông câu chờ cá.Lại thêm những cánh cò trắng lượn lờ trên khắp mặt hồ một cách vô tư,bất chấp sự hiện diện của con người và cái ồn ào xe cộ cách đó không xa.

Nhiều công trình mới được xây dựng,nhất là những nơi trước đây từng là nương rẫy.Dư luận cũng nhiều lần lên tiếng về những công trình có thể phá vở cảnh quan,nhất là làm mất đi nhiều thông xanh,vốn là đặc trưng làm nên giá trị của “thương hiệu” Đà Lạt.Cho nên đã có sự kiểm soát chặt chẻ trong việc bảo tồn loài cây đặc hửu này,trong nội ô.

Chỉ còn một buổi sáng,tôi phải tìm chỗ thay chiếc ruột bị đinh đâm,kiểm tra lại máy và sên,thắng,để chuyến đi được an toàn.



Con đường kia có còn loang bóng nắng

Khi phố buồn không còn dáng thông xưa?

Dã quỳ kia sẽ héo rủ song thưa

Khi Đà lạt không còn sương thoáng lạnh.



Chiều thổ mộ chợt buồn bên đồi vắng

Xốn xang lòng khi thấy bóng câu qua

Đà lạt xưa,quến hồn bao khách lạ

Nay ngậm ngùi đưa tiễn kẻ đi xa.





11h10.

Bà Xã thông báo kết quả cuối khóa với điểm số tối đa cùng 3 người khác,được phát bằng kèm giấy khen.Sẽ về ngay.

Tui lụi hụi mang hành lý xuống xe,cột chặt,ngồi chờ Bà Xã và chờ cơm.

11h20.

Bà Xã về tới khách sạn,sửa soạn,thanh toán tiền phòng,ăn cơm.

11h55.

Chộp vài tấm ảnh kỷ niệm trước khách sạn.

12h.

Chào Ông chủ ks,nổ máy con Deahan.Tiếng nổ êm re.Tui thương con Deahan vô cùng.Xin nhắc lại một chuyện nhỏ:

Hôm qua,sau nhiều ngày không lên net,tui check mail thì được thư Ông Vũ vinh An,như sau:



Tin vui tu Deahan - Han Quoc.
Thay ban quang cao cho con Deahan qua chung.
Toi co noi chuyen voi Ong Lee Pak Hwang, dai dien Lotte tai Vietnam nho ong ta
lien lac voi tap doan Deahan xem co tai tro cho con Deahan vuot duong dai tren
2.000 Km ?

Tap doan Deahan dong y tai tro cho cap doi tren 60 tuoi su dung con Deahan.
Bao duong xe tren suot chang duong di co tram bao hanh cua Deahan.
Hinh anh duoc Deahan toan quyen su dung de quang cao.
Xe phai treo co Deahan truoc dau xe.
Lo trinh phai dang ky voi Deahan de yem tro.
Xe se duoc gan dinh vi toan cau de theo doi.
Xong chuyen di xe se duoc Deahan trung dung de quang cao cho Deahan.
Cap doi se duoc doi 1 con Deahan khac 4 banh.
Co the lo trinh duoc keo dai den Bangkok va Namvang.

De nghi cap doi lien lac gap voi tap doan Deahan vao ngay 010412
tai dia chi 135 Nam Ky Khoi Nghia Quan 1 TP HCM gap dai dien cua
Deahan de duoc giup do dang ky.

Xin thong bao voi KS Minh va KS Cuc de thuc hien tot chuong trinh du lich bui cua minh.
Vu Vinh An.


Và tui đã reply như sau:





Qw..oau...!Quá đã,quá đã.

Đúng ngày 1/4 mình và bà Cúc khởi hành lúc khoảng 6h30,ráng
vòng qua nhà Thờ Đức Bà chộp vài tấm ảnh.Khi đó trời u ám lắm,mưa cũng
lắc rắc.Đang chộp hình thì điện thoại reo,hóa ra là của Ông Park Chun
Hun nói là được điện của Ông Lee Pak Hwang chỉ thị theo dỏi sát và tài
trợ cho 2 vợ chồng tui.Hay thiệt,hổng biết sao mà mấy cha củ sâm này
biết tui xài con Deahan 12 năm tuổi đi du lịch ...bụi mà lên tiếng.Hôm đó vì không có mặt kịp thời,Ông Chun Hun hổ trợ bằng
cách báo cho biết Bão số 1 đang đổ bộ vào,qua chợ Thị Nghè nhớ mua áo
mưa,đồ đạc thì cho vào bọc nylon cẩn thận.Nhớ xin hóa đơn đỏ,công ty sẽ thanh
toán lại khi hoàn tất hành trình.

He he,đúng là khởi hành ngày 1/4 này …hên thiệt.Nhưng lúc đó chưa tin.

Bây giờ được email của Ông An thì ….mới “tin là sự thiệt”.





Tìm đường để đến với tỉnh lộ 723 cũng hơi ..lộn xộn.

Bùi thị Xuân à Sương Nguyệt AnhàPhan chu TrinhàHồ Xuân Hương…tới hồ Than Thở,từ đó cứ hỏi đường …đi Nha Trang.(Bạn già Trương Chí Ường đã alô chỉ đúng như thế).



(P.9 còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
               


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-06-2012 04:54 AM), quangvu (15-06-2012 11:01 AM), MinHo (16-06-2012 06:30 PM)
06-06-2012, 09:32 AM (Được chỉnh sửa: 06-06-2012 09:35 AM bởi baothai.)
Bài viết: #12
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 9 (tiếp theo): Tỉnh lộ 652.

[Hình: attachment.php?aid=1809][Hình: attachment.php?aid=1810][Hình: attachment.php?aid=1811][Hình: attachment.php?aid=1811][Hình: attachment.php?aid=1812][Hình: attachment.php?aid=1814][Hình: attachment.php?aid=1815][Hình: attachment.php?aid=1816][Hình: attachment.php?aid=1817][Hình: attachment.php?aid=1818]

Chúng ta thường nghe nói tới “biển mây” và cũng có thể đã thấy “biển mây” với những cuộn bông trắng dày đặc hoặc phơn phớt như tơ,trong khoảng trời xanh trong vắt khi nhìn qua ô cửa phi cơ.Cái biển mây đó nó chỉ để góp phần vào cái trãi nghiệm “đi máy bay”thôi,còn cái biển mây mà ta nhìn ngắm lúc bình minh ,cũng với những dãy tơ dày đặc cuồn cuộn hoặc phơn phớt mỏng manh trên những rừng cây ẩn hiện bên dưới vực sâu,bên kia sườn núi,mới là cái biển mây mà khi lần đầu bắt gặp,ta phải sửng sốt ngắm nhìn.Và cái cảm giác của người trần mắt thịt đang ở chốn thiên thai nơi trần thế lúc đó, là có thật!Đấy chính là hình ảnh và cảm giác mà tôi đã trãi nghiệm vào năm 2008,khi đổ đèo Hòn Giao lúc bình minh vừa lố dạng.

Bây giờ đây,khi sắp rời khỏi con thác nhỏ vô danh nơi cuối đường tỉnh lộ 723,để bắt đầu chặng hấp dẫn nhất của cung đường,Khánh Vĩnh-Hòn Giao,tôi kiểm tra lại con Deahan,xem lại vỏ ruột…và hít thở cái không khí mát lạnh ở cao độ 1700m.Trước mặt tôi là những khúc cua uốn lượn theo sườn núi và vực sâu,đã một lần đi qua (2008) nhưng tôi chẳng nhớ gì.Với những thông tin có đựợc,những khuyến cáo của người đi trước,tôi biết mình sắp phải thử thách bằng một cuộc đổ dốc qua con đèo dài nhất và nguy hiểm nhất Việt Nam (33km so với 31km của đèo Pha Đin nổi tiếng miền Bắc).

“Con đường nối biển và hoa” thực sự khởi công ngày 20- 4-2004,từ 2 đầu và sau 3 năm ,gặp nhau nơi ranh giới 2 tỉnh Khánh Hòa-Lâm Đồng,tại núi Hòn Giao,cách Đà lạt 60km.

Ngày 27-4-2007 con đường mới chính thức thông xe.

Tên đường và tên đèo đến giờ vẫn chưa thống nhất.Phía Lâm Đồng là tỉnh lộ 723,nên phần còn lại là 723 nối dài.

Phía Khánh Hòa là tỉnh lộ 652 nên phần trên đất Lâm Đồng là 652 nối dài!

Tên đèo thì có nhiều cách gọi, Đèo Bidoup (vì ngọn Bi đoup cao 2287m mà con đường chạy qua gần đó),Đèo Khánh Lê ( do chạy qua xã Khánh Lê,huyện Khánh Vĩnh,Khánh Hòa) và đèo Hòn Giao vì vượt qua dãy núi cùng tên,là ranh giới tự nhiên giửa 2 tỉnh.

Khi đi qua đây,rồi xem lại bản đồ địa hình cũng như tư liệu,tôi thấy một điều thú vị:Hòn Giao có đỉnh cao 2060m,từ Đà lạt có cao độ 1500m,khi theo đường này “xuống” Nha trang,chúng tôi luôn “tưởng” rằng mình đi “xuống”.Trong lúc đó thì tại đỉnh đèo có cao độ tuyệt đối là khoảng 1700m so với mực nước biển,thì đúng là đã đi “lên”.Thật ra,do con đường vượt thêm 200m cao độ trên một khoảng đường rất dài,chừng 50km,nên chỉ giống như ta chạy qua những dốc nhỏ ,không có cảm giác đi lên mà “cảm giác đi xuống”là thật hơn.

Trong thực tế,sau khi đến đỉnh đèo(#1700m)ta mới thực sự đổ xuống miền xuôi.Và vì vậy,đây là “con đèo 1 sườn”,mà sườn Đông,phía Khánh Hòa chiếm phần lớn,làm cho du khách có cảm giác như là một con dốc,con dốc vĩ đại chạy suốt sườn Đông của Nam Trường Sơn. Kiểu hình cấu tạo địa chất đặc biệt này củaTây Nguyên có dạng “lệch sườn”,sườn Tây thoai thoải trải dài hàng trăm cây số về phía sông Mekong ,còn sườn Đông dốc đứng “cắm”thẳng xuống dãy đồng bằng nhỏ hẹp ven biển với khoảng rộng nhiều nơi chưa đầy chỉ vài chục km!Đó là kết quả của các đợt phun trào basalt dữ dội từ cuối kỷ Neogen,5 triệu năm trước.

Con đường là 1 công trình tốn nhiều công của và sức lực bởi phải đâm xuyên qua một vùng địa hình hiểm trở và phức tạp.Nó xẻ dọc cái sườn dốc vĩ đại của Đông Trường sơn,phơi bày các tầng mẩu thạch của một vòng cung núi lửa cổ.Những khối đá thuộc nhóm andesite và daxite,đông đặc từ dung nham phun trào thời đó,giờ đây phơi bày tầng tầng,lớp lớp chồng chất lên nhau.Linga,Yoni và các tượng thần nơi thánh địa Cát Tiên,có chất liệu thuộc nhóm andesite rắn chắc này,đã hàng ngàn năm tuổi mà vẫn như vừa mới tạc xong!

14h10’,nổ máy con Deahan , tôi ngoái nhìn lại con thác , thầm nghĩ sẽ có ngày trở lại.Thật là thú vị,khi vừa trải qua một đoạn đường dài trong nắng lạnh cao nguyên,cái nắng trong veo,rực rở tràn đầy;vậy mà chỉ ngoặt vài khúc cua,chúng tôi bổng gặp lãng đãng sương mù nơi cuối dốc.Đó cũng là lúc bắt đầu qua địa phận tỉnh Khánh Hòa,có một biển báo :”Đoạn đường thường xuyên có sương mù,tài xế cẩn thận!”.Lúc đó là 14h30.

Sương mù ngày càng dày hơn nên nhiều khi ta thấy xe ngược chiều như “chui” ra từ trong mây khói.Còn con đường thì cũng mờ ảo uốn lượn trong sương phủ liêu trai.Thỉnh thoảng ta còn bắt gặp bên kia sườn núi,giửa màu xanh thẳm cây rừng,một vệt thác trải lụa mềm trắng muốt.

Cuộc đổ dốc từ cao nguyên xuống đồng bằng trên suốt chiều dài 30km,gây nên những đổi thay khí hậu không mấy dễ chịu, từ mát lạnh sang oi nóng, nhưng bù lại là sự thay đổi liên tục về cảnh quan,những khúc quanh ngoạn mục,những thác nước chợt tuôn xuống nơi vệ đường…thiệt sự làm ngất ngây những ai …trót lở qua đây!Các biển báo độ cao,lần lượt từ 1500m,1000m rồi 500m không có tác dụng gì trong hướng dẫn giao thông;nhưng thật sự đã gây ấn tượng cho du khách.Mặt đường rộng rãi,đúng chuẩn,phía bờ vực có rào chắn an toàn,tuy có vẻ cheo leo hiểm trở,nhất là khi nhìn ngược từ dưới thấp lên sườn núi cao ,nơi con đường vừa mới đi qua;nhưng thật sự không có gì quá khó khăn,nguy hiểm.Tuy nhiên,có 1 điều mà trong suốt cuộc vượt đèo,tôi luôn cảnh giác và lo lắng ,đó là vấn đề an ninh,bởi sự hoang vắng của con đường,nhất là những đoạn cua gắt đầy sương phủ.Có đôi lúc không cưởng lại được trước cái đẹp hoang dã của con đèo giửa núi rừng trùng điệp ,chúng tôi cũng dừng lại chụp ảnh.Và cái cảm giác thích-thú-trong-nỗi-lo-âu đó là một trãi nghiệm không thể nào quên được!

15h58’ con Deahan dừng tại Bến Lội,điểm nghĩ đầu tiên dưới chân đèo.Từ đây về Nha trang hay Ninh Hòa khoảng 50km,chúng tôi uống mỗi người một trái dừa,nghĩ hơi lấy sức.

16h30’ ,chúng tôi đi tiếp Ninh Hòa như dự kiến,nghĩa là sẽ rẻ qua đường đi Khánh Vĩnh rồi hỏi đường đi tiếp Ninh Hòa.Như thế , với đoạn đường gần bằng nhau,nhưng chúng tôi đi xa hơn Nha trang vài chục km.Tuy nhiên,đó là một quyết định sai lầm,bởi nó gây lo lắng và mệt mỏi còn hơn cả khi trên con đèo hoang vắng.Ông chủ khách sạn Minh Yến có nói con đường này,tỉnh lộ 8B, hơi vắng nhưng không sao.Tuy nhiên,sau khi qua khỏi chợ Khánh Vĩnh thì con đường bắt đầu vắng vẻ,xuyên qua những khu rừng bạch đàn hoặc “vườn rừng” âm u.Ấy bởi vì bây giờ trời đã sắp tối.Con đường lại nhỏ hẹp,không tốt bằng tỉnh lộ 652 về Nha trang,vừa chạy vừa tránh ổ gà,vừa lo…cướp giật,bởi vì có lúc đường rất vắng và cũng bởi vì trời đang tối rất nhanh.Thật tình,lúc này càng thấy lo thì càng thấy lâu tới nơi.Nhìn cột cây số đang nhỏ dần con số,mà điểm cuối cùng cứ là Dục Mỹ chứ không phải Ninh Hòa thì càng đâm lo,không biết có đi đúng đường chăng ?

Cuối cùng cũng ra đến quốc lộ,không phải quốc lộ 1A như tui tưởng mà là quốc lộ 26 đi Buôn mê Thuột.Từ đây,rẻ phải đi Ninh Hòa còn hơn 10km, thật sự là 10 cây số “mệt mỏi” trong ngày!Chấm dứt cuộc hành trình từ cao nguyên giá lạnh xuống miền biển xanh nắng ấm.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 6 thành viên cám ơn cho post này:
minhnhat (06-06-2012 09:42 AM), ANH THƯ (06-06-2012 11:43 PM), behai (10-06-2012 10:14 PM), dieuquang (11-06-2012 04:54 AM), quangvu (15-06-2012 11:31 AM), MinHo (16-06-2012 06:30 PM)
06-06-2012, 09:45 AM
Bài viết: #13
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 10:

[Hình: attachment.php?aid=1819][Hình: attachment.php?aid=1820][Hình: attachment.php?aid=1821][Hình: attachment.php?aid=1822]

Hôm qua là một ngày vất vả của chúng tôi.Cái vất vả không phải do con đèo hiểm trở mà có lẽ do cái thay đổi của khí hậu,do đoạn Khánh Vĩnh-Ninh Hòa chật hẹp khó đi kèm nỗi lo âu giửa cảnh hoang vu khi trời sắp tối trên con đường nhỏ đó.Chúng tôi may mắn tìm được ngay 1 nhà trọ rẻ tiền tạm trú qua đêm.Tắm mát xong,tôi hút 1 điếu thuốc để thư giản trước khi ra đâu đó ăn một chầu nem Ninh Hòa “thứ thiệt”.

Hôm nay quyết định “sáng suốt” của “xếp” là bớt đi một số quần áo mang theo.Cái sự nặng nề của 2 túi hành lý cùng các giỏ nhỏ đựng những thứ linh tinh mang dọc 2 bên xe,khiến cặp phuộc nhún mới thay “lụp cụp” mỗi lần sụp lổ,dù là lổ nhỏ.Nó tạo cảm giác bất an cho cả 2 người khi chạy nhanh trên đường.Và sau khi chọn lựa,chúng tôi gửi về đúng một túi,nặng 10ký,bưu phí là 90.000đ.Trong khi chờ làm thủ tục gửi hàng,tui bổng nảy ra một ý:mua vài con tem,dán lên khu vực Ninh Hòa trên bản đồ rồi nhờ các cô đóng dấu.Tui cũng làm điều này trên bản đồ trong cuốn atlat mang theo.Từ bây giờ,trên đường đi,gặp Bưu điện nào tiện đường,tui đều dừng lại để “lấy dấu”.Tui thật sự thích thú về cái “sáng kiến”này.Bà xã tui cũng rất tích cực trong việc tìm cơ quan Bưu điện tại các nơi đi qua.

08h10’

Rời Bưu điện Ninh Hòa,chúng tôi ghé chợ Dinh,mua ít hàng rồi ra quốc lộ 1A,phóng nhanh về hướng Bắc.

Từ khi bắt đầu rời Sài Gòn đến giờ,chúng tôi toàn “len lỏi” trong ‘rừng núi”,nay trở ra đường cái quan,nhìn thấy đồng ruộng 2 bên, mới cảm nhận lại cái mênh mông,thoáng đảng .Xe cộ dập dìu qua lại với tốc độ cao.Đường rộng và thoáng bởi tầm nhìn không bị khuất,nên nhiều khi tôi chạy hơn 70km mà không thấy quá nhanh.Tuy nhiên lâu lâu cũng bị giật mình bởi tiếng nhắc nhở gọn lỏn từ phía sau :xe! He he…già cả rồi,các cơ quan nội tạng sau mấy chục năm hoạt động,cũng chẳng còn mạnh giỏi như hồi trẻ,nhất là cái con tim ,dễ đập lộn xộn khi lổ tai nghe tiếng “bất thường”.Tiếng “xe” vang lên đột ngột dễ làm giật mình lắm!Thật ra, nhờ có tiếng “xe” nhắc nhở đó mình quay trở lại với con đường mỗi khi lở bị hút hồn bởi cảnh đẹp hai bên .Thiệt sự mà nói,đồng bằng Nam bộ chỉ có sông nước,vườn tược,ruộng đồng…trải dài hàng trăm cây số.Đi đâu cũng thấy chỉ bấy nhiêu,cứ lập đi rồi lập lại một cách “monotone”,khiến ta nhàm chán.Còn từ Sài Gòn trở ra,dù lên cao nguyên hay theo duyên hải,cảnh quan hầu như luôn thay đổi khiến ta cứ mãi cuốn hút theo cái sự đổi thay,nhất là sự đổi thay hầu như liên tục mỗi khi con đường chạy cặp theo biển.

09h27’.

Chúng tôi tới chợ Vạn Ninh.20 phút sau thì tới cầu Ồ Ồ,thấy tên lạ chúng tôi dừng lại chộp ảnh.Nhìn con Deahan-dọc-đường-gió-bụi,nhờ nó,tui chở “hiền nội” đi khắp nơi, khiến tui liên tưởng tới bài hát mà chúng tôi “chế” từ một hành khúc ở quân trường hồi xa xưa : “Đường trường xa…con chó nó tha con mèo…”

10h.

Tới đèo Cổ Mã.Gọi là Cổ Mả vì khi nhìn từ ngoài biển,người ta thấy giống hình cái đầu ngựa,,đèo nằm trên địa phận Huyện Vạn Ninh ,tỉnh Khánh Hòa.Kế tiếp là bãi biển Đại Lảnh nổi tiếng,tuy nhiên theo nhiều người đã có dịp ghé bải tắm hoang vắng đèo Cổ Mả thì đây mới là bải tắm đẹp hơn và thú vị hơn vì không có sự can thiệp “thô bạo” của cái kiểu làm du lịch ăn xổi ở thì như Đại Lảnh.

Qua khỏi Đại Lảnh là bắt đầu lên đèo Cả.Đây là con đèo lớn và hiểm trở của duyên hải Nam Trung bộ,dài 12km,chạy qua 2 tỉnh Khánh Hòa(3km) và Phú Yên(9km),cao 333m,vượt qua núi Đại Lảnh.Nằm trên quốc lộ 1A,đèo Cả có nhiều khúc quanh uốn lượn,theo sườn núi hoặc ôm sát biển,tạo nên những cảnh quan tuyệt đẹp, là sự hòa quyện của mây trời,biển xanh,của núi đá cây rừng với cát vàng bãi tắm,tất cả,thay đổi lạ lẩm theo từng khúc quanh làm ta ngạc nhiên hết lần này đến lần khác.Đó là con đèo đã có từ rất lâu,là ranh giới giửa Đại Việt và Chiêm Thành hồi thế kỷ 15-17.Tên đèo Cả có khi người Pháp xay dựng quốc lộ 1A.

Trong văn học ,khi đèo Ngang có một bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quang với “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc…”nhiều tâm sự,thì đèo Cả cũng đã làm dậy lên một khúc-ca-bi-tráng của nhà thơ lớn Hữu Loan:



Đèo cả ! Đèo Cả

Núi cao ngút

Mây trời Ai Lao

Sầu đại dương

Dặm về heo hút

Đá Bia mù sương

Bên quán « Hồng Quân » người ngựa mỏi

Nhìn dốc ngồi than,

Thương ai lên đường !

Chầy ngày lạc giữa núi

Sau chân lối vàng xanh tuôn

Dưới cây bên suối độc

Cheo leo chòi biên cương

(…) Rau khe, cơm vắt

Áo phai màu sa trường

Ngày thâu vượn hú

Đêm canh gặp hùm lang thang



“Sau khi lên đèo Cả chừng vài cây số,mày bắt gặp 1 ngã 3 bên tay phải,con đường này sẽ dẫn mày xuống cảng Vũng Rô.Hãy đi thử xem sao…”

Đó là lời tư vấn của ông bạn già Trương Chí Ường nhắn đi từ Cân thơ,hôm qua.Dĩ nhiên,chính nhờ con Deahan rất cơ động này,tui sẽ “len lỏi”theo những cung đường xa lạ hơn những nơi đã từng qua.

Rời con đèo Cả cao độ 300 mét trên mực nước biển,tui cho xe rẻ phải để bắt đầu đổ theo một con dốc lớn,cũng uốn lượn quanh co.Đường nhỏ nhưng chẳng khó đi,sau một đoạn dài thì hiện ra bên phải là một cảng biển thấp thoáng bóng thương thuyền.Là một hải cảng tổng hợp địa phương,có độ sâu đến 21m,hiện tại cảng tiếp nhận được tàu có tải trọng 10.000DWT.Nhờ núi Đá Bia chắn gió hướng Đông Bắc,tạo điều kiện tự nhiên lý tưởng ,Vũng Rô đang được xây dựng theo quy hoạch, một cảng chuyên dùng thứ 2 có thể đón nhận tàu chuyên chở hàng lỏng có tải trọng lên đến 250.000DWT vào năm 2015.

(Còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
               


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-06-2012 04:54 AM), minhnhat (11-06-2012 08:41 AM), quangvu (15-06-2012 12:15 PM)
06-06-2012, 09:56 AM
Bài viết: #14
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 10 tiếp theo.


[Hình: attachment.php?aid=1823][Hình: attachment.php?aid=1824][Hình: attachment.php?aid=1825][Hình: attachment.php?aid=1826][Hình: attachment.php?aid=1827]








Con đường tiếp tục dẫn chúng tôi đến một làng chài nhỏ,đá sỏi gập ghềnh,rồi bắt đầu lên một dốc lớn và sau đó tiếp tục đưa chúng tôi đi vào một cung đường mới mà cảnh quan dường như đẹp hơn cả phần đèo Cả mà tôi đã “bỏ qua”.Tôi thầm cảm ơn ông bạn già từ Cần thơ đã chỉ cho tôi đường đến những thắng cảnh tuyệt vời này.Những bãi biển vừa và nhỏ,đẹp hoang sơ như Bãi Chùa,Bãi Bàng,Bãi Lau…nhất là Bãi Môn nằm cạnh mũi Điện có ngọn hải đăng Đại Lãnh,nổi tiếng vì là “nơi đón ánh bình minh sớm nhất trên đất liền”của nước ta.Đúng là như thế,nhưng xem đó là điểm vươn xa nhất ra Biển Đông thì không hẳn chính xác.Vậy đâu là điểm cực Đông của dãy dất hình chử S này?Mũi Điện của Phú Yên hay Mũi Đôi của Khánh Hòa,gần đó.Bằng thiết bị định vị GPS,người ta đã xác định mũi Đôi,nằm trên bán đảo Hòn Gốm,Khánh Hòa có kinh độ Đông là E109độ 27phút 899 là điểm cực Đông (trong khi Mũi Điện,hay còn gọi là Mũi Varella theo cách gọi quốc tế,thì có kinh độ là E109độ 27phút 704 ).Dẩu sao cũng nhờ sự “nhầm lẫn” cố ý này,cùng với bãi Môn đẹp đẻ,có suối nước ngọt quanh năm và ngọn hải đăng Đại Lãnh 122 năm tuổi,nơi đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Không có thì giờ để dừng lại lâu tại nhiều cảnh đẹp bởi vì đường xa vẫn còn đang thách thức chúng tôi.Rải rác trên đường chúng tôi gặp khoảng trên 20 khách Tây cưởi trên những xe đạp địa hình chạy về hướng Tuy Hòa.

Cuối cùng chúng tôi cũng gặp lại quốc lộ 1A,trước khi vượt cầu Hùng Vương,bắc ngang sông Ba để vào thành phố Tuy Hòa. Hóa ra con đường chúng tôi vừa qua chính là con đường mới mở nhằm đưa thành phố trẻ Tuy Hòa đến thẳng cảng Vũng Rô.

13h10’.

Vậy là chúng tôi tới Tuy Hòa tương đối sớm.Nghĩ ngơi lấy sức đợi chiều đi dạo.

16h.

Lên xe rảo quanh thành phố.Đầu tiên là chộp ảnh chiếc cầu Hùng Vương nối 2 bờ sông Ba.Bây giờ là chiều.Bất giác tôi nhớ đến bạn tôi,Kỷ sư Nguyễn Thành Nghiệp và bài hát Chiều qua Tuy Hòa của Nguyễn Đức Quang,mà anh thường hay hát trong những đêm lửa trại trăng rằm.Anh đã đi xa từ nhiều năm trước,chẳng để lại cho bạn bè chút giọng hát xưa nào!





Ngày xưa tôi đã đi qua Tuy Hòa
Trời xanh le lói bao mộng mơ
Đàn chim tung cánh bay bay đầu gió
và đâu đây tiếng sông bồi phù sa
Ôi, những chiều mây vắt ngang lưng đèo
Vọng Phu đưa mắt cũng buồn theo


Và tôi cũng đang đưa mắt buồn theo cái chiều Tuy Hòa thưa nắng này!

Tôi chạy loanh quanh thành phố một hồi rồi tìm chỗ đổ xăng và ăn cơm,muốn lên núi Nhạn nhưng đã trể nên dời lại sáng mai .

Bây giờ,Tuy Hòa đang trong giai đoạn “trẻ hóa”,thành phố có một bộ mặt sáng sủa ,rộng thênh thang,với những công trình mới dù trên núi Nhạn ngôi tháp Chăm vẫn cổ kính,trầm mặc tự bao đời.


File đính kèm Thumbnail(s)
                   


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 4 thành viên cám ơn cho post này:
MinHo (10-06-2012 08:25 AM), dieuquang (11-06-2012 04:55 AM), minhnhat (11-06-2012 08:41 AM), ANH THƯ (26-06-2012 09:08 PM)
10-06-2012, 10:12 AM (Được chỉnh sửa: 10-06-2012 10:21 AM bởi baothai.)
Bài viết: #15
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 11


[Hình: attachment.php?aid=1893][Hình: attachment.php?aid=1894][Hình: attachment.php?aid=1895][Hình: attachment.php?aid=1896][Hình: attachment.php?aid=1897][Hình: attachment.php?aid=1898][Hình: attachment.php?aid=1899]





Tuy Hòa – Qui Nhơn : 100km.



Đây có lẽ là chặng đường ngắn nhất của cuộc rong chơi.Tuy vậy chúng tôi cũng phải khởi hành sớm để còn ghé thăm nhiều chỗ mà hình như nếu bỏ qua thì…rất uổng.Và trước tiên là đến thăm Tháp Nhạn, một công trình kiến trúc đã dãi dầu gần ngàn năm trên đỉnh núi Bảo Sơn,còn gọi là Núi Nhạn,có lẽ vì là nơi loài Nhạn biển đã trú ngụ trước đây.

Nằm trên bờ tả ngạn sông Ba,núi Nhạn chỉ cao khoảng 60m,nhưng lại tạo thành một dấu nhấn cho thành phố Tuy Hòa bên dưới,nhất là trên ấy nổi bậc tòa Tháp Chăm đã chừng 800 năm tuổi!Đường lên Tháp rộng rải khiến các loại xe có thể dễ dàng đưa mọi người đến tận khu di tích.Từ đây chúng tôi có thể nhìn toàn cảnh thành phố Tuy Hòa,con sông Ba uốn lượn nên thơ bên dưới và cả núi Đá Bia tận phía trời xa.Tháp Nhạn là một trong những Tháp Chăm cổ lớn,cao khoảng 24m,với chân Tháp có cạnh vuông 5m,thờ Bà Chúa Thượng Đỉnh.Theo tôi đây là một tháp đẹp.Ngoài khu vực tháp là một khoảng không gian cây xanh đầy bóng mát,chắc chắn đã là nơi ghi dấu các cuộc tình thơ đẹp của nhiều người.

Sau khoảng 30’ viếng Tháp,chúng tôi xuống núi và tiếp tục cuộc hành trình về hướng bắc.

Theo quốc lộ 1A,đi thêm 30km,chúng tôi đến thị trấn Chí Thạnh,Huyện Tuy An lúc 9h42’.Chúng tôi tự hỏi Gành Đá Dĩa ở đâu?Thật là ngạc nhiên khi một điểm “Di tích thắng cảnh cấp quốc gia”lại chẳng có một biển báo nào từ quốc lộ!Đành phải nhờ sự chỉ đường của dân địa phương thôi.Và tại một ngả 3 bên phải Q.lộ ,nơi có biển chỉ hướng đi Nhà thờ Mằng Lăng ,cũng chính là con đường dẫn đến Gành Đá Dĩa cách đó khoảng 12km.Đường này chạy qua vài chợ và xóm nhỏ,nhiều ngã rẻ quanh co,rất dễ lạc đường.Có một con dốc rất cao với chỗ ngoặc tay áo mà khách lạ nên lưu ý để tránh tai nạn.Khi đến xóm nhà cuối cùng,chúng tôi thấy có vài ngôi nhà đã dùng các phiến đá “dĩa” để xếp thành vách,rất đặc trưng!

Và cuối con dốc là biển báo bằng bê tông hình tam giác đề “Di tích thắng cảnh cấp quốc gia GÀNH ĐÁ DĨA”.




(Còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
                           


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-06-2012 04:55 AM), minhnhat (11-06-2012 08:41 AM), quangvu (15-06-2012 12:17 PM)
13-06-2012, 03:45 AM (Được chỉnh sửa: 13-06-2012 03:49 AM bởi baothai.)
Bài viết: #16
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 12 : Qui Nhơn à Pleiku : 180km

[Hình: attachment.php?aid=1930][Hình: attachment.php?aid=1931][Hình: attachment.php?aid=1932][Hình: attachment.php?aid=1933][Hình: attachment.php?aid=1934][Hình: attachment.php?aid=1935][Hình: attachment.php?aid=1936][Hình: attachment.php?aid=1937]

* Qui Nhơn - Tây Sơn Thượng Đạo.








Hôm qua,khi vừa tới Qui Nhơn tôi không có nhiều thì giờ để thăm thú các nơi,chỉ có thể lòng vòng một số chỗ cho biết.

Buổi tối,tôi còn có một nhiệm vụ là thăm Bác gái,mẹ của Ông Suôi,Ba chồng con gái tôi,đang sống tại thành phố này,vì không dễ gì đi gần cả ngàn cây số để thăm viếng nhau,nay là dịp để chúng tôi thực hiện điều đó.

Sáng ngày 10-4,vợ chồng em gái Ông Suôi đãi chúng tôi một bửa bún giò heo thật ngon,trước khi tiếp tục cuộc hành trình



Thành phố Qui Nhơn hình như “già” hơn Tuy Hòa,nhưng lại có nhiều chỗ đáng để ghé thăm. Gành Ráng nổi tiếng với bãi tắm Hoàng Hậu và mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử,nằm cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Đông Nam,là một thắng cảnh với bãi đá trứng,nước trong xanh.Vua Bảo Đại chọn bãi biển này làm nơi nghĩ mát,đã xây một nhà nghĩ 3 tầng nhìn ra biển Đông,nay không còn.



Cầu đôi cùng với Tháp Đôi

Quanh năm quấn quít như tôi với nàng.



Hai câu ca dao thật dễ thương,không biết có từ lúc nào nhưng rõ ràng nó diễn tả 1 thực tế là có 1 cầu Đôi,bắc ngang sông Hà Thành gần Tháp Đôi,nằm trên đường Trần Hưng Đạo.Đây là con đường mà chúng tôi sẽ chạy qua trước khi vào Q.lộ 19 đi Pleiku,rất thuận tiện để ghé thăm tháp cổ.

07h40’.

Chúng tôi ghé Tháp Đôi,thuộc phuờng Đống Đa.Đây là một cụm 2 tháp,nằm song song,cao lần lượt 18m và 20m,có hình dạng khối vuông,khỏe khoắn rất đặc trưng,khác với phần lớn các tháp Chăm truyền thống.Phần trên của tháp có khắc nhiều phù điêu xung quanh.Hai tháp nằm trong một khuông viên đầy cây xanh đẹp đẻ và tương đối yên tĩnh,rất thích hợp để thư giản chụp ảnh kỷ niệm.

Đất Bình Định còn có nhiều tháp khác nửa,nằm rải rác trên 8 địa điểm như: Tháp Dương Long (3 tháp) ở H.Tây Sơn,Tháp Bánh Ít (4 tháp) ở Phước Lộc,H.Tuy Phước,Tháp Cánh Tiên ở An Nhơn…

Nhiều tháp Chăm đã được tu bổ, phục hồi những phần hư hỏng,trả lại hình dáng nguyên thủy mà không làm mất di nét đẹp cổ kính xưa.Trong đó có Tháp Đôi,vốn được người Chăm xây dựng vào khoảng giửa thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.

Tuy nhiên cho đến nay,việc tu bổ,bảo tồn các tháp Chăm vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cải.Ngay cả việc khám phá ra bí mật của việc chế tạo gạch Chăm,chất kết dính các viên gạch này trong xây tháp…cũng vẫn chưa có kết luận rõ ràng.Có tháp các chuyên gia phục chế đã mài bớt vài phân gạch bị hư hại để làm cho tháp bớt “sứt mẻ”;nhưng điều này khiến phần gạch bên trong có thể nhanh chóng bị xâm hại bởi môi trường chung quanh.Hoặc có trường hợp việc tu bổ đã “làm trẻ” tháp Chăm có tuổi “già” hàng ngàn năm,khiến cho giá trị “di tích” bị tổn hại nghiêm trọng.Đó là trường hợp của các tháp Hòa Lai(Ninh Thuận),tháp Khương Mỹ (Quảng Nam).

Về vấn đề này,chúng ta nhớ lại vào những năm 80 thế kỷ trước,cố kiến trúc sư người Ba Lan, Kazimiers Kwiatkowski (Kazic),đã dành nhiều năm tìm tòi thử nghiệm cùng sự giúp sức của những cán bộ bảo tồn,đã khôi phục một phần di tích Thánh địa Mỹ Sơn.Đến nay đã gần 20 năm thành quả này vẫn có giá trị,sao các nhà chuyên môn không áp dụng để bảo tồn các tháp Chăm khác?

08h.

Chúng tôi rời Tháp Đôi.Điều trước tiên mà chúng tôi cần làm ngay là tìm mua cho được 1 ống bơm,món này “bị” thiếu trong danh sách vật dụng mang theo.Sau nhiều cửa hàng trả lời không có chúng tôi phải chấp nhận mua 1 cái cũ mèm giá 40.000đ tại 1 điểm vá xe,trong khi cái mới cáu cạnh chỉ 25.000đ.

Rời khỏi Q.lộ 1A tấp nập xe cộ,nhiều khu dân cư dọc theo 2 bên đường,hôm nay chúng tôi sẽ theo Q.lộ 19,băng qua dãy Trường Sơn để trở lại miền Tây nguyên hoang vắng.Đường thì xa và chắc chắn rất vắng vẻ.Tuy không lo lắng nhiều như Q.lộ 27 đi Ban Mê Thuột hay đường Hòn Giao;nhưng tôi vẫn không yên tâm khi nghĩ đến 2 con đèo An Khê và Mang Yang sắp tới.Tuy nhiên,trước mắt là hãy “enjoy”cái đoạn đầu của con đường 19 này,nhất là tìm một quán “dễ thương” nào đó để uống cốc cà phê.Vậy mà lần lựa mãi cuối cùng chúng tôi đến Tây Sơn Thượng Đạo,vùng đất thiêng của anh em nhà Nguyễn Huệ.Thôi thì hãy vào Bảo tàng Quan Trung uống cà phê.Bà Xã thấy tui vẫn còn ho,đổ thừa cho là tại tui không mặc áo lót,bèn mua cho chiếc áo thun “Bảo tàng Quan Trung” và buộc phải mặc ngay.




(Còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
                               


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 5 thành viên cám ơn cho post này:
minhnhat (14-06-2012 05:51 PM), quangvu (15-06-2012 12:19 PM), MinHo (16-06-2012 06:30 PM), dieuquang (18-06-2012 05:01 AM), ANH THƯ (26-06-2012 09:08 PM)
26-06-2012, 10:34 AM (Được chỉnh sửa: 26-06-2012 10:44 AM bởi baothai.)
Bài viết: #17
RE: Mong Minh Ký Sự
Hổm rày bận việc và cũng bận Euro nữa nên không có thời gian để post tiếp bài (dù chỉ copy bài viết và paste, download hình và upload lên GQ) mặc dù lên GQ rất nhiều nhưng lên GQ lại bận tám những chuyện khác đến hết thời gian. Hôm nay mới trở lại phần tiếp theo. Mong quý độc giả GQ thông cảm và mời xem tiếp phần 12 với bút tích của chính tác giả Mong Minh



Phần 12 (tiếp theo) ;Tây Sơn-Pleiku


[Hình: attachment.php?aid=2050][Hình: attachment.php?aid=2051][Hình: attachment.php?aid=2052][Hình: attachment.php?aid=2053][Hình: attachment.php?aid=2054][Hình: attachment.php?aid=2055][Hình: attachment.php?aid=2056][Hình: attachment.php?aid=2057]




Ly cà phê tại căn-tin trước Bảo tàng không ngon lắm,nhưng cái cảm giác đang ngồi tại nơi đã từng sinh ra người Anh hùng “Áo vải cờ Đào”thì thật là thú vị.Cứ tưởng tượng rằng 250 năm trước “chú bé”Nguyễn Huệ 10 tuổi ,chạy giởn quanh đây thì mới thấy cái sự lạ kỳ làm mình nổi “gai ốc”!Cả cái tên cầu Kiên Mỹ bắc qua sông Kôn,là tên làng quê của dòng họ Tây Sơn đã mấy trăm năm bây giờ vẫn vậy.Với ngần ấy thời gian “xưa cũ” mà bây giờ tưởng mới hôm qua .Nếu bước vào bên trong,chúng ta sẽ tới Điện Tây Sơn,nơi thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ,đó chính là nền nhà cũ của Ông Bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn thị Đông,cha mẹ của các Ông,thì thấy cái xa xưa ấy nó dường như “trước mặt”,bởi vì bên cạnh còn có cây me do Ông thân sinh Nguyễn Huệ trồng,đã trên 200 năm tuổi mà sức sống vẫn tràn trề,với chu vi trên 3,5m bốn mùa râm mát.Còn nửa,kề cận một bên là cái giếng nước,đường kính 0,9m,từ mấy trăm năm qua vẫn trong veo mát lạnh ,tôi đã hơn 1 lần uống nước giếng đó và thấy thật “ngon”!

Có lẽ mọi người Việt nam khi ghé thăm Bảo tàng Quang Trung, nghe cô hướng dẫn nói về chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải, đánh đuổi 20 vạn quân Tàu,đều lấy làm tự hào,kính phục. “Lê Chiêu Thống” thì thời nào cũng có,mong sao nhờ hồng phúc tiền nhân,cũng sẽ xuất hiện “Nguyễn Huệ” đúng lúc để bọn bá quyền thôi thói hung hăng!

Bây giờ là 10h sáng ,sương đã tan và cỏ cũng đã khô;nhưng tôi bổng nhớ tới 2 câu thơ của Thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh :

Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ,

Bổng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô!



Không có nhiều thời gian để bước vào trong uống nước giếng xưa,nhưng ly cà phê đá cũng đủ làm tôi mát lòng,coi như nước được múc lên từ nơi giếng đó và trong tôi cũng lại vẳng nghe câu phương dao đượm màu lịch sử mà rất trử tình,dễ thương :

‘Cây me cũ,bến Trầu xưa,

Không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm”!

10h10’.

Chúng tôi rời Bảo tàng Quang Trung,nhưng chưa vội đi khỏi Thị Trấn Phú Phong.Bởi đây cũng là quê gốc của Ông Suôi tôi.Nhà Từ Đường của họ Nguyễn Đình chỉ cách Bảo tàng Quang Trung khoảng 700 mét.Năm 2009,tôi có về đây nhân đám cưới con gái.Hôm qua tôi ghé thăm Bác gái tại Qui Nhơn.Hôm nay tôi đến bên ngoài rào nhà Từ Đường (vì biết chắc không có ai ở đây vào ban ngày), gọi điện cho Ông Suôi,để Ông ấy …ngán chơi!

“Tui thiệt sự bái phục hai Ông Bà….chúc hai Ông Bà đi chơi vui vẻ,chừng Ông về chắc thằng cháu Ngoại của Ông biết đi rồi!”

10h30’.

Chúng tôi bắt đầu rời thị trấn,đi lên miền Tây Sơn Thượng Đạo,thật ra chính là miền cao nguyên An Khê,cao độ khoảng 400m,là bậc thang nối liền Tây nguyên và đồng bằng Bình Định.Đất đai lại phì nhiêu,có tiềm năng kinh tế,lại nằm trên 1 vùng cao chiến lược,nên nơi đây đã trở thành căn cứ địa của anh em nhà Tây sơn.Đó là chuyện của hơn 200 năm trước,còn bây giờ thì…

…Đường trường xa,con chó nó tha con mèo….lên đèo!

11h05’.

Con Deahan bắt đầu vượt đèo An Khê.Đây là con đèo dài và nguy hiểm nhất trên Q.lộ 19.Ngay cái “ngoẹo” đầu tiên cũng đã thấy “bất an” rồi.Cua thì không phải gắt như tay áo,nhưng cái dốc thì đúng là “kinh hồn” khiến Bà xã phải luôn miệng : “lên được hông anh…lên được …hông anh?”Thiệt sự cái dốc hơi bất ngờ …cao,bả lại hỏi liên tục khiến Ông già 65 tuổi này cũng phải ráng mà… “lên” …và cũng may là “lên” được. Con đèo cao 740m, dài 10 cây số lại có nhiều cái “ngoẹo” như “ngoẹo” Cây Khế, “ngoẹo” Đồng Tiến, “ngoẹo” Hang Dơi… “ngoẹo” nào cũng khá nguy hiểm và đều có “thành tích” liên quan đến các tai nạn thảm khốc.Tuy nhiên,với tui thì chỉ có cái “ngoẹo” đầu là hơi bất ngờ,còn lại thì chẳng lấy gì làm khó cả,nên tui vừa chạy vừa tranh thủ ngắm cảnh.Thú thật,tui đã 2 lần qua đèo An Khê nhưng đều từ phía Pleiku xuống,vào buổi sáng và thấy con đèo rất đẹp;nhưng bây giờ khi di ngược lên thì rõ ràng không đẹp bằng,vì ta chỉ thấy cái “hông” chứ không phải thấy cái “mặt”đèo uốn lượn.

30 phút sau,chúng tôi đến An Khê,ăn trưa tại quán Đồng Quê,lúc đó là 11h39’.

12h30’.

Tôi rời An Khê trong tiếng ve sầu rộn rã trên những hàng cây dọc phố núi trưa.Đường còn xa lại phải vượt thêm con đèo Mang Yang,tuy chỉ dài 3km nhưng độ dốc cũng cao,nên đèo còn có tên đèo Cỗng trời (Mang Yang theo tiếng Jrai có nghĩa là cỗng trời) .Đèo băng qua những rừng thông bạt ngàn,nếu đi từ Pleiku xuống chúng ta sẽ chứng kiến nhiều cảnh đẹp khi con đèo uốn lượn trên những thảm thông xanh ngắt.

Sau 1h30 phút,chúng tôi tạm nghĩ tại một quán võng hiếm hoi bên đường,giửa rừng thông vắng lặng.Có một vài vị khách dừng xe,uống nước.Chúng tôi cũng trò chuyện qua lại.Nhìn biển số xe họ cũng ngạc nhiên khi biết chúng tôi từ miền Tây ra.Không hiểu do tâm lý hay sự cảnh giác thái quá ,tôi không thấy yên tâm,nhất là có 2 “vị” vừa dừng xe mà tay xâm rồng,cọp!

“Tính tiền rồi đi ..ông ơi..chiều lắm rôi..”tôi khẻ giục bà xã.

Và con Deahan tiếp tục ngọt ngào vượt qua các dốc.Đến 14h20 chúng tôi tới Kong Dơng là huyện lỵ của Mang Yang,tôi ghé Bưu điện lấy dấu rồi đi ngay.Từ đây lên Pleiku đường vắng,lại chỉ thoai thoải thôi,nên nhiều lúc xe tôi vượt quá 80km/giờ tại những đoạn dốc xuống,êm như ru,thiệt là đã!Thật ra,trước khi rời Bình Định,chúng tôi nghĩ có thể sẽ ngủ lại An Khê hay Mang Yang,nhưng thấy đường tốt,lại chẳng mệt mỏi gì nên tranh thủ…tới luôn.

15h10.

Chúng tôi tới Pleiku.

Điều đầu tiên gây ấn tượng cho tôi là khi chạy ngang qua Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai,rồi tiếp đó,càng “sốc” hơn khi vào trung tâm thành phố,nhìn thấy vòi vọi trên cao hàng chữ Hoang Anh Gia Lai Headquater Office.Tôi cứ tưởng như mình vừa lạc vào “vương quốc” của Ông vua gỗ Việt Nam.Dẩu sao sự thay đổi của thành phố này chắc cũng có sự góp phần của HAGL,sự góp phần của “rừng vàng”đất nước!

Thật ra Pleiku bây giờ rất khác trước,là một thành phố ồn ào,năng động.Xe cộ nườm nượp trên các phố đông người,màu sắc rực rỡ của bảng đèn quảng cáo…rất khác cái vắng lặng của một tỉnh lẽ cao nguyên ngày nào.Sự thay đổi này dường như đã làm mất cái duyên dáng vốn có khi xưa,cái dễ thương lãng mạn của vùng cao sương lạnh.Âu đó cũng là lẽ thường của cuộc sống.Riêng tôi,bổng thấy thèm một ly cà phê nơi góc phố nào đó để nghe lại “Còn chút gì để nhớ”



Phố núi cao,phố núi đầy sương

Phố xá cây xanh,trời thấp thật buồn

Anh khách lạ,đi lên đi xuống

May mà có em đời còn dễ thương



Em Pleiku má đỏ môi hồng

Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông

Nên tóc em ướt và mắt em ướt

Nên em mềm như mây chiều trong

Phố núi cao,phố núi trời gần

Phố xá không xa,nên phố tình thân

Đi dăm phút,đã về chốn cũ

Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

Xin cảm ơn, thành phố có em

Xin cảm ơn,một mái tóc mềm

Mai xa lắc,trên đồn biên giới

Còn một chút gì,để nhớ để thương?

………

……….



Các bạn thân mến,

Hôm nay là 10 tháng 4,một ngày thật đặc biệt trong chuyến “rong chơi” ,vì đó là ngày sinh nhật của Bà Xã.Cho nên một bửa ăn tối cũng hơi đặc biệt, có cụng ly và có chụp ảnh lưu niệm,có điện thoại chúc mừng của con cháu từ Long xuyên và buổi tối cũng có một “tiệc” bánh kem 2 người ở khách sạn.


File đính kèm Thumbnail(s)
                               


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 4 thành viên cám ơn cho post này:
ANH THƯ (26-06-2012 09:08 PM), quangvu (27-06-2012 10:21 AM), dieuquang (29-06-2012 02:57 PM), Hoang Oanh (04-07-2012 03:42 PM)
06-07-2012, 04:06 AM (Được chỉnh sửa: 06-07-2012 04:15 AM bởi baothai.)
Bài viết: #18
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 13:Đường ra biên giới.

[Hình: attachment.php?aid=2182][img][Hình: attachment.php?aid=2190]http://gocque.com/attachment.php?aid=2183[/img][Hình: attachment.php?aid=2184][Hình: attachment.php?aid=2185][Hình: attachment.php?aid=2186][Hình: attachment.php?aid=2187][Hình: attachment.php?aid=2188][Hình: attachment.php?aid=2189]

1/Pleiku và Kontum :50km



Các bạn thân mến,

12 ngày đã trôi qua ,tuy thú vị nhưng thật sự không phải không vất vả đối với 2 vợ chồng “không còn trẻ”này.Ngoại trừ những ngày ở Đà lạt và đoạn Blao-Đà lạt (110km),không ngày nào chúng tôi đi dưới 140km,kể cả đoạn “ngắn” Tuy Hòa – Qui Nhơn (100km) , cũng phải mất thêm cho Gành Đá Dĩa khoảng 40km nên tổng cộng cũng 140km!

Điều may mắn trước tiên là thời tiết thuận lợi.Trừ 2 ngày đi từ Sài gòn lên Đà Lạt bị cơn bão số 1 vùi dập,còn lại đều nắng tốt,tuy nóng nực nhưng đở vất vả và không nguy hiểm như khi gặp mưa,nhất là tốc độ con Deahan có thể duy trì ở trị số tối ưu,tròm trèm 70km/h.

Ngoài ra, mặc dù đến nay tui vẫn còn ho,không dữ dội lắm,chỉ làm khó chịu cái cổ họng thôi,nhưng chẳng thấy nóng nãi,bịnh “quạng” gì.Hàng ngày, sau một đêm ngon giấc,tui thức dậy lúc 06h , quơ bậy vài trăm cái “đánh tay”Đạt Ma Dịch Cân Kinh”,làm mấy động tác “Suối nguồn tươi trẻ” ,vệ sinh cá nhân xong thì,y như ngày hôm qua,cảm thấy khỏe khoắn như ở nhà và sẳn sàng lên đường.

Bửa nay cũng thế,mọi chuyện diễn ra y như mọi ngày.Đoạn đường từ Pleiku qua Kontum chỉ 50km,mà khi ra khỏi thành phố thì cũng đã 10km rồi.Nên chúng tôi quyết định thăm biển hồ T’Nưng còn gọi là hồ Ea Nueng,nằm ngay trên đường 14,cách trung tâm thành phố 7km.Tại phường Yên Thế,rẻ phải theo tỉnh lộ 671,đi thêm 1 km thì tới .Đây là hồ nước ngọt đẹp nhất Tây Nguyên,vốn là miệng núi lửa hoạt động hồi hàng trăm triệu năm trước,diện tích 230ha,khi gió to thường nổi sóng lớn nên còn gọi là Biển Hồ.Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước ngọt cho thành phố Pleiku,hồ T’Nưng còn là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đặc hửu và là vựa cá lớn của Tây Nguyên…Nếu có dịp,ta thăm hồ vào những đêm sáng trăng thì chắc là tuyệt vời lắm!Còn bây giờ chúng tôi lại phải tiếp tục lên đường.

Đường đi Kontum không xa nên khoảng 09h10 chúng tôi đã tới cửa ngỏ thành phố.Một sự cố nhỏ xảy ra,khi 3 chiếc xe “ben hung thần” chạy tốc độ cao lấn đường ép con Deahan lọt lề cỏ,may là “tay lái 2 lúa Miền Tây” vẫn vững vàng xử lý “sự cố” bất ngờ,nên không phải “bỏ mạng sa trường”!Thật ra khi nghe tiếng gầm rú và kèn hơi “thổi” phía sau thì tui đã cảnh giác,nép sát vào mí đường nhựa,nhưng cuối cùng thấy “ớn” quá nên lủi luôn xuống lề!Và với “kiểu” chạy đó tui cũng đủ hiểu rằng đoàn vận tải đất đá này chắc không phải của “thường dân”!Tốt hơn hết ta nên tránh xa!

09h37’.

Chúng tôi tới cầu Đăk Bla,bắc ngang con sông cùng tên.Là một trong 2 chi lưu của con sông lớn Se Sang,được kết hợp bởi các suối Đăk Nghé,Đăk Sut,Đăk Côi,Đăk T’Re.Theo tiếng Ba Na thì Đăk có nghĩa là sông,Bla có nghĩa là hung dữ,vì vào mùa mưa,khi nước lũ đổ về,dòng sông chảy rất dữ dội;tuy nhiên,lúc này,nhìn dòng sông hiền hòa lượn men theo thành phố Kontum đang hồi xây dựng,tôi xem đây như là một dãy lụa hiếm hoi vắt ngang qua khu chợ miền cao,tô điểm thêm nét mĩ miều của một phố núi bình yên,tĩnh lặng.Thật vậy,khi tìm đến nhà thờ gỗ nổi tiếng,chúng tôi đã len lỏi qua nhiều con đường im vắng rất dễ thương.Pleiku phát triển khá nhanh và đang trở thành chốn “phồn hoa náo nhiệt”.Kontum đã thay đổi nhiều kể từ năm 2004 (khi tôi ghé qua),nhưng vẫn giữ được cái “hồn” của phố núi,bình dị,hiền hòa.Nơi đây bây giờ,có thể “đi dăm phút,đã về chốn cũ…” và trong tiếng ve sầu rộn rã lòng chúng tôi đã bổng ... “thấy bâng khuâng”!

Nhà thờ gỗ được xây dựng từ năm 1913 đến năm 1918 bằng gỗ cây Cà chấc (Shorea obtuse),do các bàn tay khéo léo của những thợ mộc lành nghề đến từ Bình Định và Quảng Ngãi.Công trình là sự kết hợp hài hòa giửa kiến trúc Roman và nhà sàn Ba Na,hoàn toàn bằng gỗ với tường bằng đất trộn rơm,dù đã gần 1 thế kỷ trôi qua, vẫn bền chắc và giữ nguyên nét đẹp độc đáo của mình.Một sự kết hợp tuyệt vời giửa tinh thần công giáo Tây phương và bản sắc văn hóa “hoang dã”Tây nguyên trong kiến trúc với chất liệu gỗ mộc mạc,mà nay tự nó đã mang một thông điệp rất “thời đại” về môi trường.Một trăm năm trước có lẽ khi xây dựng,linh mục Giuse Decrouille cũng không nghĩ rằng nhà thờ sẽ là một báu vật về mặt thẩm mỹ lẫn ý nghĩa nhân văn như thế;nhưng chắc chắn rằng ý tưởng về một sự kết hợp như trên quả thật không dễ dàng có được!

11h30’.

Rời nhà thờ gỗ,chúng tôi cũng giã từ Kontum đi tiếp đến thị trấn Plei Kần,huyện Ngọc Hồi cách 70km.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
06-07-2012, 04:36 AM (Được chỉnh sửa: 08-07-2012 12:06 AM bởi baothai.)
Bài viết: #19
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 13 :Đường ra biên giới.

[Hình: attachment.php?aid=2203][Hình: attachment.php?aid=2204][Hình: attachment.php?aid=2205][Hình: attachment.php?aid=2206][Hình: attachment.php?aid=2207][Hình: attachment.php?aid=2208][Hình: attachment.php?aid=2209][Hình: attachment.php?aid=2211][Hình: attachment.php?aid=2212][Hình: attachment.php?aid=2212]

b/ Kontum à Pleikần:70km.



Chúng tôi trở lại Q.lộ 14 đi tiếp ,lúc này là Q.lộ 14E,đích đến sẽ là thị trấn Plei Kần,huyện Ngọc Hồi cách Kontum 70km.Đây chính là đường ra biên giới giửa Lào và Việt Nam.Khỏi phải nói chắc ai cũng biết đây là con hoang vắng,bởi vì nó vượt qua một vùng rừng núi điệp trùng của đại ngàn Trường Sơn.Con đường “ngàn tỷ” rất tốt,nhưng dường như chưa phát huy hiệu quả.Có điều tôi và chiếc Deahan rất vừa ý con đường bởi sự thông thoáng của nó.Xin lưu ý ,con đường chỉ cách Sa Thầy khoảng mươi cây số đường chim bay,mà trong quá khứ ,cọp Sa Thầy cũng thuộc loại có “số má” trên chốn giang hồ;nhắc thế để ai “ yếu bóng vía” thì cứ run,chứ tui và con Deahan chạy rất “bốc”,chẳng cọp nào theo nổi.Và vì “bốc” quá nên dây cáp đồng hồ trên gáo đèn bị đứt lúc nào chẳng biết.Điều này khiến tui không kiểm soát được tốc độ,dẫn đến kém an toàn trong khi điều khiển xe,tui tự nhủ sẽ nhớ thay cáp vào chiều nay, khi đến Plei Kần .

10h30’.

Chúng tôi tới Đăk- Hà,từ đây đi Đăk- Tô khoảng chừng 20km và thêm 19km nửa thì tới Plei Kần.Chưa vào mùa mưa,chúng tôi tuy đang ở trên cao nguyên,nhưng ngày càng gần biên giới Lào,thì cảm nhận về cái sự nóng của Lào ngày càng rõ nét.Nhất là khi bây giờ nắng đã lên cao.

Rồi chúng tôi lần lượt chạy quaTân Cảnh,Đăk-Tô,Tu-mơ-rong…, những địa danh một thời nổi tiếng,khiến trong tôi bỗng thấy trạnh lòng,nhớ lại những tháng ngày khốc liệt đạn lửa khi xưa.Nhiều người Việt Nam,cả 2 phía, đã ngã xuống nơi đây,để một thời thanh xuân,bổng đứt đoạn giửa chừng.Bây giờ,bên kia thế giới,chắc họ chẳng còn phân biệt địch-ta!

Trái với suy nghĩ cũng như trái với cái hoang vắng trên đường đi qua Trường Sơn,bây giờ các thị trấn gần biên giới Lào đã có vẻ đông đúc khang trang,chẳng khác gì các thị trấn miền xuôi.Có lẽ đó là tính cách chung của các chợ vùng biên giới.

12h , đến Đăk-Tô,chúng tôi tìm một quán để nghĩ chân và ăn trưa.Trong lúc chờ cơm tôi tranh thủ băng qua Bưu điện huyện để “lấy dấu” và hỏi thăm đường đi Plei-Kần.Quốc lộ 14E chạy tới Bưu điện thì rẻ trái(đi thẳng là tỉnh lộ 672) ,từ đây tới huyện lỵ của Ngọc Hồi còn đúng 19km,theo cột cây số vừa phát hiện tại đầu đường.Trong công viên ngay ngã 3,một nhà rông Tây nguyên bề thế được dựng lên như biểu tượng đặc trưng của núi rừng Trường Sơn.

Rời khỏi huyện lỵ Đăk-Tô,con đường lại tiếp tục qua những cánh rừng hoang vắng,lên nhẹ nhàng theo những ngọn đồi thấp,xuống êm ả theo những con dốc thăm thẳm phía xa,giửa trưa hè nắng dội.

Chúng tôi nhong nhong lướt êm giửa cái mênh mông của một vùng biên giới trong tâm trạng ngất ngây khi sắp tới sẽ đến một địa danh lạ quắc lạ quơ,Plei-Kần!

13h10’,chúng tôi tới nơi.Điều đầu tiên đập vào măt tôi là những chiếc xe hơi mang biển số Lào,phần lớn đều rất đẹp và thuộc loại đắc tiền trong nội địa.Sở hửu chủ của những xe này hầu hết là dân Việt tại địa phương dù chúng mang biển số Lào.Cũng dễ hiểu thôi,bởi vì mua xe Lào không bị thuế 300%,400% như Việt Nam ,họ chỉ phải tốn tiền đóng tạm nhập,tái xuất theo thời gian qui dịnh tại Hải quan cửa khẩu.

Chúng tôi nghĩ tại nhà trọ Hoàng Long,sạch sẽ,thoáng đảng phía trước mặt là trường dân tộc nội trú.Điều tôi lo ngại trước lúc tới đây là khi nghĩ đến sự phức tạp của vùng biên giới vốn là cửa ngỏ của các “con đường ma túy”.Sự phức tạp trước tiên có thể có là ở các nhà nghĩ,khách sạn,nơi mà dân”tứ chiến,giang hồ”qua lại.Tôi chưa thấy biểu hiện đáng ngờ nào tại đây.Dẩu sao,cảnh giác vẫn là điều cần thiết.Từ đây,hàng ngày tôi phải kiểm tra cốp xe dưới yên cũng như các bị,túi… mang theo.Lào là xứ sở của những Xiêng Phênh, Vòng A S…những trùm ma túy xem cái chết nhẹ tựa lông…gà!Thiếu cảnh giác có khi thân “già” chết… “trẻ” oan mạng thì phí cả một đời rong chơi!

Tắm rửa,giặt giũ xong,chúng tôi nghĩ ngơi đến gần 5 giờ thì đi vòng vòng chơi.Ghé Bưu điện “lấy dấu”,đổ đầy bình xăng và nhờ thợ sửa xe gắn máy thay nhớt,cáp đồng hồ,xem lại thắng,lốp…và cuối cùng 2 đứa tìm chỗ ăn chiều,tuy nhiên thấy bánh xèo ngon gần chỗ trọ,nên bèn làm một chầu thay cơm ,quá đã!

Ngoài ra,chúng tôi mua thêm 20 gói mì,10 cây sút xít,1 hộp cà phê G7,1 hộp “Đầu bò”…để bổ sung cho giỏ lương khô có sẳn,đề phòng thức ăn “Lèo” không hợp khẩu.

Một chút lo,nhưng rất quan trọng,đó là khả năng không đưa được xe qua biên giới.Nếu điều này xãy ra,tôi buộc phải tìm một chỗ gửi con Deahan rồi chúng tôi theo xe khách đi Lào,sau đó quay lại Bờ Y,lấy xe và theo đường 14 trở về Sài Gòn.

Đó là chuyện của ngày mai,bây giờ,20h30’ rồi,tui buồn ngủ quá!


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
08-07-2012, 12:12 AM (Được chỉnh sửa: 09-07-2012 12:23 AM bởi baothai.)
Bài viết: #20
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 14 : Bờ Y.

[Hình: attachment.php?aid=2235][Hình: attachment.php?aid=2236][Hình: attachment.php?aid=2237][Hình: attachment.php?aid=2238][Hình: attachment.php?aid=2239][Hình: attachment.php?aid=2240][Hình: attachment.php?aid=2241][Hình: attachment.php?aid=2242][Hình: attachment.php?aid=2243][Hình: attachment.php?aid=2244]

a/ Plei-Kần và Xã Bờ Y :14km

Xã Bờ Y và Cửa khẩu : 6km



Đêm qua,cũng như thường lệ,2 đứa con từ Long xuyên gọi điện thăm hỏi.Con gái,sau khi hỏi thăm sức khỏe cha mẹ thì tỉ tê tâm sự với má,kể lể về thằng cháu ngoại ở nhà;còn thằng con trai thì nói thôi Ba Mẹ đi tới đó đủ rồi,nên theo đường 14 quay về .Thật ra cũng chỉ vì nó không yên tâm.Mà yên sao được khi không biết 2 ông bà già mạnh giỏi ra sao,đường xa dịu vợi, mọi bất trắc đều có thể xảy ra,người đi thì biết rõ mình tới đâu,sức khỏe mình thế nào,còn con cái ở nhà thì ù ù cạc cạc,chỉ sau khi “a lô”, mới tạm thời an tâm đi ngủ.Thiệt sự,tui là cha, cũng hơi cửa quyền,nên tự mình quyết định chuyện “đi hay về”;nếu ngược lại,2 vợ chồng chúng nó mà “nhị thân độc mã” phiêu lưu như thế này là “dứt khoát” không cho,muốn đi thì phải có “bầy đàn” đông vui và an toàn!Và cái sự đời nếu cứ luôn “yên lành” như thế,lúc nào cũng “thoải mái”,dễ dàng như…ra quán nước đầu ngỏ uống cà phê thì còn chi là thú vị!Cho nên… “con ơi,từ đây tới biên giới Lào chỉ còn khoảng 20cây số nửa thôi,yên chí,tất cả đã sẳn sàng…thôi.. ngủ đi”.Hi hi,làm cha sướng ở chỗ đó,nuôi con cực khổ thấy mồ,nó bỏ ăn 1 bửa thì mình nhịn đói cả ngày,nó ỉa chảy một chút thì mình lo…té đái,…bây giờ,nó đã 30,40 tuổi rồi nhưng mình biểu…thôi ngủ đi thì chắc chắn nó phải ngủ thôi!

Lại thêm một cú điện thoại thứ 2,gọi từ Cần Thơ,của ông bạn già Trương Chí Ường…. “Sao rồi,tới Ngọc Hồi rồi phải hông…bây giờ tui đề nghị…ông quay về Long Xuyên,coi như đã đi 1 vòng duyên hải – Tây nguyên bằng xe 2 bánh,thành tích này với 2 ông bà già > 60 không phải là tệ, về nhà nghĩ lấy sức rồi mình sẽ kết hợp làm một chuyến đi“quành tráng”xuyên Đông Dương,tui đã gợi ý với Tấn Nam,sẽ rủ thêm mấy thằng nửa…kết hợp lại đi theo kiểu “ba lô” bằng xe đò qua Lào-Cam và Thái như chuyến đi của tui hồi tháng 2 vừa rồi…”

Ha ha ha,mấy cú “a lô” trước của cái ông bạn này quả là mang tính “tích cực”góp phần cho chuyến đi của tui an toàn và thú vị.Bây giờ đột nhiên ổng “thay đổi tư duy”,bàn “lùi” một cách …thiếu thuyết phục.Chắc ổng bị bà vợ, ngủ hổng được… chọt “cù lét”đâm ra vui vẻ quá… nên nói giởn chăng?Trời ơi,bây giờ tui chỉ cách Bờ Y chưa đầy 1cm theo cái bản đồ 1/2.000.000,ngày mai tui chỉ siết chút ga là tới Bờ Y,rồi dẫn bộ chừng 5 phút là qua đất Lào rồi,biểu tui về ,nghĩ ngơi lấy sức,chờ tập họp anh em …Biết ông có tập họp được hông?lở trước khi tới cái ngày khởi hành thì…ông …chết hoặc tui…chết thì …coi như nghĩ đi!Hi..hi…Thôi, ông cho tui số điện thoại của Anh Sơn,Tổng giám đốc của SPC Lào tại Pakse ,hay số của Đỗ văn Chuông để tui liên lạc nhờ cậy khi cần thiết…. Ông ta cười hề hề trong điện thoại rồi nói…thôi chúc đi may mắn!

Thiệt sự cũng thấy tội nghiệp ông bạn già,chẳng qua chỉ bởi vì lo lắng cho cái sức khỏe của vợ chồng bạn mình mà gọi theo tư vấn.Thế thôi.

Đó là chuyện hồi tối qua,bây giờ lo ăn sáng rồi chạy nhanh ra cửa khẩu.Trước đây chúng tôi có dự kiến tìm lên cột mốc 3 biên giới,nhưng nghe nói đường lên rất khó đi,lại vắng nên đành gác lại.

07h30’.

Chúng tôi khởi hành đi cửa khẩu.Đường đi ra cửa khẩu là Q.lộ40 rất tốt, cảnh quan lại đẹp,khiến mười mấy cây số thật chóng qua,gần đến xã thì có một làng văn hóa dân tộc Iệc,khang trang,ngăn nắp,từ đây đi thêm gần 7km nửa thì tới cửa khẩu,tổng cộng từ Plei-Kần tới Bờ Y là 20km.

08h27’.

Chúng tôi tới cửa khẩu,trước tiên là chộp liền 1 tấm ảnh,lở không qua được cũng có để làm kỷ niệm.Như thường lệ,bà xã tui là người giao dịch với nhân viên hải quan còn tui thì dắt xe và lo canh chừng tính hiệu của bả để làm theo.Nhìn hành lý chất kềnh càng trên con Deahan tui cảm thấy lo,không biết có khám xét,khó dễ gì không và nhất là có cho xe qua không?

Và thật là thất vọng,một nhân viên hải quan nói rằng xe gắn máy không qua được.Bà xã năn nỉ quá xá thì anh bạn hải quan nói tôi cho qua nhưng chắc chắn phía Lào không cho qua.Bà xã vẫn tiếp tục ca cẩm rằng… là đi cả ngàn cây số rồi,hổng lẽ lại trở về…?đi xe gắn máy cho nó tiện….Cuối cùng thì “ông bà cứ đi ,nhưng tôi chắc chắn Lào không cho qua”.Thôi thì đành phải năn nỉ,thấy mình lớn tuổi chắc mấy chú Lào không nở …

Đóng lệ phí xuất cảnh 30.000đ/người,Bà Xã cầm giấy tờ,tui dắt xe qua cỗng kiểm soát rồi chở nhau lên phía cửa khẩu Lào cách cũng cả trăm thước phía trên dốc cao.Nãy giờ trong lúc chờ làm thủ tục hải quan,tôi thấy rất nhiều xe gỗ từ Lào qua Việt Nam,sau này nghe nói mỗi ngày có cả trăm xe như thế,phần lớn là của HAGL!

Trên đoạn đường ngắn giửa 2 cửa khẩu,bên lề phải một chiếc 16 chỗ đầu cổ bẹp dúm,không còn hình hài nằm thù lù,một đống,“hù dọa”!2 đứa tui vội chộp vài “pô” lấy …xui.Mà xui thiệt,khi lên đến phía hải quan Lào thì mấy anh Lào nhất định không cho xe 2 bánh qua,anh ta nói tiếng Việt:luật mới không cho xe 2 bánh qua!

Vượt cả ngàn cây số trong 12 ngày qua thiệt là vất vả,bây giờ lại phải quay về là điều không dễ chịu chút nào cho chúng tôi.



(Còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS