Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Mong Minh Ký Sự
15-07-2012, 12:04 AM (Được chỉnh sửa: 15-07-2012 12:13 AM bởi baothai.)
Bài viết: #29
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 17 : Ngày 13-4-2012

[Hình: attachment.php?aid=2322][Hình: attachment.php?aid=2323][Hình: attachment.php?aid=2324][Hình: attachment.php?aid=2325][Hình: attachment.php?aid=2326][Hình: attachment.php?aid=2327][Hình: attachment.php?aid=2328][Hình: attachment.php?aid=2329][Hình: attachment.php?aid=2330][Hình: attachment.php?aid=2331]

Attapeu - Pakse (Tiếp theo)



b/Sekong - Paksong :83 km.



09h20’.

Chúng tôi rời Sekong,tiếp tục cuộc hành trình đi sâu vào nội địa Lào.Đường 16 đưa chúng tôi ngày càng cao lên miền đất đỏ phì nhiêu. Dân số Lào chỉ khoảng 7 triệu người,sống trên một diện tích 236.000km2, bằng 2/3 nước ta,nên mật độ rất thấp.Vì vậy chúng tôi cứ chạy mãi và con đường cứ băng qua những vùng thưa vắng người.

09h45’ ,chúng tôi dừng lại 1 quán nhỏ ven đường,vừa nghĩ ngơi,vừa ăn ổ bánh mì mới mua được.Quán nhỏ nhưng có vẻ ngăn nắp,sạch sẽ và lạ một điều là họ có 1 bàn “Ông thiên” gắn trên cây ở bên cạnh quán,nơi lối đi vào,giống như người Việt bên nhà.

Thấy khách vào,chủ quán vội bước đến dàn máy nhạc tăng âm lượng bất kể khách có hiểu mô tê gì âm nhạc Lào.Mục đích vào đây để uống cà phê,nghĩ mệt,nhưng không thấy có cà phê trên bảng menu,chúng tôi chỉ chai Pepsi rồi ra dấu 2 ngón tay.Hai chai nước ngọt ướp lạnh trong tủ được mang ra.Hình như gia đình họ đang “ăn Tết” với cái món gì là lạ trên bàn,ăn bóc,có một ‘sọt’ cơm nếp bên cạnh và vài chai bia Lào.

Chúng tôi lặng lẽ quan sát họ và họ cũng len lén nhìn sang chúng tôi.Chủ quán chợt cười hỏi :”người Việt?” a,vậy anh nói được tiếng Việt? “Vâng,tôi học bên Hà Nội 5 năm...Đại học thủy lợi”…à,vậy ra anh là kỷ sư thủy lợi?-“Vâng.Bây giờ nghĩ rồi,về đây trồng ngô và cây ăn quả...”

Rồi không bỏ lở cơ hội,tôi lấy cuốn Atlas nhờ anh viết ít chữ và ký tên lên bản đồ để thay thế dấu bưu điện.Từ hôm qua đến giờ chưa gặp một bưu điện Lào nào,nên tôi phải thay thế bằng cách nhờ người Lào ký tên vào atlas.Anh tên là Sy Li Phôn,đã nghĩ làm việc nhà nước,về đây trồng trọt và mở quán.Bây giờ nhìn kỹ,quán của anh không mang kiểu nóc nhà đặc trưng của Lào,nó có vẻ Việt Nam hơn,nhất là có cả cái bàn thờ “Ông Thiên” đóng gá trên cây.Nghe nói anh đang trồng ngô,tôi chợt nhớ một câu chuyện mà tác giả nói là có thật:

“Một kỷ sư canh nông ,trong chuyến công tác sang Lào hồi 15 năm trước,gặp 1 anh nông dân đang trồng 2 mẫu bắp,hỏi mỗi mẫu thu được bao nhiêu,anh nông dân Lào nói 1 tấn,anh kỷ sư bèn bảo nếu tôi hướng dẫn cho anh cách để tăng lên thành 2tấn/mẫu thì anh chịu không?Anh Lào vui vẻ trả lời rằng chịu lắm,…rồi nói tiếp …lúc đó tui chỉ trồng 1 mẫu thôi!”





10h25’.

Từ giả anh Kỷ sư thủy lợi,chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.Trên đường tôi thấy có 2 xe gắn máy thồ đầy hàng bán dạo,lúc đến gần nghe tiếng họ nói chuyện,tôi mới biết đó là người Việt .Chịu khó hơn người Lào,biết tính toán và nắm bắt cơ hội nên uyển chuyển trong kinh doanh,những người Việt Nam này sẽ trở nên giàu có trong tương lai không xa!Nhất là khi đất đai nơi đây rộng lớn,tài nguyên dồi dào mà dân số thì ít ỏi.Sống và làm giàu được trên đất khách khiến làn sóng người nhập cư đến từ bên kia Đông Trường Sơn sẽ dần trở thành một lực lượng làm kinh tế mới,năng động và thực dụng!Là người Việt,nhưng tôi bổng thấy lo cho người Lào nếu một mai họ mất đi cái bản chất nhân hậu dễ thương vốn có từ ngàn đời bởi sự giao tiếp đương nhiên do hoàn cảnh xã hội đưa đến.

11h01’.

Chúng tôi gặp một ngã 3,rẽ phải thì đi các tỉnh Salavan và Xavanakhet,rẽ trái thì đi Pakse.Ngay ngã 3 này, bên kia đường là một chợ với những dãy nhà thiếc thấp tè.Còn khoảng sân mênh mông ven vệ đường thì là chỗ bày hàng nông sản,củ quả,gia cầm…đồng thời cũng là chỗ đậu các loại xe cộ,giống như một bến xe tạm.

Xem lại bản đồ tôi mới biết đây là huyện Thateng,vẫn còn thuộc tỉnh Sekong.Sau khi chụp vài tấm ảnh chúng tôi vội lên đường,vì từ đây về Pakse cũng còn xa lắm,lúc đó là 11h10’.

Càng rời xa núi rừng Trường Sơn phía Đông để chạy về hướng Tây,dường như dân cư càng đông đúc hơn.Và vì vậy,bây giờ chúng tôi mới thấy cuộc chiến tranh “súng nước”bắt đầu nổ ra lai rai.Thậm chí có cả chú tiểu trên đường trở về Chùa đã tham gia vài trận đánh với “quân địa phương”, mặt mày thật hớn hở! Thanh niên,thiếu nữ và trẻ em Lào,là những thành phần tích cực nhất trong các tụ điểm té nước.Xa xa một nhóm,với sô,thùng và vài cây súng nước xanh , đỏ,họ chực chờ bất cứ ai đi ngang là tạt,là xối, là xịt …và tất cả,kể luôn người bị xịt đều cười vang hớn hở.Dĩ nhiên ,điều này chỉ diễn ra ở những khu xóm dân cư,nằm rải rác trên đường từ Thateng đi Paksong.Đôi khi một chiếc xe bán tải chạy ngang,một xe máy cày có rờ mọt chở người phía sau,với sô thùng đầy nước,sẳn sàng trút xuống bất cứ ai họ bắt gặp trên đường.Như đã nói,chúng tôi cũng được té nước,có khi né được,có khi được tha;nhưng cũng có khi lảnh đủ;trong “chiến tranh”,làm sao tránh khỏi thương vong!

12h18’.

Chúng tôi tới Paksong.Điều đầu tiên là chúng tôi muốn nhìn thấy cái “giống như Đà Lạt” tại nơi này.Tuy nhiên tôi hơi thất vọng bởi vì cái dễ nhận nhất là nhiệt độ,chẳng thấy nó rõ rệt như Đà Lạt,từ cái cảm giác(có lẽ do bây giờ là giửa trưa) đến những biểu hiện trên trang phục,không thấy người ta mặc áo ấm như từ Di Linh trở lên.Một số cây thông nằm dọc trên quốc lộ không đủ tạo nên nét đặc trưng,không có những biệt thự ẩn hiện trong những đồi cỏ đầy hoa dại.Thật ra,Paksong chỉ là một chợ huyện,có vẻ như đang trong thời mới xây dựng,không thể nào sánh với cái “tuỏi đời” hàng thế kỷ của Đà Lạt ngàn thông.

Đã có dự định nghĩ lại đây,nhưng bây giờ mới hơn 12h mà Pakse thì chỉ còn đúng 50km,nên có lẽ chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình.Tuy nhiên,trước mắt phải tìm một quán ăn để lót dạ và tránh cơn mưa đang kéo đến đen trời.Quán thì không thấy đâu mà mưa thì đã tới.Buộc lòng chúng tôi phải tấp vào một quán nước bỏ hoang,mang lương khô là mấy ổ bánh mì, vài thỏi fromage đầu bò,2 cây xút xít và chai nước nấu sẳn ,mang theo từ Attapeu.

Mưa quá lớn,bây giờ tôi mới thấy lạnh.Cái cảm giác lạnh còn pha thêm nỗi buồn “tha hương”chợt đến ,khi nhìn ra cơn mưa gió mịt mù đang nhuốm mờ cảnh vật.Nhìn bong bóng đang trôi theo dòng nước chảy tràn vào chiếc quán lạnh bỏ hoang,nó cũng chẳng khác nào những chiếc bong bóng nước linh binh trước thềm khi mưa rơi ào ào nơi “quê mình” xa lắc và tôi ,bỗng thật sự thấy “nhớ nhà”.15 ngày qua,đã để lại sau lưng gần 1500 cây số,bây giờ chợt thấy thật xa xăm!



Ôi,quê hương,dù có nhiều điều “đáng ghét” nhưng cũng không dễ gì “mất hẳn’trong lòng của những kẻ tha hương!Nỗi buồn này tôi nghĩ,đối với nhiều người Việt Nam đang đâu đó trên cõi đời tạm bợ, nó vẫn mãi ngọt-ngào-một-cách-đáng-thương!

Năm 1979,khi quyết định “vượt biên”,tôi đã nói với Ba tôi:không có chọn lựa nào không đau lòng,việc “ra đi” cũng thế,nhiều người chẳng phải vì ham cuộc sống phù hoa,đó chỉ do hoàn cảnh,kẻ ra đi chắc chắn mất mát nhiều hơn người ở lại đó là cha, là mẹ, là bạn bè,người thân…và nhất là cái “tình tự không nói được nên lời” nó hình thành suốt từ thời tấm bé,nó len lỏi đâu đó trong cái “ngỏ ngách”cuộc đời,để rồi bỗng dậy lên trong những lần “tơ vương” bất chợt!

Đốt một điếu thuốc,dõi theo làn khói mỏng bay,trong mù mưa trước mặt,tôi chợt thấm thía 2 câu thơ của nhà thơ “hoang đàng” Phạm Hữu Quang:



“Giang hồ,ta chỉ giang hồ vặt,

Nghe tiếng sôi cơm cũng nhớ nhà”!


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-10-2012 05:56 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 02:31 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 08:53 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 10:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 11:47 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - ngoclam1974 - 31-05-2012, 10:02 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 02-06-2012, 01:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 07:30 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 09:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:09 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:14 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-06-2012, 10:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 13-06-2012, 03:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-06-2012, 10:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:06 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:36 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 08-07-2012, 12:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 09-07-2012, 12:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 09-07-2012, 04:01 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 12:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:18 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-07-2012, 08:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 11-07-2012, 12:26 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 13-07-2012, 08:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 15-07-2012 12:04 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:28 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:29 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:19 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:21 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:23 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 23-07-2012, 03:35 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:52 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:43 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:48 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-08-2012, 03:41 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 01:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-09-2012, 12:31 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS