Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Mong Minh Ký Sự
23-07-2012, 02:13 AM
Bài viết: #35
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 20 :

Ngày 17-4-2012



Pakse à Si Phon Don :145km.



Một giấc ngủ ngon ơ 5 giờ tuy không đủ giấc nhưng cũng phần nào giúp chúng tôi có thể tiếp tục cuộc hành trình xuôi về vùng 4000 đảo Nam Lào.Tuy nhiên,trước mắt phải dành chút thời gian còn lại ở Pakse để đi chợ Đào Hương.

Một điều thú vị là những người giàu nhất nước Lào hiện nay đều là người Việt,càng thú vị hơn khi nhiều người trong số họ là nữ,vốn xuất thân là những cô gái mua gánh bán bưng từ những thập niên cuối của thế kỷ trước.Gia sản của họ ngày nay có thể lên đến hàng trăm triệu USD.

Ta có thể kể một vài người điển hình như :

Bà Nguyễn thị Hon,quê Ninh Bình,sống ở Vientiane,là chủ một hệ thống bến xe,xe khách cùng nhiều xưởng đóng xe hoạt động trên khắp nước Lào.

Bà Đặng thị Lý,gốc Quảng Bình,là chủ của 20 nhà xưởng qui mô,trên 50 khách sạn cùng một hệ thống cửa hàng vật liệu xây dựng cung cấp cho Pakse và các tỉnh Nam Lào.

Đặc biệt là Bà Lê thị Lượng,được người Lào ở Paksong gọi là“Mẹ” để tỏ lòng tôn kính vì đã hết lòng giúp ích cho họ. Bà là người gốc Huế,lập nghiệp ở Pakse, chủ tập đoàn Dao Heuang,chuyên doanh cà phê,xuất sang nhiều nước trên thế giới,đặc biệt thương hiệu cà phê “Dao” rất có uy tín trên thị trường Mỹ,EU và Nhật bản.Bà còn là chủ chợ Đào Hương lớn nhất các tỉnh Nam Lào.

Chúng tôi hỏi đường ra chợ Đào Hương.Đó là ngôi chợ lớn được bao bọc chung quanh bởi các dãy phố bán buôn đủ loại hàng hóa,ở giửa là một nhà lồng chợ lớn cở chợ Bình Tây,là nơi bán sĩ và lẽ các mặt hàng giống như các chợ đầu mối ở Việt Nam.Bà xã đi chợ để tìm mua mấy lố dầu gió mà trên Vientiane chưa mua đủ.

Bà Lê thị Lượng đã đầu tư hơn 5 triệu USD xây dựng chợ Đào Hương là để cho người Việt tha hương có nơi chốn nương tựa buôn bán.Cho nên hơn phân nửa các sạp hàng nơi đây có chủ là người Việt.Ít người biết rằng bà đã chịu lỗ khá nhiều trong việc đầu tư chợ vì tiền thu không đủ bù chi.Chẳng qua cũng chỉ là nâng đở lẫn nhau.Đó là theo lời Bà tâm sự.

Bà xã đã mua được ít dầu,giá rẻ hơn trên Vientiane .Ngoài ra bả còn mua 2 miếng gà nướng nóng hổi “để chiều uống bia”.

11h10’,chúng tôi rời chợ.

Trên đường trở về khách sạn,bổng “được” 2 CSGT Lào chận đường kiểm tra.Bà xã tui hoảng hồn,tui nói bình tĩnh,có gì đâu mà sợ.Ôi tội nghiệp,cái nỗi sợ hãi trước nhân viên công quyền ăn sâu trong đầu óc nhiều người từ lúc nào không biết, khiến nó trở thành như một nghịch-lý-có-thật,hể bị xét hỏi thì lại giật mình giật mẩy,dù biết chắc mình chẳng vi phạm điều gì.Bây giờ,trên xứ lạ,cũng thế,dù tự tin mình hợp lệ nhưng vẫn cứ lo âu.Bà xã xuất trình giấy tờ:hộ chiếu,giấy phép tạm nhập xe,bảo hiểm,bằng lái,…sau một hồi xem xét 2 vị trả lại giấy tờ,mặt vẫn lạnh như tiền.Tui tranh thủ xin “chộp” ảnh kỷ niệm nhưng 2 vị khoát tay bỏ đi,bà xã chỉ kịp chộp tui và 2 cái lưng áo vàng.

12h33’,tôi trả phòng rồi rời khách sạn.

Thế là chúng tôi lại bắt đầu cuộc đi quen thuộc,cởi Deanhan trên những đoạn đường xa,chắc chắn vắng người.Ngoại trừ 2 chuyến đi xe đò,trước mỗi cung đường mới,nơi xứ người,tôi đều cảm thấy ít nhiều lo âu.Trước tiên,phải hỏi thăm đường sá đi về biên giới Campuchia cho chắc ăn. “Từ khách sạn Champa,trở ra đường cái,con đường mà hồi tối xe dừng cho khách xuống,rẻ trái,đi mãi,đi mãi sẽ tới biên giới”.Đó là lời tư vấn đầu tiên.Tôi còn hỏi thêm một lần nửa tại một xưởng sửa xe người Việt.Đây chính là quốc lộ 13,con đường chạy xuyên suốt từ biên giới Trung Quốc phía Bắc , qua cố đô Luang Prabang,Vientiane,Pakse,rồi sau cùng về biên giới Campuchia phía Nam.Tôi lại điện thoại cho Ông bạn Đỗ văn Chuông,hỏi thăm về an ninh trên đường về Campuchia.Bạn tôi trả lời rất tốt và đề nghị nên ghé thăm Wat Phou,di sản văn hóa thế giới.Cách Pakse khoảng 45km.

Và thế là cuộc phiêu lưu lại tiếp tục,sau khi nạp thêm nhiên liệu.Đường Hạ Lào lại bắt đầu vắng,như những nơi tôi đã đi qua.Tuy nhiên,vì đây là trục đường chính,qua nhiều tỉnh thành quan trọng,lại nằm sâu trong nội địa và nhất là chạy cặp theo dòng Mekong vĩ đại,nơi tập trung tương đối đông số dân cư ít ỏi của Lào.Thỉnh thoảng có xe khách mang biển số Việt Nam vụt lướt qua,chắc là xe chạy xuyên Đông Dương.Cái nóng hạ Lào vẫn luôn đeo đuổi chúng tôi,2 chai nước của khách sạn chẳng mấy chốc đã không còn.

13h30,chúng tôi đến cột cây số 30,nơi đây có tấm biển lớn giới thiệu di sản Wat Phou cách 17km.Rẻ phải,theo con lộ 140 chúng tôi chạy khoảng 6km thì tới một bến đò và đây là điều ngoài dự kiến: “qua đò đi thêm khoảng hơn 10km nửa mới tới đền Wat Phou”,đó là lời hướng dẫn của 1 Tây ba lô đang ngồi tránh nắng,đợi xe dưới một mái hiên nhà.Tôi chạy thẳng xuống bến sông,dòng Mekong cạn nước nên 2 bờ cũng chẳng mấy xa nhau .Ngoài chiếc phà vận chuyển ô tô,nếu muốn qua sông tôi phải trả 30.000 kip cho một loại phương tiện độc đáo,gồm 2 hoặc 3 chiếc thuyền con ghép lại,bên trên lót nhiều tấm ván đóng liền nhau làm thành một chiếc “bè” có mái che,đủ để chở một lần khoảng 3 xe gắn máy cùng vài khách bộ hành.Tình hình này quả thật chẳng tiện để đến Wat Phou,vì điểm đến trong ngày là khu vực Siphandon còn cách xa đây hàng trăm cây số.Tôi đành quay đầu xe và thầm hẹn một ngày nào đó sẽ trở lại bến sông này .

Trở ra đường 13,chúng tôi tiếp tục xuôi về phương Nam trong cái nắng Lào hừng hực.Ghé quán bên đường,mua vội 2 bọc nước mía,thêm 1 bịt nước đá để dành tiếp hơi,rửa mặt khi cái nắng đang đổ lửa trên đầu.

Con đường tiếp tục chạy qua những quãng vắng người,bên trái là khu dự trử sinh học quốc gia Xe Pian nối liền khu dự trử Dong Hua Sao từ Pakse chạy suốt xuống Hạ Lào, bên phải vẫn là rừng khô mùa nắng,thỉnh thoảng một bầy trâu đầm mình trong vũng cạn phía xa.Những bản Lào ở khu vực này,nếu có,chắc đều tập trung trên bờ Mekong chảy dọc bên kia cánh rừng,nên cái “điệp khúc vắng người” lại tiếp tục suốt hàng trăm cây số.

16h30’,chúng tôi đến bản Hatsay Khoun,bên trái con đường có ngôi chùa mà trên đỉnh cao sừng sửng một tượng Phật vàng chói.Bên phải là một ngôi chùa khác mà cỗng vào có rắn thần Nara,uốn lượn dọc 2 bên đường dẫn với hàng trăm bậc thang,lên chùa ở tít trên cao.Chộp vài tấm ảnh kỷ niệm xong,chúng tôi cặp theo con đường bên cạnh rẻ xuống bờ sông cách đường 13 một cây số.

Nhìn dòng sông Mekong trước mặt,đang yên ả trong cái nắng gắt xế chiều,tuy vẫn còn oi bức,nhưng những đảo nhỏ lô nhô giửa mênh mông hoang dã đã nhắc chúng tôi đến lúc phải dừng chân.Khung cảnh tuyệt vời này,thảo nào đã hớp hồn nhiều khách Tây “đi bụi”,khiến Siphandon bao năm qua đã trở thành “Thiên đường của dân phượt ba lô”,lở đến một lần lại muốn trở lại lần sau.

Giống như bến đò ở Wat Phou,tại đây phí qua sông cũng 30.000 kíp cho 2 người và con “xế nổ”,bằng loại phương tiện mà tôi đã mô tả.Vì tấm ván lót trên thuyền có bề ngang không rộng hơn chiều dài của con Deahan lắm,nên lúc siết ga lên “phà”cũng phải thủ sẳn thắng tay,bóp kịp lúc,nếu không rất dễ phóng tuốt sang bên kia và tắm mát với Mekong. Một “cò” hướng dẫn hứa tìm khách sạn tốt khoảng 80.000 kip/đêm.Anh ta nói tiếng Anh bồi rất tốt nhưng mình dở ngoại ngữ nên thật mệt mõi để …hiểu anh ta.

Dòng Mekong giờ này thật yên tĩnh,có một thuyền con đang lưới cá trên sông.Nhiều đảo nhỏ rải rác,chen lẫn những đảo lớn khiến tầm nhìn chỉ giới hạn trong một đoạn ngắn,nên đôi khi ta có cảm giác như đang lướt trên một hồ sóng lặng.Chuyến vượt sông thật êm trong buổi chiều nhạt nắng.Khoảng 20 phút thì “phà”cập bờ đảo Don Khong.Mùa này nước cạn nên từ mép nước lên đến đường là một khoảng dốc rất căng,tui vô số 1 kèm sự trợ giúp của 2 “số chưn”,siết ga,con Deahan loạng choạng suýt ngã;nhưng rồi vẫn vượt dốc an toàn,chỉ để rơi một bị đồ do bị đứt dây thun!

Khách sạn Kang Khong nằm ngay trên bến,có phòng 80.000kip nhưng không máy lạnh;chúng tôi đành phải chọn phòng 110.000kip có máy điều hòa để dễ ngủ qua đêm.Khách sạn được cất theo kiểu nhà sàn truyền thống Lào,hoàn toàn bằng gỗ, với trang trí nội thất cũng bằng gỗ và mây,nằm trong 1 khuôn viên nhiều cây xanh trông thật mát mắt.Giày dép được để lại tại chân cầu thang,nhưng tui quen “thói quê nhà”,xách lên đến sàn để “cho chắc ăn”,chợt nhớ đây là xứ Lào nên cũng hơi “mắc cở”!Bèn mang xuống trở lại.

Nhận phòng xong chúng tôi vội đi rong khi trời còn nắng,chộp vài tấm hình trên đảo lúc hoàng hôn.Một số khách Tây đang lang thang đây đó, cùng vài trẻ con đùa giỡn trên đường.Một dãy nhà sàn nằm chồm ra phía bờ sông,thoáng đảng,dễ thương dùng làm quán ăn hoặc bán cà phê,từ đó khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh mặt sông Mekong rải rác những hòn đảo nhỏ và một thuyền con đang lưới cá trong cái yên bình kỳ lạ:thật êm đềm,chậm rãi,thật lặng lẽ,hoang sơ.Mọi tranh chấp đời thường,mọi bon chen sát phạt…cùng cái nhịp sống vồn vã đầy tính”cơ khí”,dường như không len lên được chiếc thuyền con lót ván đơn sơ,nên đã ở lại bờ bên kia với thế giới hổn độn,ồn ào. Có lẽ đó là lý do để nhiều khách phương Tây tìm đến Don Khong với 4.000 hòn đảo.

Nắng đã tắt hoàn toàn,chúng tôi trở về khách sạn,tắm rửa rồi ăn cơm nếp,gà nướng và cùng nhậu bia Lào.

Ăn xong chúng tôi xuống đường,thả bộ lang thang,để tận hưởng cái không khí yên bình vừa bỏ dở.Tình cờ tôi gặp lại anh chàng người Thụy sĩ đi chung chuyến xe hôm qua,đang cùng một một nhóm ba lô khác uống bia trong một quán dưới bến sông.

Chúng tôi quay trở lại nhà định ngủ sớm để mai tiếp tục hành trình đến Thác Khon,thì gặp anh bạn “cò”Lào đứng đón,mời chào một chuyến đi thuyền thăm các đảo và xem cá heo,với giá “hửu nghị” 250.000 kip,tôi từ chối vì không đủ thời gian.

Ngày thứ 19 của cuộc rong chơi kết thúc như thế.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 02:31 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 30-05-2012, 08:53 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 10:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 31-05-2012, 11:47 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - ngoclam1974 - 31-05-2012, 10:02 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 02-06-2012, 01:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 07:30 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 05-06-2012, 09:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:09 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 02:14 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-06-2012, 09:56 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-06-2012, 10:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 13-06-2012, 03:45 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-06-2012, 10:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:06 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 06-07-2012, 04:36 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 08-07-2012, 12:12 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 09-07-2012, 12:34 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 09-07-2012, 04:01 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 12:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:18 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 10-07-2012, 01:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-07-2012, 08:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 11-07-2012, 12:26 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 13-07-2012, 08:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 15-07-2012, 12:04 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:08 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:28 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:29 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 22-07-2012, 02:32 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:11 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012 02:13 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:19 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:21 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 23-07-2012, 02:23 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 23-07-2012, 03:35 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:35 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 25-07-2012, 03:44 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:52 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-08-2012, 02:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:43 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 07-08-2012, 03:48 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - Hoang Oanh - 10-08-2012, 03:41 PM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 01:54 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 26-08-2012, 02:00 AM
RE: Mong Minh Ký Sự - baothai - 04-09-2012, 12:31 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS