Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Mong Minh Ký Sự
25-07-2012, 03:44 AM
Bài viết: #41
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 21(tiếp theo).



Thác Khonephapheng

[Hình: attachment.php?aid=2431][Hình: attachment.php?aid=2432][Hình: attachment.php?aid=2433][Hình: attachment.php?aid=2434][Hình: attachment.php?aid=2435][Hình: attachment.php?aid=2436][Hình: attachment.php?aid=2437][Hình: attachment.php?aid=2438][Hình: attachment.php?aid=2439][Hình: attachment.php?aid=2440]


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (25-07-2012 03:42 PM)
04-08-2012, 02:52 AM
Bài viết: #42
RE: Mong Minh Ký Sự
Trước khi xem tiếp phần này,mời quý vị nghe tôi nói một điều hơi thú vị.Ở phần đầu tôi có nói về con đường và những dòng sông,nó nằm trong một ý đồ mà bây giờ tôi mới tiết lộ.Thực tế trước ngày khởi hành, tôi cũng chưa biết mình có thực hiện được chuyến đi này hay không,nên một sai lầm rất lớn là không xem trước các thông tin về những vùng sắp đến.May là ngày nay mọi máy ảnh kỷ thuật số đều có lưu ngày giờ nên đã giúp tôi nhớ lại lộ trình và những nơi chốn mình đi qua.Rồi cũng chính nhờ net mà tôi có thể cập nhật thông tin với độ chính xác tối đa có thể.Một điều thú vị tôi không ngờ,lộ trình tự nó đưa đẩy cho tôi bám theo suốt phần hạ lưu sông Cửu Long,gần 2000km.Từ đây,Stung Treng,con sông Mekong sẽ đồng hành cùng chúng tôi về đến tận quê nhà.Xin mời các bạn.






Phần 22 : 18-4-2012



Stung Treng.



13h30’.

Điều trước tiên tôi làm khi chuẩn bị đưa xe ra khỏi bãi là bậc yên xe xem lại đồ đạc trong cốp,nhìn sơ qua bao bị coi có gì nghi vấn chăng.Rồi nổ máy lên đường.

Từ thác Khone theo quốc lộ 13 về biên giới chỉ còn khoảng 10km,một khoảng đường quá ngắn,không đáng để bận tâm.Mà điều tôi thầm nghĩ là thủ tục qua biên giới có trắc trở gì không.Năm rồi xe gắn máy từ Việt Nam qua Campuchia rất dễ dàng,bây giờ có chắc gì vẫn vậy,trường hợp ở Bờ Y đã là điều nhắc nhở cho 2 kẻ đi bụi phải có chút lo âu.Nếu họ nói không cho qua và đòi xin “tấm giấy xanh” thì biết xin đâu.Tuy nhiên tôi nghĩ chắc chẳng đến nỗi như thế,vấn đề quan trọng là quảng đường mấy mươi cây số còn lại dẫn đến Tỉnh lỵ Steung Treng có an toàn không.Tôi lo,bởi vì đây là khu vực có vĩ độ địa dư ngang với Tây nguyên nước ta,những cánh rừng già Đông Bắc Campuchia này nối liền với rừng Hạ Lào và rừng núi Dak Nông,Dak Lak,Gia Lai,Kontum,chắc chắn nó cũng vắng vẻ chứ chẳng nhộn nhịp như đường ở các tỉnh phía Nam.Tuy nhiên,nhìn những chuyến xe xuyên quốc gia mang biển số Sài gòn,thỉnh thoảng vụt qua cũng khiến tôi bớt nhiều quan ngại.

Hạ Lào nắng lửa bây giờ đã bớt gay gắt bởi cây xanh,có nhiều nhà hơn dọc theo 2 bên đường.Đây là khu vực thuộc bản Vuen Kham,bản cực Nam trên quốc lộ 13 Lào,tiếp giáp Campuchia.

Mãi nghĩ vẩn vơ tôi không để ý đến một thanh chắn ngang đường đang giở lên cao.Bà xã nói có trạm gì kìa.Tôi vội giảm tốc và thắng lại,một người đàn ông bên lề phải chỉ về hướng lề trái phía sau tôi.Thì ra tôi vừa vượt qua một trạm kiểm soát hải quan quốc tế Lào.Quay đầu xe chạy vào trong sân.Trụ sở không có ai.Chợt một nhân viên mặc thường phục,từ dãy nhà gần đó bước qua,mĩm cười thân thiện.Bà xã tìm lấy giấy tờ trong túi xách,anh Lào nói ngay bằng tiếng Việt chuẩn : cô chỉ cần đưa tấm giấy đỏ thôi.À,thì ra họ chỉ cần thu lại tấm giấy tạm cho nhập con Deahan lưu thông trên đất Lào hổm rày.Thấy cậu này vui vẻ tui xin phép chộp một ảnh kỷ niệm,lần này không bị từ chối nửa.

Và sau chưa đầy 10 phút thì chúng tôi tới biên giới,bà xã bước vào văn phòng tạm bên đường để làm thủ tục rời Lào.Tôi chộp vài tấm ảnh cửa khẩu mới,đang xây dựng chắn ngang con đường chính nối liền 2 nước.Rất nhanh chóng,bà xã bước ra khỏi văn phòng sau vài phút, nói : “tiền không biên nhận” tổng cộng 40.000 kip cho các dấu thị thực trên Passport!Vậy là mắc hơn cửa khẩu Xà xia,chỉ 40.000 đồng VN cho cả 2 bên,Việt và Campuchia. Tôi đã đọc được trên net,có một phượt nữ bụi người Việt,ngồi “chàng ray” tại cửa khẩu Lào suốt hơn 2 giờ vì nhất định không chịu “chung”20.000kip để được đóng dấu đi ra;hoặc là đóng dấu đúng luật,hoặc xuất biên nhận cho 20.000kip và cuối cùng …chị thắng,mấy ông Lào đành phải đóng dấu Passport cho chị.

Giờ thì tới cửa khẩu Campuchia.Bên này cũng đang làm việc trong một văn phòng tạm,trong khi cửa khẩu mới xây dựng đã có vẻ hoàn chỉnh,chắc là chờ phía bên Lào xong thì cùng khai trương thông xe một lượt.

Thật là ngoài sự mong đợi,các anh bạn Campuchia làm thủ tục nhanh chóng ,có nhiều người rành tiếng Việt,còn hỏi thăm nhà ở đâu.Nghe chúng tôi nói ở Long Xuyên thì khuyên nên về cửa khẩu Long Bình cho thuận tiện.Lại còn chỉ đường đi,kèm theo cả cự ly cụ thể cho từng đoạn.Đặc biệt,tại đây không thấy đòi đồng riel nào cho các dấu đóng lên passport !

Và…

Đường trường xa,con chó lại tha con mèo…rời Lèo!

Đúng như dự đoán,cái điệp khúc”đường vắng băng qua những cánh rừng…”lại bắt đầu trên quốc lộ 7,Campuchia.Tuy nhiên,kể từ đoạn cuối quốc lộ 13 Lào,nhìn lưu lượng xe qua lại,nhất là từ phía Campuchia lên,tôi biết chắc đường sẽ không vắng teo như đoạn Bờ Y-Attapeu.

Con đường chạy băng qua các khu rừng vắng,nhưng không âm u,dày đặc như ở Hạ Lào,đôi khi còn có những ngôi nhà dù không thấy chủ nhưng chứng tỏ đã và đang có người làm gì đó nơi đây.Thỉnh thoảng có xe chạy qua,đủ các loại,nhất là nhiều chiếc mang biển số Việt Nam,có lẽ họ đi đường Gò Dầu hay Mộc Bài.Cái cảm giác lo sợ “bọn ác” cũng không còn,vì tôi chẳng thấy một sự “đe dọa” nào biểu hiện.Chúng tôi thoải mái ngừng nghĩ dọc đường để chộp ảnh và làm những việc cần làm.Tuy không hồi hộp,hấp dẫn như đường đi Attapeu,nhưng cái cảm giác rong ruỗi nơi xứ lạ quê người trên con Deahan “cùi bắp” vẫn tiếp tục làm tôi sung sướng!

Cuối cùng ,lúc 15h52’,khi còn cách Stung Treng 1km,thì chúng tôi thấy chiếc cầu màu trắng tuyệt đẹp xuất hiện nơi cuối con đường,đó là cầu Sekong,bắc ngang đoạn hợp lưu của 2 sông Sekong và Serepok (đều phát nguyên từ dãy Trường Sơn).Cầu này do Trung quốc xây cho Campuchia năm 2008,giúp sự lưu thông tới biên giới Lào trên quốc lộ 7 thêm thuận tiện.(Bây giờ thế giới đã rõ dã tâm của Tàu cộng khi rải tiền khắp nơi,kể cả những chính phủ cư xử tàn bạo với dân mình như một số nước Châu Phi,để khai thác nguồn tài nguyên của họ;hoặc như Campuchia,Lào nhằm tranh thủ thuận lợi chính trị để mưu đồ xâm chiếm biển đảo của ta!).

Và có một điều thú vị mà tôi nhớ ra là mình đã từng vượt qua một cầu cũng có tên y hệt,cầu Sekong,trên đất Lào,ngay tại cửa vào tỉnh lỵ Attapeu.Hóa ra có 2 cây cầu cùng tên,nằm trên 2 nước khác nhau,cách xa hàng trăm cây số.

Tới cầu chúng tôi thấy một nhóm người ăn mặc lịch sự đang xuống xe,tụ tập chụp ảnh.Thì ra họ vẫn còn ăn Tết Chol Chnam Thmay(ngày thứ 6/7 ngày nghĩ Tết).Tôi cũng làm vài “pô”rồi chạy lên giửa cầu ngắm cảnh.Sông nước mênh mông với nhiều đảo nhỏ.Xa xa về phía hạ lưu là thành phố Stung Treng yên bình nằm trên bờ sông đầy cát vàng,phơi mình dưới nắng.Về phía đối diện,giòng Mekong vừa từ đất Lào chảy qua,nhận thêm nước từ chi lưu Sekong(vừa bổ sung thêm nước của sông Serepok) đổ xuống tiếp tục băng mình về phương Nam tìm đường đến với biển Đông.Tới đây,Sekong và Serepok đã hoàn thành sứ mệnh chuyển nước từ thượng nguồn Trường Sơn,làm tốt tươi cho một vùng bazan màu mỡ trên 2 đất nước Lào và Campuchia.

Chúng tôi rời cầu,rẻ phải,vào thành phố.Len lỏi qua các con đưởng nhỏ chạy tới mé sông.Một thành phố lãng mạn dễ thương đang hiền hòa nằm trên bờ Mekong mênh mông nước.Quả thật,suốt hàng ngàn cây số,Mekong luôn làm đẹp cho những nơi nào nó chảy qua.Không biết tôi có quá cường điệu hay chăng,nhưng thật sự dù dữ dội hay hiền hòa,dù ầm ào hay lặng lẽ,buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn,dòng Mekong mà tôi đã nhìn ngắm,luôn có một vẻ đẹp nào đó khiến tôi khó thể nào quên!

Thành phố tỉnh lỵ Stung Treng thật sự rất nhỏ bé,gồm 1 con đường chính chạy dọc bờ sông dài chừng 1km,nơi tập trung các nhà hàng,khách sạn.Hai dãy phố bán buôn chính nằm đối diện nhau qua một quãng trường vốn là nơi họp chợ vào buổi sáng còn buổi chiều,tối là nơi tập trung các quán ăn uống lộ thiên.

Chúng tôi tạm nghĩ tại khách sạn Angkor,mặt hướng ra ngả 3 sông,nơi chi lưu Sekong đổ vào Mekong.Không có nhà cửa nào xây cất trên bờ sông,nên con đường trước mặt thật thông thoáng,rất thuận tiện cho khách du lịch nhìn ngắm cảnh hoàng hôn.Một bến phà,đồng thời cũng là cảng sông,nằm chếch phía tay phải của khách sạn,là nơi phục vụ cho các hoạt động buôn bán và du lịch vùng biên giới Campuchia tiếp giáp Lào.Từ Stung Treng du khách có thể đi thăm : Ko Kantuy(khu bảo tồn động vật hoang dã),Đền Preah Theat,Thala Barivat Resort…đặc biệt có thể ngược dòng Mekong qua biên giới Lào xem cá heo,viếng thác Khone…

Buổi tối,chúng tôi đi đổi tiền và ăn cơm tại một quán có gốc Việt,bửa ăn gồm canh chua,cá lóc kho cùng một chai bia Angkor 2 tẩy tốn 6 U S D,khá ngon,kết thúc ngày đầu tiên trên đất nước Chùa Tháp yên bình.Ngày mai chúng tôi sẽ đi Kratie,cách 140km.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
04-08-2012, 02:54 AM (Được chỉnh sửa: 07-08-2012 03:41 AM bởi baothai.)
Bài viết: #43
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 23 : Ngày 19-4-2012.

[Hình: attachment.php?aid=2614][Hình: attachment.php?aid=2615][Hình: attachment.php?aid=2616][Hình: attachment.php?aid=2617][Hình: attachment.php?aid=2618]

Stung Treng - Kratie : 140km.



Ăn sáng xong,chúng tôi chuẩn bị để rời Stung Treng.Nhưng trước mắt phải đi đổ xăng và chụp ảnh.Tại quảng trường,một dãy quốc kỳ của 10 nước cùng với tấm băng màu xanh lá căng ngang mang hàng chữ Miên,chắc là lời chào mừng hội nghị cấp cao Asean mà Campuchia đang là chủ nhà.(Và bây giờ thì đã rõ rồi,Ông Hunsen đã tát vào mặt người ơn cũ bằng hành động chỉ trích Việt Nam trong vấn đề Biển Đông,mặc dù cả thế giới đều thấy Trung Quốc mới là kẻ càng quấy!)

08h00’ :Chúng tôi rời khách sạn,lên đường.Gặp trụ sở Bưu điện,tôi vào lấy dấu.Rời “nhà giây thép”thì gặp ngay chốt CSGT nơi góc đường.Lần này không quá hoảng hốt nhưng bà xã cũng có vẻ hơi”run”,móc giấy tờ,chưa kịp trình thì anh Cảnh sát cười,chỉ cái đèn xe.Thì ra đèn chưa tắt,họ chỉ chận lại để nhắc tắt đèn,chứ không xét hỏi gì cả.Sẳn dịp tui cũng xin chụp ảnh kỷ niệm,anh rất vui vẻ nhận lời!Lúc đó là 08h11’.

Chúng tôi tiếp tục theo quốc lộ 7,xuôi về phương Nam,từ đây về Kratie còn 135km.

08h50’,chúng tôi tới một ngả 3,nếu rẻ trái thì theo quốc lộ 78 chạy về biên giới Việt Nam,khu vực bản Đôn,Đaklak,còn rẻ phải thì tiếp tục xuôi về Kratie,Kampongcham và Phnompenh.

Quốc lộ 7 tiếp tục băng qua vùng đất bazan màu mỡ,nhưng bây giờ thì rừng đã ở phía trong xa, phần giáp với con đường là những rẩy khoai mì nối tiếp nhau,thành như một vùng chuyên canh đặc sản.Thỉnh thoảng,lề đường là những sân phơi khoai trắng toát.Người Campuchia có lẽ biết làm ăn và chịu khó hơn người Lào.

09h40’,chúng tôi dừng chân nghĩ “trạm” đầu tiên.Đó là một quán bỏ không,phía trước một ngôi nhà vắng chủ,chung quanh có vài cây bạch đàn,tương đối mát.Dựng xe vào quán trống,tôi soạn võng ra nằm,đây là lần đầu tiên 2 chiếc võng được mang ra sử dụng!

Bây giờ,không như ở Lào,nắng nóng đã bớt gay gắt,đường đi thì có vẻ không xa,nằm nghĩ dọc đường cũng là một cách “chơi” thú vị.Vả lại,sau 21 ngày “ngang dọc” Đông Dương, “hai-kẻ-độc-hành”có lẽ cũng bắt đầu “thấm mệt”,cần nghĩ ngơi dưỡng sức để trở lại quê nhà.

Một người bán dạo,chạy xe gắn máy,có gắn loa rao bán cái gì đó(giống hệt bên Việt Nam mình)vừa ngừng lại bên kia đường.Một ông “Miên” bụng bự chạy trờ tới mua hàng.Thì ra họ đang mua bán cá.

Vài chiếc xe khách chạy vụt qua,chiếc nào cũng đầy nhóc,kể cả trên mui.Nhiều xe tải chở khoai mì(sắn),đến đây thu mua vì vùng đất này hình như đang chuyên canh thứ đó.Một ngôi nhà xéo phía đối diện,đơn sơ,nhưng cũng có một chiếc xe hơi đậu bên hông.Dân Campuchia chơi xe hơi không giống người Lào,họ khoái loại du lịch sang trọng,thay vì loại bán tải( pick-up)và càng về sâu trong nội địa thì càng nhiều xe và chất lượng càng ngày càng cao cấp hơn.

Sau 45 phút nghĩ ngơi,chúng tôi tiếp tục lên đường.

11h50’,bà xã đề nghị dừng nghĩ lần 2,để ăn trưa và tránh nắng,cái nắng lúc 12h thường làm bả nhức đầu.

Bánh mì,chuối,fromage…và 2 chai nước nấu cũng xong một bửa trưa ngon lành,lại được nằm nghĩ thoải mái tại một quán…không biết của ai,bên đường.

Có thể nhiều người sẽ thấy cuộc rong chơi này là không thích hợp,vì nó chẳng “sang trọng” tí nào.Nhưng,tôi,khi nằm lăn lóc như thế này tại một nơi chốn xa lạ,với “một nửa”của mình,cùng chung quanh là những “bạn đường”thân yêu:chiếc mủ bảo hiểm,cái Cà nông,đôi giày mọi…cùng con Deahan cùi bắp,quả thật là thú vị vô chừng!Mọi ngôn từ đều không thể diễn tả đúng cái cảm giác mà tôi đang hưởng,bạn chỉ có thể tự trãi nghiệm và thấy…ngây ngất mà thôi!

Hãy thử nhìn lại tui của buổi trưa hôm đó,đen đúa,lùi xùi…đúng là như một kẻ lang thang đầu đường xó chợ!Với tui,bây giờ nhìn lại mình,tự thấy… “sướng”vô cùng!

Ăn uống,ngủ nghĩ đúng 40 phút,chúng tôi tiếp tục lên đường đi Kratie.

Sau 35 phút,chúng tôi đến một ngã 3:đi thẳng là Phnompenh,quẹo phải là Kratie.Con đường Kratie nhỏ hẹp,không có vẻ gì là “cái quan” khiến tôi phân vân,nửa muốn theo “National Highway 7” thênh thang,mà tui chắc sẽ có đường rẻ vào Kratie,nửa muốn theo bảng chỉ dẫn cho chắc ăn.Tui quyết định lũi vào một tiệm sửa xe,hỏi thăm:



-Bòn ơi…nhong…tâu…Kratie..?

(Anh ơi…tôi đi …Kratie…)

-...???????

Một tràng tiếng Miên thứ thiệt nổ ra khiến tui chẳng biết gì nên bèn nói tiếng “Tay” và bút đàm trên mặt đất.Anh ta cứ xổ tiếng Khmer rầm rầm,chắc tưởng tui là “đồng hương”vì thấy cũng giống.Thôi,tui bèn …okul (cảm ơn) lia lịa rồi nổ máy…”tâu” Kratie theo bảng chỉ đường.

Đúng là một con đường nhỏ và xấu,thỉnh thoảng có đá gồ ghề và nhiều ổ gà ,hình như đây là con đường cũ,không còn sử dụng chính thức nửa.Vài cây số đầu hơi vắng,khiến tôi và bà xã nghĩ mình đi lạc.Thôi thì cứ nhắm mắt chạy,tới đâu hay tới đó.Cuối cùng thì đến 1 ngả 3 có khu chợ nhỏ,tui “túm” đại một người:

-Nhong…Viet Nam, nhong…tâu Kratie…

Lần này biết khôn,vừa hỏi tui vừa chỉ hướng mình dự đoán (rẻ trái) và nhận được cái gật đầu với nụ cười rất vui vẻ…Tui okul và chắp tay xá y như là người Khmer thứ thiệt!Con đường bây giờ tuy nhỏ nhưng bằng phẳng,mát rượi với hàng me cổ thụ và ô hay!thật là ngạc nhiên, sông Cửu Long đang phơi mình chói chang bên phía tay phải với nhiều đảo lớn nhỏ giống hệt vùng Siphandon bên xứ Lào .

Sau này tôi mới biết rằng,nếu đi thẳng chúng tôi sẽ nhanh chóng tới Kratie vì đường tốt và gần hơn 3km(137km),còn quẹo theo bảng chỉ đường thì xấu và xa hơn(140km);nhưng qua khỏi ngả ba vừa hỏi là chúng tôi bắt gặp giòng Mekong mênh mông bên tay phải,lô nhô đảo lớn, đảo nhỏ cùng những bãi cát vàng tít tắp bờ xa.Thật là một phong cảnh ngoạn mục,một Mekong khác hơn chính nó ở thượng nguồn.Bây giờ mới thấy mình may mắn,nếu hỏi được đường,chắc chắn chúng tôi đã rời mất một đoạn sông thú vị,bỏ bớt một đoạn đường nhựa râm mát,ít nhiều mang dáng dấp của thời thuộc địa xa xưa!

Tôi và bà xã nhiều lần dừng chân chụp ảnh sông Mekong mà không biết còn bao xa thì tới Kratie.Chợt chúng tôi gặp một tụ điểm đầy người,có nhiều ô tô các loại đậu trên 1 bãi đất trống,chung quanh là các quầy bán đồ ăn,thức uống và quà lưu niệm.Tại đây họ đang lên xuống nhộn nhịp tới các đảo nhỏ lô nhô,mà ở đó có nhiều dãy các láng trại cất liền nhau trên các đảo,đó là những hàng quán dựng tạm để người dân tụ tập ăn nhậu trong mùa nước cạn này.Tui may mắn gặp một người đứng tuổi,nói tốt tiếng Anh,thì được biết hôm nay là ngày cuối cùng vui Tết Chol Chnam Thmay,mọi người đến đây ăn uống,tắm sông…vui chơi cho… hết Tết!

Chúng tôi tiếp tục chạy tới,gặp chỗ thuận tiện ngắm sông,có bán dừa tươi và các loại nước uống nên dừng lại nghĩ chân.Bên cạnh lại có bán cơm lam,bà xã mua mấy ống.Cơm này có dừa và đậu trắng,ăn béo và rất ngon.Chợt thấy một chiếc võng bỏ không,tôi vội bước tới,nằm lên,đốt điếu thuốc,nhâm nhi lon Coca,nhìn làn khói nhẹ bay và thấy mình cũng…bay tuốt lên cây!Ngồi xe hơi máy lạnh thì sao thấy được giá trị của cái quán vắng bên đường số 7.Đã nằm ở quán đó rồi thì mới thấy điểm dừng chân này nó…đả hơn rất nhiều!

15h32’,chúng tôi tiếp tục đoạn đường cuối cùng tới Kratie,có nhiều “xe lôi thùng” màu sắc sặc sở chở khách Tây vượt ngang qua,chứng tỏ thành phố này không còn xa mấy.

Và đúng 05 phút sau chúng tôi đến ngay cửa ngỏ tỉnh lỵ Kratie.Kết thúc ngày thứ 2 với đoạn đường dài 140 cây số trên đất Chùa Tháp.


File đính kèm Thumbnail(s)
                   


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-10-2012 06:00 AM)
07-08-2012, 03:43 AM
Bài viết: #44
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 24; Kratie.



Việc đầu tiên như thường lệ khi kết thúc 1 đoạn đường là tìm nơi nghĩ qua đêm.Khách sạn Mekong Dolphin Light Guesthouse có ông chủ dễ thương,tên Porsoeun,đã đồng ý bớt cho chúng tôi 3 USD,chỉ lấy 12 thay vì 15 USD,khi nghe tui nói đã đi mấy ngàn cây số Từ Việt Nam sang Lào rồi đến đây,cần một phòng nghĩ rẻ tiền nhưng phải có máy lạnh.Ông chủ trẻ này nói tiếng Anh tốt hơn tui nhiều,nên rất dễ giao tiếp.Đây là khách sạn mới xây nên mọi thứ đều hoàn hảo.Sau khi tắm cho trôi cái nóng bức,bụi bặm của một ngày phơi nắng dọc đường,chúng tôi nghĩ khoảng 50 phút thì lên xe đi thăm các phố.

Kratie là một thị trấn nhỏ,tỉnh lỵ của tỉnh cùng tên,một trong 4 tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Campuchia,cách Phnompenh khoảng 340km.

Kratie hay Kracheh,người Việt mình thường gọi là Cần Ché,nằm trên bờ Đông sông Mekong giống y như Stung Treng,nhưng đẹp và lớn hơn.Như đã thuật ở phần trước,khi tiếp cận sông Mekong cũng là lúc chúng tôi bắt đầu một con đường đẹp thời thuộc địa rợp bóng cây.Con đường ấy đã dẫn đến một thị trấn êm đềm,có các kiến trúc kiểu Pháp còn sót lại,đan xen với các công trình mới xây dựng để phục vụ cho sự phát triển du lịch dường như đang đà phát triển.

Cả thị trấn chỉ có khoảng 20 con đường ngang dọc và một chợ,tên Samaki Krong Kracheh,chạy một vòng là giáp.

Trời đã gần tắt nắng,chúng tôi vội vã ra bến Preah Soramarith,là con đường chính của tỉnh lỵ,chạy dọc theo bờ sông,để đón nhìn cảnh hoàng hôn.Đúng như dự kiến,hoàng hôn trên sông Mekong dường như lúc nào cũng đẹp,mỗi nơi một vẻ,theo cái cách của mình. Kratie có nhiều cồn cát ở phía thượng nguồn,nó đã góp phần làm nên cái đẹp riêng của một Mekong-Kratie mà chúng tôi đang bắt gặp.Xem mặt trời lặn trên sông nơi đây,từ lâu đã trở thành cái thú không thể thiếu cho khách du lịch phương xa.Và thật tuyệt vời khi ta ngồi đâu đó,với ly bia ướp lạnh trên tay nhìn cảnh mặt trời đỏ ối đang chìm dần bên kia rặng cây mờ mờ,trên bờ Mekong đối diện.

Mùa này,sông Mekong cạn nước,mặt sông rút sâu xuống phía dưới,bày ra một bờ cát chạy dọc thành một con đường mòn,trên đó nhiều người dân địa phương đã đến để tắm giặt.Có cả những chú ngựa chạy xe thồ sau một ngày mệt nhọc cũng đã được chủ dưa đến đây tắm cùng mọi người.

Tôi thấy dọc bờ sông có nhiều ghe thuyền,giờ này đã nghĩ ngơi,nhưng tôi chắc trong số đó cũng có phương tiện để phục vụ khách du lịch đi thăm các đảo và nhất là xem cá heo Irrawaddy Dolphin.

Muốn xem cá,du khách nên đến làng Kampi,cách Kratie 15km về phía Bắc.Tại đây du khách có thể tiếp cận cá heo bằng cách thuê những thuyền chèo nhỏ.Ngày nay số cá thể của loài này chỉ còn khoảng trên đưới 100,hiện đang trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng.Đầu năm 2012,một hội nghị quốc tế của các chuyên gia thuộc WWF được tổ chức tại Kratie,đã cùng với chính phủ Campuchia ra tuyên cáo về việc bảo tồn loài cá quý hiếm này.

Với du khách như chúng tôi thì khi mặt trời chìm hẳn là cũng xong một cảnh đẹp tuyệt vời.Còn đối với người địa phương,điều đó đã là quen thuộc,họ chẳng cần quan tâm.Hình như chỉ có làn gió mát từ phía giòng sông thổi vào mới làm họ thích thú,việc tận hưởng nó cũng thật cần thiết để kết thúc một ngày làm việc vất vả,nên khi trời càng tối thì càng có nhiều người tụ tập trên các băng ghế và kè đá dọc bến sông.

Chúng tôi tiếp tục chạy đến khu vực ăn uống ban đêm,cũng nằm trên con đường này,phía hạ lưu sông.Nơi đây thật nhộn nhịp,y như các bờ sông,bến chợ quê nhà,một không khí ăn nhậu sáng đèn và ồn ào mua bán.Một dãy cờ các nước nằm dọc trên bến sông,phía trước mặt các nhà hàng,khách sạn sang trọng làm cho khu vực có vẻ “quốc tế”,nhưng rất tiếc có quá nhiều rác ở nơi này!

Chúng tôi kết thúc ngày 20 tháng 4 này bằng một bửa tối cơm nếp,gà nướng,cút quay và 1 lon bia Angkor chia 2,ngon tuyệt,trong làn gió mát thổi nhẹ từ giòng Cửu Long mênh mông trước mặt!


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
07-08-2012, 03:48 AM (Được chỉnh sửa: 07-08-2012 03:54 AM bởi baothai.)
Bài viết: #45
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 25 :

Ngày 20-4-2012.



Kratie-Kampong Cham : # 200km.

[Hình: attachment.php?aid=2619][Hình: attachment.php?aid=2620][Hình: attachment.php?aid=2621][Hình: attachment.php?aid=2622][Hình: attachment.php?aid=2623][Hình: attachment.php?aid=2624][Hình: attachment.php?aid=2625][Hình: attachment.php?aid=2626][Hình: attachment.php?aid=2627][Hình: attachment.php?aid=2628]

Hôm nay sẽ là ngày vất vả cho chúng tôi vì đoạn đường khá dài,khoảng 200 km.Tuy nhiên,không vội vàng,chúng tôi sắp xếp hành lý,giả từ ông chủ khách sạn vui tính rồi lên xe đi dạo lại thị trấn.Trong lúc tìm nơi ăn sáng chúng tôi gặp được anh Tân,quê Tây Ninh,qua đây hơn 10 năm,làm nghề sửa khóa,sống ổn định chứ không khá giả gì.Anh chỉ cho quán hủ tíu ngon nhất thị trấn,do một người Việt lai Tàu làm chủ.Chợ Kracheh quá nhỏ nên không khó để tìm ra quán.

Đúng là ngon,mỗi tô giá 2 USD, có rất nhiều người Campuchia vào ăn sáng,một số đến mua mang về,nhiều người có vẻ là công chức quan trọng.Thấy ông chủ quá bận tôi không dám bắt chuyện.Nhưng khi chúng tôi vừa rời đi thì không hiểu sao ông vẫn nhận ra đồng hương,bỏ nấu,chạy vội ra hỏi thăm chút chuyện.Ôi sao cảm động vô cùng!Mẹ Ông là người Sóc Trăng,lưu lạc qua đây từ rất lâu,sau biến cố 75 chạy thoát về quê rồi trở qua vào đầu những năm 80 thế kỷ trước,vẫn còn giữ liên lạc bên nhà.Ở Kratie không thiếu người Việt,nhưng thỉnh thoảng mới được gặp người ở quê qua,nên có lẽ ông muốn nói ít điều để vơi “thèm hương cố xứ”!

Bà xã chụp một ảnh lúc Ông vội vã bước ra hỏi thăm chúng tôi,ảnh không sắp đặt nhưng nói lên nhiều điều,biết đâu sau này có dịp gặp lại,bức ảnh sẽ là quà mọn của quê nhà gửi kẻ tha hương.Chúng tôi từ giã nhau,ông trở lại công việc của mình,tôi nổ máy lên đường.Với ông,sau hơn 30 năm nơi đất khách,sống vửng chắc với nghề,ông đã gần như người bản địa,còn anh Tân,chỉ mới 10 năm xa đất tổ,cuộc sống không mấy khả quan,tôi thấy có nỗi buồn trong đôi mắt kẻ xa quê!

Tôi ghé cây xăng Tela,nơi có một siêu thị nhỏ,vừa đổ thêm nhiên liệu,vừa để bà xã mua ít thức ăn đi đường.

08h.

Tôi chạy dọc theo con đường giửa,dẫn theo hướng về phía ngoại ô.Trước khi rời thành phố,chúng tôi còn ghé ngang qua Bưu điện để xin đóng dấu lên cuốn Atlas.Tại đây tôi cũng gặp 2 nữ du khách trẻ đang chuẩn bị xin dấu cho những tấm postcard ,một cách chơi của dân chuyên nghiệp.

Bây giờ chúng tôi mới thật sự giã từ Kratie.Điều đầu tiên làm chúng tôi chú ý khi vừa rời thị trấn là những chiếc xe chở đầy nhóc khách lưu thông trên đường.Đủ mọi loại xe:xe máy cày,xe tải cải tiến,xe khách loại 16 chỗ và cả xe ngựa…phần lớn đều đầy nhóc khách,kể cả trên mui xe,miễn sao còn chỗ ngồi hoặc… đánh đu cũng được.

Quốc lộ 30,chạy cặp giòng Mekong,xuôi dần xuống phương Nam,có nhiều cây xanh và bóng mát,không rộng nhưng bằng phẳng và đẹp .Kratie có một cộng đồng người Chăm sinh sống,nên dọc đường chúng tôi thấy nhiều người trong số họ.

09h20,chúng tôi đi ngang huyện Chlong,nơi đây có một đơn vị quản lý lâm nghiệp đặt trong một khu rừng cổ thụ thật đẹp.Cả huyện lỵ cũng ẩn hiện trong một khung cảnh vườn rừng thật mát mẻ và dễ thương.Đường về Kampong Cham còn quá xa nên chúng tôi không thể nghĩ chân “ngắm cảnh”,chỉ tạm dừng đôi chút tại khu rừng cổ thụ râm mát,chụp vài tấm ảnh kỷ niệm một chốn đẹp mà mình đã qua.

Lúc 09h33’,chúng tôi tới ranh giới tỉnh Kampong Cham trên quốc lộ 30.Tại đây có 2 ngã đi.Rẻ trái là theo quốc lộ 73 ra quốc lộ 7(là trục đường chính nối liền Thủ đô Phnompenh với nhiều tỉnh lớn của Campuchia),chúng tôi chọn hướng đi “chính thống” này.

10h40’,chúng tôi dừng chân,mắc võng,tạm nghĩ.

Nằm tòn teng trên võng,trông ra phía đường,bây giờ tôi mới nhìn kỹ những chiếc xe chở khách chạy ngang qua,vừa ngạc nhiên,vừa kinh hãi mà lại không thể không tức cười.Bởi vì cái sự quá lỏng lẻo trong việc kiểm soát vận tải công cộng : xe đò cứ chở vô tư,nhét đến không còn chỗ nhét trong xe,thì cho lên mui,không khoái ngồi trên mui thì cứ đong đưa,vắt vẻo phía sau đít xe,trên cái “mớ tòn teng” hàng hóa cùng những chiếc honda được buộc “thật chặt”!Chỉ có trời mới biết cho cái “sự tồn vong” của cái thằng cha đang vô tư ngắm cảnh vật chạy “thụt lùi” với vận tốc của cái con Mẹc xì đì thứ thiệt.Tài xế làm gì thấy được anh ta vẫn còn ngồi đó hay đang…chạy bộ rượt theo xe!!!Ấy là trường hợp xe tạm ngừng cho khách xuống,rồi chạy tiếp trong khi anh ta chưa kịp …cài nút quần trong buội cây!Còn trường hợp bi thảm hơn là lở ngủ gục rồi lọt xuống đường thì có lẽ anh ta không còn cơ hội… chạy bộ nửa!Có một điều lạ là tôi chưa thấy “dấu tích tai nạn giao thông” lưu lại trên đường!

Nhìn xe qua lại hoài cũng chán,tôi thầm nghĩ vẫn vơ.Chợt trông thấy ống bơm xe nằm vắt ngang túi hành lý phía sau con Daehan,tui bổng nhớ một điều.Dù không tin dị đoan nhưng tui cũng không hề dám nói “gở” trong cuộc hành trình ngàn dặm.Tuy nhiên,sau 22 ngày êm xuôi trên đường thiên lý,thấy nẻo về nhà cũng chẳng còn xa,tui bèn nói lên phát hiện của mình với bà xã : ông biết không,tới giờ này hầu hết các món mình mang theo đều đã được sử dụng,nghĩa là mình đã không phí công mang theo,ngoại trừ…vài món vẫn chưa hề dùng tới và mình cũng mong là sẽ không phải “đụng” tới chúng,đó là bu-gi,cây cạy vỏ và ống bơm.Hi hi…Thật là một câu nói tai hại!Vì…

Sau 50 phút nghĩ ngơi,ăn uống,chúng tôi thu dọn võng và trở ra xe,chuẩn bị tiếp tục hành trình.Khi vừa ngồi lên xe,đá chân chống,tôi bổng cảm thấy có sự bất thường,nhìn lại bánh sau thì ôi thôi…một sự “linh ứng” không ngờ : bánh sau xẹp lép.Đúng là “thần khẩu hại xác phàm”,mấy chục ngày qua quên mất tiêu nó(ống bơm),mọi chuyện êm ru,bây giờ vừa nhắc tới thì xảy ra chuyện!Nghĩ ngơi nãy giờ tưởng được khỏe,gặp chuyện này,thấy mệt hơn.Tui vội lấy ống bơm,thụt tổng cộng khoảng 40 phát,bánh xe cứng ngắt,nhưng chắc chắn đã bị xì. Thật không phải dễ tìm được chỗ vá ruột trên đất Campuchia này,dù tui đã trở lại khu chợ cách đó khoảng 1000 mét,cả chợ không có chỗ vá xe.May là xì lỗ mọt nên bơm xong vẫn có thể chạy được,không phải dẫn bộ vất vả.Cuối cùng phải chạy đến hơn 3km mới có chỗ vá xe,anh thợ làm rất kỹ,tiền công là 3.000 riel (khoảng 15.000đVN).

12h30’,chúng tôi tiếp tục lên đường.

Từ đây về Kampong Cham còn trên 100km,mà nắng thì đang đổ lửa trên đầu,không còn thì giờ để nghĩ ngơi tránh nóng,nên phải tìm mua nước đá để chửa cháy dọc đường.

Chúng tôi lần lượt qua các huyện,thị :Dambae, Kandol Chrum,Suong..

Và cuối cùng thì chúng tôi đến cầu Hửu nghị Campuchia-Nhật bản,bắc ngang sông Mekong.Bên này cầu,phía tay phải,có một thánh đường Hồi giáo,với nóc tháp đặc trưng,báo hiệu sự hiện diện của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi.Ngay bên kia đầu cầu là thành phố Kampong Cham xinh đẹp,đích đến của ngày hôm nay,20-4-2012,lúc này là 14h…


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (10-08-2012 03:25 PM), dieuquang (11-10-2012 06:01 AM)
10-08-2012, 03:41 PM
Bài viết: #46
RE: Mong Minh Ký Sự
Đọc minh mong ký sự của con, Cô Oanh như thấy mình đang đi đến đó. Hay lắm, chuyến đi thú vị. Qua đây Cô đã có nhận định cái TÂM trong con rất đáng trân trọng, hãy giữ truyền thống tốt đẹp ấy của gia đình Thái nhé. Như Cô: TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (11-08-2012 12:40 AM)
26-08-2012, 01:54 AM
Bài viết: #47
RE: Mong Minh Ký Sự
Phần 26 :



Thành phố Kampong Cham



Dù rất nóng nực do cái nắng chói chang của mặt trời nhiệt đới,dù nhiều mõi mệt do gò lưng trên con Daehan,sau chặng đường dài 200km;nhưng khi vừa qua khỏi dốc của cây cầu Kizuna dài 1500m do Nhật viện trợ cho Campuchia,chúng tôi bổng thấy khỏe ra trước khung cảnh mênh mông của giòng Mekong trong xanh trước mặt.

Bên kia bờ Tây,một thành phố duyên dáng nằm lặng lẽ dưới chân cầu.Dù là thành phố lớn thứ 3 của đất nước Chùa Tháp,nhưng không thấy tòa nhà cao tầng nào,mà nổi bậc dưới ánh nắng chớm chiều là màu ngói đỏ của những dãy phố cũ kỹ một thời thuộc địa.Một thời mà trong lịch sử đau thương của các nước Đông Dương không ai muốn nhắc đến,nhưng cái lịch sử ấy cũng có những giá trị nhân văn nằm trong kiểu hình kiến trúc làm nên cái thẩm mỹ mà ngày nay đã trở nên hiếm gặp.

Qua khỏi cầu,chúng tôi rẻ phải,chạy xuyên qua dãy phố đầu tiên,tìm đường ra phia bờ sông.Các con đường có tên rất khó đọc,nên cố gắng nhắm hướng mà đi.Chợt tôi thấy một tên đường quen thuộc,đường Pasteur,tôi rẻ phải và cuối cùng cũng đến được bờ sông.Khách sạn Mekong,vẫn còn nguyên kiến trúc cũ thời thuộc địa,nằm ngay tại góc đường,mặt hướng ra sông,thật hợp ý chúng tôi,giá cả thật dễ chịu.Cũng như mọi khi,chúng tôi tắm rửa,nghĩ ngơi rồi bắt đầu đi thăm thành phố lúc 16 giờ.

Giống như 2 thành phố Stung Treng và Kratie mà chúng tôi đã ghé qua,Kampong Cham không có nhà cất trên sông,cho nên trước một mênh mông của Mekong hùng vĩ,tầm nhìn không hề bị che khuất,mọi cảnh vật hiện ra trước mắt thật dễ chịu và xinh đẹp biết bao.Nổi bậc trên giòng sông lặng lẽ,sáng rực bên màu xanh dịu mát phía bờ kia,là chiếc cầu Kizuna mềm mại vắt qua giửa trời chiều nghiêng nắng.

Tôi chợt nhớ tới một cảnh quan y hệt,đó là cầu Hùng Vương ở thành phố Tuy Hòa,vắt ngang qua sông Ba,cũng rất đẹp,với con đường bờ sông không bị che khuất tầm nhìn.Tuy nhiên,do Tuy Hòa là thành phố trẻ,mới xây dựng,nó không có cái “hồn” mà Kampong Cham đang có.Cái “hồn” ấy chính là nét cũ kỷ của con phố xưa,là vẻ sang trọng của cái vĩa hè thoáng mát gió sông với các du khách phương Tây,đang nhàn nhả ngồi uống cà phê,ngắm sông hay xem báo.Cái hồn ấy còn là sự kết hợp vô hình của lịch sử cùng nét đặc trưng của nền văn hóa Phật giáo tiểu thừa thể hiện trên các ngôi chùa Khmer nằm rải rác trong thành phố hoặc dọc bờ sông.

Chúng tôi chạy về phía thượng nguồn,nơi mà ở đó giòng Mekong mở rộng ra nhiều lần,làm cho thành phố Kampong Cham giống như đang nhìn ra biển lớn,đón nhận cái mênh mông của đất trời.Bên này là chùa Chroy Thma rực rỡ dưới nắng chiều,với bãi cát ven sông lồng lộng gió,thu hút các bạn trẻ tới chơi.Bên kia sông là xóm Chăm,với Thánh đường Hồi Giáo và nhà sàn thấp thoáng trong cây.

Vì không bị buộc đội nón bảo hiểm,chúng tôi cảm thấy rất thoải mái khi chạy xe dạo khắp nơi.Đường phố Kampong Cham tương đối đẹp,không quá nhiều xe cộ lưu thông.Đặc biệt,dù là thành phố lớn thứ 3 trong cả nước,nhưng tôi không thấy hệ thống đèn tín hiệu giao thông!Thỉnh thoảng có xe CSGT làm nhiệm vụ trên đường,nhưng không thấy chận xe xét hỏi.

Trở ngược lại phía bờ sông,chúng tôi bắt gặp nhiều du khách Tây đi dạo bằng xe đạp,cũng là một nét duyên,điểm tô thêm cho thành phố.Lần này chạy về phía hạ nguồn,qua khỏi cầu Kizuna,chúng tôi nhìn thấy một cầu tre rất đặc biệt,đan bện thật chặt chẻ,không những chỉ xe gắn máy mà cả ô tô vẫn lưu thông được.Cầu này dẫn ra đảo Kaoh Pan (Koh Pbain),một đảo lớn nằm trên sông Mekong,có bãi cát đẹp,là tụ điểm vui chơi,tắm “biển” của du khách và cư dân bản địa.Vào mùa lũ,cầu bị chìm sâu dưới nước,nên mỗi năm cầu phải làm lại.Theo tôi,tuy đây là điều độc đáo,nhưng cây cầu “xấu xí” đã làm mất vẻ đẹp của giòng sông!

Chúng tôi không qua cầu (nghe nói phí là 1USD/người),vì trời sắp tối,mà ghé vào thăm chùa Prah Tohm Nah Day Doh,một ngôi chùa lớn với nhiều tượng Phật và Tháp thật đẹp.

Sau khi chụp ảnh Chùa đến tối mịch,chúng tôi trở lại chợ Kampong Cham,ăn tối rồi lòng vòng trở về khách sạn nghĩ,lấy lại năng lượng, để ngày mai tiếp tục cuộc hành trình dài 128km đến Phnom Penh.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-10-2012 06:01 AM)
26-08-2012, 02:00 AM
Bài viết: #48
RE: Mong Minh Ký Sự
Phnom Penh.





Phnom Penh,1985.



Năm 1979,bộ đội Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi bọn Khmer Đỏ.Đó là một quyết định bắt buộc,vì sự an nguy của tổ quốc,là đòn đau làm sụp đổ những mưu đồ của bọn Tàu đỏ.Chúng ta hãy tưởng tượng,nếu không có sự kiện đó,thì một kịch bản có thể như sau:

Sau khi dùng bọn “đồ tể” Pol Pot tàn sát hết phân nửa số dân Campuchia,chỉ còn lại khoảng 3 triệu người,thì Trung Cộng sẽ lấy danh nghĩa viện trợ,xây dựng cơ sở hạ tầng…với sự đồng thuận của bọn cầm quyền tay sai Pol Pot,Ieng Sary…xua hàng triệu dân Tàu sang “giúp đở” và chắc chắn sau vài chục năm sẽ có một thế hệ người Miên gốc Tàu,là dân Campuchia chính cống.Và nếu như vậy thì bây giờ đã có một nước “Campuchia Dân chủ”made in China nằm dọc theo biên giới Tây Nam của ta!Thật là hú vía!

Khoảng giửa năm 1985, chị họ của bà xã tui rủ đi Campuchia chơi.Gửi đứa con gái 22 tháng tuổi(Tường Mai) cho Ông Bà, chúng tôi quảy bị “xuất ngoại”.

18h chiều,từ bến Cồn Tiên,Châu Đốc,tàu đò đưa chúng tôi lên đến Cồn Cỏ,Vĩnh Xương,huyện Tân Châu vào lúc nửa đêm.Chờ tại đây đến khoảng 3 giờ sáng thì chúng tôi lên “đò chẻ” để được “lòi” qua biên giới.Sau đó tiếp tục theo tàu đò lớn(chủ thường là người Việt) để tiếp tục cuộc hành trình lên đến Neak Loeang (Neak Lương).Tại đây chúng tôi ngồi xe đò đi Nam Vang.

Điều đầu tiên mà tôi còn nhớ khi đặt chân tới Phnom Penh vào thời điểm đó là cái cảm giác “tự do”trước một thành phố lạ,nhưng lại thấy quen thuộc bởi vì nó rất giống với Quận 5 Sài gòn trước 1975.Rất nhiều người Việt và Việt gốc Hoa từ Việt Nam qua sinh sống,buôn bán lẫn lộn với một số không nhiều dân Campuchia còn sót lại sau họa diệt chủng. Cái không khí buôn bán “tự do” y như miền Nam Việt Nam ngày còn chế độ cũ với hàng hóa dồi dào từ Thái lan qua,vàng bạc mua bán thoải mái,thậm chí có cả vàng “xề” và nhất là….có thể dùng tiếng Việt thoải mái tại chợ.

Sau năm 1975,dân miền Nam,đột nhiên “bít chịt” với thế giới bên ngoài,nhạc cũ(nhạc vàng) thì còn nghe lén lút,phim ảnh,truyền hình thì… “đứt đuôi con nòng nọc”!Họa hoằng lắm mới có “Thầy Lang”, “Người cá”…thay cho những “Thép đã tôi thế đấy”, “Ruslan và Lyudmila”….Còn Khương Đại Vệ,Địch Long…một thời làm mưa làm gió thì chẳng dám bén mảng tới xứ Việt Nam.Thừa mứa đến mức chán chê trước 1975, rồi suốt 10 năm dài không biết chưởng chiết là gì,tui mới thấy thiếu.Đột nhiên qua tới Nam Vang thì tha hồ mà coi;nhưng tụi tui cũng chỉ coi 1 phim cho “đã thèm”,cho bỏ những ngày bị… bịt tai che mắt thôi.

Phnom Penh lúc đó còn thưa vắng,đường xá thẳng thớm,đẹp đẻ với những hàng dừa hay bằng lăng hoa tím.Đô thị được xây dựng theo một qui hoạch hiện đại,hợp lý từ trước,thời của Quốc Vương Sihanouk,nên tuy không lớn nhưng khá đẹp và lịch sự.Ngoài ra những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và lịch sử như Hoàng cung,Chùa Tháp Wat Phnom…cùng Bảo tàng nghệ thuật đã gây cho tôi ấn tượng về một nền văn hóa có chiều sâu.

Hoàng Cung và Chùa Bạc mỗi tuần mở cửa 2 lần cho khách viếng thăm.Ngày đó khách được vào tới gần sát ngai vàng chứ không phải đứng nhìn từ xa như bây giờ.

Wat Phnom là ngôi chùa đẹp,nổi tiếng linh thiêng,nằm trên một quả đồi cao có nhiều cây xanh,bóng mát.

Qua đây mua bán đúng là “một vốn bốn lời”,vì giá cả giống như bên Việt Nam,nhưng tính bằng tiền “ria”(1 riel=4 đồng VN).Một người Sài Gòn qua mở quán cà phê “Bố Già” chẳng bao lâu sau mở thêm “Bố Già 2”,nhiều người Việt, nhạy bén trong kinh doanh đã làm giàu nhanh chóng trên vùng đất mới.Còn một số người khác thì mượn đất Miên làm chỗ “trung chuyển” qua nước thứ 3,đở gian khổ và nguy hiểm hơn vượt biên theo đường biển.Đó là trường hợp của vợ chồng chị bà xã tôi,bây giờ họ đang định cư bên Úc.

Ở chơi được 6 ngày thì chúng tôi quyết định về vì…nhớ con!Mà khi đã quyết định rồi thì chúng tôi lại nôn nao,vội vã.Vội đến nỗi đã không chịu chờ tàu ở Neak Loeang mà đi luôn xe ôm cho lẹ, về thẳng tới Om-xà-no,tiếp giáp cửa khẩu Vĩnh Xương.

Vào năm 1985,đây là một quyết định liều lĩnh vì xe ôm đã chở chúng tôi vòng vèo trong những con đường làng vắng vẻ, lại không có phép xuất cảnh,đi không ai hay biết,về không ai hay.Ông Miên xe ôm nếu là Khmer đỏ hoặc đơn giản là thuộc phe “bọn ác” thì chúng tôi đã …bỏ mạng sa trường từ 27 năm rồi!Thật đúng là liều mạng,nghĩ lại có quá nhiều “kịch bản” xấu trên cái đoạn đường xe ôm Neak Loeangà Om-xà-no,ngày ấy!Cũng may “lù khù có ông cù độ mạng”,khoảng 2 giờ chiều thì chúng tôi đã qua cửa biên phòng Vĩnh xương,chỉ với vài điếu Samit và câu trả lời được dặn trước là “đi Nam Vang thăm đứa em đi bộ đội”của ông xe ôm người Miên tốt bụng.



Phnom Penh,2005.



Lần này,chúng tôi theo một tour du lich thăm Angkor Wat ở Siem Riep.Trên đường đi và về có ghé qua Phnom Penh,bây giờ là thủ đô của Vương Quốc Campuchia.Chuyến đi này,đứa con gái 2 tháng tuổi ngày nào cũng được đi theo,nên không phải bị nhớ nửa,nhưng theo tour du lịch,chúng tôi chỉ đi có bấy nhiêu thôi.

26 năm sau khi thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot,Phnom Penh đã trở nên một thành phố phát triển với nền kinh tế tự do như đã có từ thời sau thuộc địa.Ông Hun Sen đã từ bỏ cái Đảng Cách mạng của mình để trở thành Samdek Hun Sen,đứng ra lèo lái để Campuchia ngày một phát triển.Có một Casino đúng nghĩa mà khách chơi nhiều người đến từ Trung Hoa lục địa!Nhưng điều gây ấn tượng cho tôi chính là số lượng xe hơi cao cấp xuất hiện quá nhiều trên đất nước này,có biển số hay không có biển số vẫn lưu thông bình thường.Vào thời đó(2005),dân Campuchia chơi xe hơi khiến người Sài gòn và Hà Nội cũng phải…ngước nhìn!Đó là những gì tôi nhìn thấy bên ngoài ,dĩ nhiên không thể rút ra một kết luận gì.

Bấy giờ vào thăm Hoàng Cung,Chùa Bạc phải mua vé,không thể đi thoải mái như 20 năm trước,nhiều khu vực không được phép vượt qua.

Bến Sisowath vẫn là tụ điểm mà nhiều người tìm đến để hóng mát,thư giản vào buổi chiều.

Vì theo tour của công ty lữ hành nên người ta chở đâu thì mình thăm đó,không có nhiều thì giờ cũng như phương tiện để tự khám phá riêng tư.Và lần thứ hai,bà xã đến cúng chùa Wat Phnom.



Phnom Penh, 2012.



Khoảng 13h15 ngày 21-4-2012 thì chúng tôi bắt đầu tới địa phận Phnom Penh,tiếp tục chạy hơn nửa giờ mới vào đến trung tâm.Thủ đô Campuchia bây giờ khá tấp nập,đường sá khang trang,hệ thống tín hiệu giao thông tốt và có lẽ người dân có ý thức cao trong khi đi lại(ngoại trừ việc chở quá tải) nên không thấy có kẹt xe.

14h Chúng tôi tìm được khách sạn,Comfort Star,giá tương đối cao(18 USD)nhưng chỉ còn đêm nay thôi nên không cần phải lựa chọn,mất thì giờ.

16h Chúng tôi đi thăm thành phố.Đầu tiên ra đại lộ Norodom,chạy xuống hướng tượng đài Độc lập,một điểm đến mà hầu như mọi du khách đều phải ghé ngang để chụp ảnh kỷ niệm,khi tới PhnomPenh.

Đài được xây dựng năm 1958,khánh thành năm 1982,là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann,nhằm đánh dấu 9 năm thoát khỏi sự đô hộ của nước ngoài.

Nằm trên giao tuyến của 2 đại lộ Norodom và Sihanouk,đối diện với một quảng trường lớn,Đài Độc Lập là một công trình đẹp,có hình dạng của một stupa(hoa sen) cách điệu,mang phong cách kiến trúc Khmer cổ rất đặc trưng của đất nước Chùa Tháp.Nơi đây là trung tâm của những buổi lễ quan trọng ở Campuchia,cũng là địa điểm đọc diễn văn của Quốc Vương trong những ngày kỷ niệm trọng đại.

Tại đây chúng tôi gặp một đoàn khách du lịch từ Việt Nam sang.Cậu hướng dẫn nghe tôi nói mới vừa đi một vòng Đông Dương bằng con xe “cùi bắp”đậu bên lề,vừa tới đây hồi trưa này,thì lắc đầu,không biết vì không tin hay vì …không tưởng tượng nổi khi nhìn con xe và… cái ông-già-nói-dóc ?!

Rời Đài Độc Lâp,ngược theo đường Norodom,chúng tôi tới thăm Wat Phnom,còn gọi là Chùa Bà Penh.Đây là ngôi Chùa lịch sử,đẹp và nổi tiếng linh thiêng,do một phụ nữ giàu có là Daun Chi Penh,xây năm 1373,trên một đồi (phnom) nhân tạo cao 27m.Từ đó vùng đất chung quanh ngọn đồi này được gọi là Phnom Penh.

Từ năm 802 đến đầu thế kỷ 15,kinh đô của Vương triều Angkor là Siem Riep,nằm ở phía bắc Biển Hồ,quá gần Thái Lan nên thường bị người Xiêm quấy phá.Năm 1434,vua Ponhea Yat thiên đô về Phnom Penh,vùng đất này trở thành kinh đô Khmer trong 60 năm,rồi lại chuyển đi vài nơi khác.Mãi đến thế kỷ thứ 19 người Khmer mới định đô hẳn tại đây .

Nhìn từ xa,Wat Phnom nổi bậc với ngôi tháp trắng trên đỉnh đồi nơi cuối đường Norodom,đó là chỗ lưu giữ tro xương của vua Ponhea Yat.Tượng của Ngài cũng được đặt tại đây,dưới chân đồi,chỗ mặt đồng hồ cỏ,trước khi lên Chùa.

Như thường lệ,bà xã tui là người vào chùa cúng bái,tui đậu xe đứng chờ.Dẩu sao,nhờ có công đưa đi nên chắc tui… cũng được phước…ăn theo!Vả lại,Phật là bậc thần thông quãng đại,có lẽ cũng “thấy” tui đang “hoan hỉ” đứng dưới chân đồi,chờ bà xã cúng , “công đức”này chắc cũng được chiếu cố phần nào!

Trời sắp tối và đang chuyển mưa.Những cơn gió nhẹ làm rơi hằng ngàn quả sao,xoay tròn trên không,thật ngoạn mục.Chúng bỗng làm tôi nhớ đến quê xa cũng có những hàng sao trước nhiều ngôi chùa xưa cũ.Quê xa,bây giờ đã rất gần,đang vui buồn những nỗi niềm nhiều trăn trở,đang hứng chịu những thách thức ngang ngược từ Biển Đông và đang chỉ còn trên trăm cây số phía hạ nguồn của “con sông bốn mặt”.

Chúng tôi rời Wat Phnom khi trời vần vũ.Mặc kệ,chúng tôi vẫn chạy ra hướng bờ sông,đoạn này vẫn là Tonle Sap,bến Sisowath sẽ kéo dài tới Hoàng Cung,khi đó,nó hợp lưu với sông Mekong từ Kampong Cham đổ xuống bên phía tả ngạn,được một đoạn ngắn lại chia 2 ngay thành Bassac và Mekong,tất cả tạo thành một khúc sông mà người dân Phnom Penh gọi là “sông bốn mặt”.

Ngày nay,bến Sisowath đang là khu vực “thượng lưu” với nhiều nhà hàng,quán bar sang trọng.Nhiều du khách phương Tây đang hiện diện nơi nầy để thưởng thức một chiều Phnom Penh ngắm nhìn giòng sông phía trước.Thật tình mà nói,nơi đây giòng Mekong không còn nên thơ và lãng mạn như khi còn ở thượng nguồn.Nét êm đềm quý phái Kampong Cham hay vẻ hoàng hôn quyến rủ Kratie vẫn “ăn đứt”bến “sông bốn mặt”Phnom Penh rực rỡ đèn màu!Phia bên kia doi đất nơi ngăn cách sông Tonle Sap và Mekong lại đang dần cao lên một tòa cao ốc,nó đang nằm chắn ngang đường “Hoàng Đạo” trước mặt Hoàng Cung!Bây giờ,từ đây nhìn về sông 4 mặt,thì ngôi nhà mát đẹp đẻ với kiến trúc đặc trưng Khmer trên bến Sisowath không còn duyên dáng nửa,nó đã bị cái cao ốc đang lớn dần phía bên kia sông che mất cái bầu trời xanh làm nền cho niềm kiêu hảnh của kiến trúc Angkor với mái cong đặc hửu.

Tôi đã từng thầm khâm phục những nhà quy hoạch đô thị Campuchia về ý thức bảo tồn cảnh quan cũng như tôn trọng giá trị văn hóa trong quản lý xây dựng;nhưng công trình này ,theo tôi,thật thất vọng.Nếu thay vào đó là một công viên cây xanh hay một công trình nghệ thuật tầm thấp thì thật tuyệt vời! Có lẽ quyền uy của Vương Triều đã không còn,dù là hư danh,trong cái xã hội mà đồng tiền vẫn luôn “mạnh bạo”!

Những giọt mưa bắt đầu rớt hạt,nên bầu trời đã tối sầm rất nhanh,như che bớt cái khối bê tông cục mịch không đáng có,ít nhất trong buổi chiều hôm nay.

Chúng tôi chạy nhanh về hướng xuất phát ban chiều,vừa tìm chỗ ăn tối vừa để tránh cơn mưa.

Và câu hỏi “Tâu na xi bai ?” dễ dàng đưa chúng tôi đến “Restaurant Ratanakiri”,đụt được mưa,lại có bửa ăn rất ngon mà giá cả thật hợp lý.Đó là buổi tối cuối cùng trên xứ Chùa Tháp của 2 kẻ lang thang.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-10-2012 06:01 AM)
04-09-2012, 12:31 AM (Được chỉnh sửa: 04-09-2012 03:24 AM bởi baothai.)
Bài viết: #49
RE: Mong Minh Ký Sự
Kính thưa Cậu Tám cùng quý bà con,




Cuộc rong chơi rồi sẽ đến hồi kết thúc.Con xin chân thành cảm ơn Cậu Mợ và quý bà con đã dành nhiều thời gian theo dõi cuộc rong chơi của tụi con.Hôm nay con xin gửi phần kết thúc.Mong rằng sẽ tiếp tục một thiên phóng sự mới với những hấp dẫn mới.

Kính chúc Cậu Mợ và quý bà con nhiều sức khỏe.

Kính,

Mong Phước Minh.


[Hình: attachment.php?aid=2830][Hình: attachment.php?aid=2831][Hình: attachment.php?aid=2832][Hình: attachment.php?aid=2833][Hình: attachment.php?aid=2834][Hình: attachment.php?aid=2835][Hình: attachment.php?aid=2836][Hình: attachment.php?aid=2837][Hình: attachment.php?aid=2838][Hình: attachment.php?aid=2839]





Về tới quê nhà.



11h05’,chúng tôi trở lại khách sạn,trả phòng.Mấy chú tiếp tân mang phụ hành lý ra xe,nhìn con Daehan đầy đất bụi,rồi nhìn mái tóc bạc trắng trên đầu tôi,họ nói gì đó bằng tiếng Khmer,rồi lắc đầu cười.Chắc là đang tự hỏi có thật ông già này cởi con xe cà tàng vượt mấy ngàn cây số xuyên Đông Dương hông?Mấy anh tài xế xe ôm cũng hỏi tôi mấy câu,tôi chỉ nghe 2 từ Việt Nam nên đành gạt đầu nói “Nhong tâu Việt Nam”(Tui về Việt Nam),rồi bắt tay từ giã họ,lên đường.

Chúng tôi len lỏi qua vài con phố nhỏ,chợt thấy 2 vị sư che dù đi khất thực.Hình ảnh ấy với ánh sáng ban mai rất đẹp,chúng tôi vội chụp lấy vài file ,rồi phóng xe ra đại lộ Monivong,quẹo trái chạy về hướng Việt Nam.Cuối cùng chúng tôi gặp lại đường Norodom ở chân cầu Monivong trên quốc lộ 1,vừa vượt sông Bassac.

Sau đó chúng tôi tiếp tục theo đại lộ Norodom đi về phía quê nhà.Tuy nhiên muốn cho chắc ăn,không để chạy nhầm đường mất thì giờ,tôi đã dừng lại một chốt đèn có anh CSGT,hỏi đại :“Bòn ơi,tâu na…tâu Vietnam?”(Anh ơi,đi đâu… đi Vietnam).Ha ha,anh ta đã chỉ rất nhiệt tình khi nghe cái câu hỏi (hổng biết đúng ,sai?)của tui.Sẳn dịp,tui cũng xin chộp một tấm ảnh kỷ niệm.

Chúng tôi ghé một quầy vịt quay,xá xiếu mua bánh mì và thịt để ăn dọc đường.Tình cờ bà xã lại gặp đồng hương,chị bán bánh mì là dân Long Xuyên,nhà ở cầu Cái Sơn,chị nói ở quê nghèo quá,đi qua đây thử vận,mà bán bánh mì tối ngày thì vận chắc cũng chẳng đổi được gì!Dân Thanh,Nghệ,Tỉnh..thì “tha hương” qua Lào,dân Nam bộ…thì “cầu thực” đất Nam Vang,hoặc trôi nổi lên Biển Hồ kiếm sống.Cuộc đời lưu lạc của đồng hương ,ôi cũng nhiều nỗi truân chuyên!

Từ hình ảnh của các vị sư khất thực,đến nét thiệt thà của chị Việt kiều bán hàng rong,rồi tình hình xã hội của các vùng đất mà mình đã qua,tôi chợt nghĩ đến một điều:bản chất chân thật của một tộc người được hình thành,phần lớn là do quá trình hấp thu cái tinh thần nhân ái,trung thực của một nền giáo dục nào đó.Ở các nước Myanma,Lào,Thái và Campuchia,Phật giáo Tiểu thừa được xem như là quốc đạo,từ thơ ấu,thanh niên đã được cha mẹ đưa vào chùa để học văn hóa và giáo lý nhà Phật.Cũng như nhiều tôn giáo khác,Phật giáo dạy con người sự trung thực và lòng bác ái,cho nên,từ rất nhỏ thanh niên các nước này đã thấm nhuần đức tính đó.Dẫu vẫn còn nghèo,nhưng Lào và Campuchia đã để lại trong tôi ít nhiều khâm phục về một xã hội,tuy không hoàn hảo,nhưng không quá nhiều tệ nạn,nhất là đất nước Lào,trộm cướp,giết người …không quá lộng hành.Chính lòng tham và sự dối trá là nguồn gốc của sự suy đồi về nhân cách,sự tuột dốc về đạo đức và sự sụp đổ về kinh tế!

11h36’.

Đường về quê đây rồi,quốc lộ số 2 sẽ dẫn chúng tôi về quê qua cửa khẩu Long Bình(An Phú). Vừa rời thủ đô Phnom Penh là chúng tôi bắt đầu vào địa phận tỉnh Kandal.Thật ra,Kandal là môt tỉnh đặc biệt,nó bao quanh hoàn toàn thủ đô,có nghĩa là nếu ra khỏi Phnom Penh theo bất cứ hướng nào ta cũng qua địa phận tỉnh Kan Dal .Tỉnh lỵ là thị xã Ta Khmau,nghĩa là “Ông Nội Đen”(hay là “Ông Ngoại Đen cũng được).

Khi tới Ta Khmau,tại quảng trường ngã 3,nơi có tượng “Ông Ngoại Đen”,quốc lộ chia 2 nhánh: nhánh 1,rẻ phải đi Ta Keo,về cửa khẩu Tịnh Biên,nhánh còn lại là quốc lộ 21,con đường này sẽ đồng hành cùng con sông Bassac,rất nhỏ so với nhánh Mekong,về tới Việt Nam qua huyện An Phú chảy về Châu Đốc,Long Xuyên,Cần thơ với tên là sông Hậu.Còn nhánh Mekong thì về Việt Nam qua cửa khẩu Vĩnh Xương,Tân Châu và mang tên sông Tiền.

Càng rời xa Phnom Penh thì đường sá,nhà cửa càng gần giống với Việt Nam,xen kẻ với những nhà sàn cao cẳng là những ngôi nhà mang dáng dấp Việt,thậm chí nhiều nhà gạch mới xây đã bê nguyên kiến trúc kiểu cọ rất Việt Nam.Từ đây về biên giới chỉ còn vài chục cây số,vật liệu xây dựng mua ở An Phú hoặc Châu đốc có khi còn rẻ và gần hơn mua ở Nam Vang!

Dọc đường chúng tôi gặp vài đám cưới,cũng lều rạp,cỗng cưới giống Việt Nam,cũng ca hát nhạc nhít rầm trời.

12h58’,như thường lệ,để tránh cái nắng “đứng bóng” và để nghĩ mệt,ăn trưa chúng tôi dừng tại một quán nhỏ bên đường.Về hình thức bên ngoài nếu cô chủ quán không nói tiếng Khmer thì ở đây y hệt một quán nước nhỏ ở vùng quê Nam bộ.

13h30,con Daehan lại tiếp tục đoạn đường còn lại trên đất Chùa Tháp. Con đường này,rõ ràng không quan trọng lắm nên rất ít xe lưu thông,nhất là khi về gần tới biên giới.Lúc này cái nỗi nôn nao về nhà ngày càng lớn,nó khiến tôi cảm thấy “con đường như dài ra,đi hoài không thấy tới!” Cứ đoán chừng sắp tới rồi lại …chưa.Vài ba bận như vậy thì cũng có lúc …tới nhà.Khoảng 15 giờ thì chúng tôi tới biên giới.

Từ xa nhìn thấy thanh chắn quen thuộc,chúng tôi biết sắp sửa về tới quê hương.Cửa khẩu Long Bình này chúng tôi đã đi qua hồi 2005,sau 7 năm vẫn chẳng có gì thay đổi,chưa có cái cơ ngơi bề thế như Tịnh Biên(An Giang) hay Xà Xía(Hà Tiên).Tuy nhiên,cái thay đổi lớn là những cơ sở kinh doanh chung quanh.Một biển quảng cáo cho cái Casino Crown có đủ thứ từ nhà hàng,khách sạn,Spa…đã nói lên cái công nghệ làm tiền ở vùng biên mậu xa xôi này.Mà nào chỉ có một Crown,xít vô trong tôi lại thấy thêm cái Grand Dragon,đồ sộ như một căn cứ trú ẩn của một tay trùm nào đó.Những khối nhà bê tông vừa chắc chắn vừa kín đáo khiến tôi có cảm giác người nào khi đã lọt vào đây thì sẽ không còn đường thoát khỏi!Tất cả chúng,cùng với các casino khác ở dọc biên giới phía Đông Campuchia này,đều chủ yếu hướng vào các đối tượng đến từ Việt Nam,từ các đại gia thành đạt cho đến vài quan chức đương quyền,từ những nghệ sĩ,chân dài lẫn những thanh niên nông thôn mới lớn,…Đã có quá nhiều thảm cảnh do các casino này mang đến cho nhiều gia đình người Việt,vì nó đã khai thác đúng cái…lòng tham!

Bà xã vào một tiệm tạp hóa,mua vài lon bia Angkor,cho hết mấy đồng riel cuối cùng trước khi chúng tôi xuống bến,chờ đò qua sông.

Giòng sông rộng khoảng trăm mét,là ranh giới tự nhiên giửa 2 quốc gia,nên chỉ mất chừng vài phút để chạy từ bờ này sang bờ kia.Một cơn mưa nặng hạt trút xuống ngay khi đò cập bến,như để rửa đi những bụi đường vươn bám mấy mươi ngày qua bên đất khách.Sau khi xong thủ tục tại biên phòng cửa khẩu Long Bình,chúng tôi đội mưa về ngay.

16h49’,chúng tôi tới xóm Chăm xã Đa Phước và 5 phút sau thì vượt cầu Cồn Tiên,bắc ngang 1 nhánh của Sông Hậu,chảy qua thị xã Châu Đốc.Ăn vội cho xong,mỗi người một tô mì “Vách tường”, tại khu Bồ đề Đạo Tràng,chúng tôi lại tiếp tục 55km cuối cùng về Long Xuyên.

19h30’ ngày 22-4-2012,bánh trước con Daehan chạm ngay thềm nhà,nơi mà vào lúc 09h30’ ngày 30-3-2012,nó cùng chúng tôi bắt đầu cuộc “rong chơi” suốt gần 4000 cây số,qua nhiều vùng đất quen và lạ,với nắng gió và bụi đường cùng biết bao những cảm xúc,trãi nghiệm tuyệt vời …không dễ gì có được!



Và,bây giờ,tuyệt vời nhất là đứa cháu Nội vừa nhào tới ôm Ông Bà sau 24 ngày 10 giờ xa cách.



Viết xong lúc 12h ngày 03-9-2012.

Mong Phước Minh.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-10-2012 06:02 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS