Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
MÀU TÍM HOA SIM
04-07-2012, 05:35 AM
Bài viết: #1
MÀU TÍM HOA SIM
HÔM NAY XIN GỬI BÀ CON CHỦ ĐỀ BÀI THƠ MÀU TÍM HOA SIM( có nhiều phần xin từ tốn xem vậy)
PHẦN 1

Bài thơ Màu Tím Hoa Sim và những giai thoại!

Nhắc Hữu Loan, nhiều người nghĩ ngay đến bài thơ “Màu tím hoa sim” mà thi sỹ đã sáng tác sau khi người vợ mới cưới hơn 3 tháng - Lê Đỗ Thị Ninh - đột tử. Bài thơ “Màu tím hoa sim” đã được thi đàn trong nước suy tôn là BÀI THƠ TÌNH HAY NHẤT THẾ KỶ 20. Tháng 12 năm 2004, bài thơ này được Công ty cổ phần công nghệ Việt (VITEK) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng VN, để độc quyền phổ biến kèm theo đầu máy KARAOKE kỹ thuật số của công ty này. Thi sỹ Hữu Loan (Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan). Sinh ngày Chủ nhật 02-04-1916 (30 tháng 2 Bính Thìn), tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Bài thơ “Màu tím hoa sim” lâu nay vẫ lưu truyền nhiều dị bản. Đáng ngạc nhiên nếu so sánh một số bản do Hữu Loan đích thân chép tay, vẫn thấy có nhiều chi tiết khác nhau (về từ ngữ, về kiểu xuống dòng, về quy cách viết hoa và viết thường, …). Điều đó khiến đông đảo khách mê thơ phải phân vân. Lê Đỗ Thị Ninh là ai? Là ái nữ của ông Lê Đỗ Kỳ, Tổng thanh tra nông lâm Đông Dương thời ấy. Biết Hữu Loan học giỏi và hay thơ, bà Đái Thị Ngọc Chất - phu nhân ông Kỳ - mời về nhà dạy kèm cho cô con gái. Bấy giờ, Hữu Loan 24 tuổi còn Ninh mới vừa lên 8. Điều khó ngờ là tình yêu giữa Hữu Loan với Ninh nảy nở. Mãi 9 năm sau, ngày 06-02-1948, hai người thành hôn. Ngày 29-05-1948, Ninh xuống sông Chuồng giặt giũ và chẳng may bị chết trôi dưới chân núi Nưa. Lúc đó, Hữu Loan làm trưởng ban tuyên huấn của sư đoàn 304 đóng ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Thương vợ, Hữu Loan viết “Màu tím hoa sim” vào năm 1949 với những con chữ rơi rơi y hệt dòng lệ thảm.
[Hình: attachment.php?aid=2159]
[Hình: attachment.php?aid=2160]
Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê... Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa ... Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường đông bắc Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím tím thêm màu da diết Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu ...

Những năm 60, ở miền Nam, nhạc sĩ DZŨNG CHINH từ chỗ còn là một nhạc sĩ vô danh, lần đầu tiên ra mắt công chúng bằng bản nhạc NHỮNG ĐỒI HOA SIM, phổ từ bài thơ nổi tiếng MÀU TÍM HOA SIM nói trên. Gần như ngay lập tức, bài hát ấy gây được tiếng vang lớn lao, đi sâu vào lòng người, và DZŨNG CHINH cũng lập tức trở thành một tên tuổi lớn. Nghệ thuật phổ nhạc của DZŨNG CHINH trong bài hát này cho thấy "tay nghề" của ông rất cao. Ông không đi theo trình tự bài thơ, mà cắt xén, thêm bớt, đảo ngược thứ tự trước sau, hình thành một tác phẩm có bố cục hầu như hoàn toàn khác, nhưng Ý và HỒN THƠ vẫn được triệt để tôn trọng. Điều đáng tiếc duy nhất là bài hát được viết và chơi ở điệu BOLERO, một điệu nhạc rất hay, nhưng bị coi như một thể loại nhạc ... bình dân (!), khiên cho nhiều "thức giả" không coi trọng !!!
[Hình: attachment.php?aid=2162]
Sau thành công lớn lao của NHỮNG ĐỒI HOA SIM, giới nghệ sĩ âm nhạc vẫn cảm thấy có gì đó ... ấm ức, có lẽ vì bài thơ TUYỆT CÚ nói trên của Hữu Loan đã được phổ nhạc với CA TỪ khác quá xa với nguyên bản bài thơ, nên liên tục sau đó có 2 tác phẩm khác lần lượt ra đời, với CA TỪ gần gũi với nguyên bản bài thơ hơn. Thứ nhất bài "MÀU TÍM HOA SIM" của Duy Khánh, do Hoàng Oanh thể hiện dưới dạng THI NHẠC GIAO DUYÊN. Tác phẩm này rất hay, nhưng có một LỖI NGHIÊM TRỌNG, khó chấp nhận được: Trong bài thơ là hình ảnh anh VỆ QUỐC QUÂN (Bộ đội), còn trong bài hát lại bị biến đổi thành anh lính CỘNG HÒA (Quân đội) !!! Đây là lỗi nặng, khiến bài hát dù hay đến mấy cũng trở thành VÔ GIA TRỊ ! (Vì phản lại tinh thần của bài thơ.) Thứ hai là bài "ÁO ANH SỨT CHỈ ĐƯỜNG TÀ" của Phạm Duy, một bậc thầy về nhạc và phổ nhạc. Bài này cũng được cộng đồng chấp nhận, xem như có giá trị rất cao, với những phần BIẾN TẤU đặc sắc, chuyển từ 2/4 sang 3/4 v.v.... Tuy vậy với những đoạn "QUÂN HÀNH" ở đầu và đặc biệt là ở cuối bài hát, cái hồn của bài thơ vẫn chưa được diễn tả đúng !!! Một bài thơ "THƯƠNG XÓT VỢ HIỀN ĐÃ MẤT" mà kết thuc bằng nhịp quân hành thì e rằng có gì đó chưa ổn thật!
[Hình: attachment.php?aid=2163]
[Hình: attachment.php?aid=2164]
[Hình: attachment.php?aid=2165]

PHẦN2

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội [4]. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương….
Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến [6]. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ …
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi
[Hình: attachment.php?aid=2166]


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (04-07-2012 06:04 AM), ANH THƯ (04-07-2012 11:13 PM)
04-07-2012, 05:44 AM
Bài viết: #2
RE: MÀU TÍM HOA SIM
tiếp theo chủ đề Màu tím hoa Sim

PHẦN 3

1. "Màu tím hoa sim", bài thơ đau thương nhất thế kỷ



(Nhà thơ Hữu Loan)

Một buổi chiều cuối tháng giêng. Trong ánh nắng đượm vàng cuối ngày, bất chợt, tôi nghe lại bài thơ "Màu tím hoa sim" của thi sĩ Hữu Loan. Với giọng khàn đục của một người đàn ông từng trải, bài thơ được đọc lên chậm rãi:

"Nàng có ba người anh đi bộ đội

Những đứa em nàng
Có em chưa biết nói ..."

Mọi người ngồi hôm ấy đều ngồi trầm ngâm, xúc động.

Lâu lắm rồi, hơn 60 năm, kể từ ngày người vợ bé bỏng chiều quê của thi sĩ miền Nga Sơn - Thanh Hoá ra đi mãi mãi, dể lại nỗi thương đau tận cùng của một cuộc tình định mệnh và đầy nghiệt ngã.

Tình yêu thời chiến chinh


Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 14-6-1919 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 24 tuổi, Hữu Loan rời quê nhà lên Thanh Hóa dạy học. Lúc bấy giờ, ở Thanh Hóa có cửa hàng bán vải và bán sách của bà Tham Kỳ (tên thật là Đái Thị Ngọc Chất), vợ của ông Lê Đỗ Kỳ, kỹ sư canh nông, có thời làm Tổng Thanh tra Canh nông Đông Dương). Những ngày tháng xa quê, Hữu Loan thường ghé lại quán xem và mua sách.
Hữu Loan được ông bà Lê Đỗ Kỳ mời về dạy học. Gia đình ông bà có 3 người con trai, sau này đều gia nhập quân đội :
"Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh ..."
Ngày ấy, ông 26 tuổi, đêm đầu tiên đến nhà, bà Kỳ đã hạ sinh một đứa con gái, cô bé ấy sau này mắt luôn mở to nhìn ông không dứt, đó chính là cô em gái của cô Lê Đỗ Thị Ninh, lúc đấy mới 10 tuổi. Hữu Loan và Ninh rất thân nhau, ông xem cô như em gái và cô cũng rất quý mến ông :
"...Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo mới..."
Sau đó, Hữu Loan rời Thanh Hóa lên Hà Nội thi Tú tài và đỗ hạng ưu, người Pháp muốn mời Hữu Loan vào làm thư ký ở Phủ Toàn quyền với lương rất cao nhưng do không thích Pháp nên Hữu Loan quay trở lại nghề dạy học. Cô Ninh càng lớn, càng nết na và xinh đẹp, một vẻ đẹp thánh thiện. Mặc dù gia đình rất giàu, có 500 mẫu ruộng và gần năm chục người làm nhưng riêng quần áo của Hữu Loan cô không cho người làm đụng đến mà tự tay giặt ủi, xếp và cất vào tủ. Bà Chất rất quý mến ông, có ý định gả cô em gái xinh đẹp tên Nga cho ông, nhưng Nga lại không thích vương vấn chuyện đời,mu ốn xuất gia theo đạo nên bà lại đổi ý,gả con gái mình cho Hữu Loan. Ông nhớ lại : "Lúc đấy có bao giờ tôi nghĩ chuyện tình yêu với Ninh, tôi hơn cô ấy đến 16 tuổi, lại xem cô ấy như em gái nuôi"
Hữu Loan kể, lần đầu tiên tôi tới nhà, bà Chất phải gọi mãi cô bé Ninh mới chịu ra khoanh tay chào thầy, miệng nói lí nhí:
-Em chào thầy ạ!
Chào xong cô bé bất ngờ mở to mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là từ hôm ấy, tôi dạy em đọc, viết. Em là một cô bé thông minh, ít nói và mỗi lần mở miệng là giống y như một "bà cụ". Có lần tôi kể chuyện này cho hai người anh của em nghe. Không ngờ câu đùa ấy đến tai em. Thế là em dỗi! Suốt một tuần liền, em nằm lì ở buồng trong, không chịu học hành. Trước đó, hằng ngày em vẫn chăm sóc tôi một cách rất thầm kín. Lúc thì đặt vào góc mâm chỗ tôi ngồi ăn một vài quả ớt đỏ au em vừa hái ở vườn, lúc thì quả chanh mọng nước... Những buổi trưa hè, khi tôi ngủ trưa, em lén lấy chiếc áo sơ mi trắng của tôi treo ở góc nhà đem ra giếng giặt".
Một hôm, em nằng nặc đòi tôi đưa em lên khu rừng thông. Tôi sợ em lại dỗi nên đánh liều xin với ông bà cho đưa em lên núi chơi. Xe kéo chạy chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc. Tôi đuổi theo em đến đứt cả hơi. Lên tới đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi:
-Thầy ngồi xuống đi!
Tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi cứ ngồi như thế và im lặng bên nhau. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tít tận chân trời, không hiểu lúc đó em nghĩ gì. Bỗng em hỏi tôi:
- Thầy có thích ăn sim không?
Tôi nhìn xuống sườn đồi, tím ngắt một màu sim. Em đứng lên và đi xuống. Tôi mệt quá và nằm thiếp đi trên thảm cỏ... Khi tỉnh dậy, tôi thấy em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen nhánh, chín mọng.
- Thầy ăn đi!
Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng, trầm trồ
-Ngọt quá !
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì nhưng thú thật chưa bao giờ tôi được ăn những quả sim ngọt đến thế. Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này tới quả khác. Tôi ngước nhìn em, em cười. Hai hàm răng và đôi môi em đỏ tím, hai bên má cũng đỏ tím một màu sim. Tôi phá lên cười, em cũng cười theo...
[Hình: attachment.php?aid=2167]
[Hình: attachment.php?aid=2168]

Hạnh phúc mong manh


Hữu Loan hồi tưởng...
Cuối mùa đông năm ấy, tôi lên đường đi kháng chiến, làm Chính trị viên tiểu đoàn ở sư 304 của tướng Nguyễn Sơn.
Hôm tiễn tôi, em cứ theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Lên đến bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim vẫy tôi. Tôi lại đi và nhìn lại cho tới khi không còn nhìn thấy em nữa.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi có nhận được tin tức từ quê lên, tôi biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Chín năm sau, tôi trở lại nhà... Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều nhưng em không nói, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em bây giờ đã là một cô gái xinh đẹp. Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Đám cưới thật đơn sơ:
"...Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi ..."
Hạnh phúc ngọt ngào. Hai tuần phép của tôi trôi đi nhanh quá !
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi tám năm về trước em đã đứng. Chỉ có điều giờ đây em không còn là cô bé Ninh nữa mà đã là người bạn đời, người vợ yêu quý của tôi. Tôi đi và quay đầu nhìn lại... Nếu như tám năm về trước, khi nhìn lại, tôi chỉ cảm thấy cô quạnh, một nỗi sầu man mác thì lần này tôi thực sự đau buồn. Đôi chân tôi không đứng nỗi và em cũng như quỵ xuống. Tôi đâu ngờ, đây là lần chia tay cuối cùng...

[Hình: attachment.php?aid=2169]
[Hình: attachment.php?aid=2170]

Dòng sông định mệnh


Ngày 29/5/1948, một ngày định mệnh, Ninh đưa quần áo ra giặt ở sông Chuồng (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống). Đoạn sông này gần đổ ra biển nên nước chảy xiết. Buổi trưa bà Chất rủ cô Ninh ra tắm nhưng cô đã tắm buổi sáng nên mang quần áo ra giặt. Đang giặt, Ninh bỗng trượt chân, chới với giữa dòng nước hung dữ , bà mẹ quay lại chỉ thấy tóc con mình xõa trên mặt nước. Ba ngày sau, rất kỳ lạ, xác cô Ninh mới nổi lên không xa bến nước bao nhiêu trong khi nước ở nơi này chảy rất mạnh. Có người nói do cô bị kẹt ở dưới đáy, có người bảo cô Ninh vương vấn gia đình nên không muốn đi xa...
Ninh chết trong khi đang mặc chiếc áo màu tím. Dọc bờ sông, dưới chân núi Nưa, nơi cô chết, cũng mọc đầy những hoa sim tím. Thấp thoáng những cánh quân đi qua những đồi sim bạt ngàn. Câu thơ bi hùng:
"...Chiều hành quân
Qua những đồi sim
những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt..."
Ba tháng sau, Hữu Loan nhận được tin dữ, vợ qua đời. Ninh chết quá thảm thương. Ông chạy về đến nơi thì mọi việc đã xong. Mẹ ngồi khóc bên mộ con, chiếc bình hoa trong ngày cưới được mọi người dùng làm bình hương để thờ tự:
"...Chiếc bình hoa ngày cưới.
thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh..."
Chiếc bình đặc biệt ấy, ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ và được đặt trên bàn thờ cô Ninh cùng với tấm ảnh cô chụp năm lên 10 tuổi. Vào một đêm mưa bão lớn, nước tràn từ mái nhà xuống bàn thờ đã làm hỏng tấm ảnh duy nhất đó.
Ba người anh của cô Ninh mà ông Hữu Loan đã dạy học và đựợc nhắc đến ở ngay đầu bài thơ lúc đấy đang ở chiến trường Đông Bắc. Không hiểu thư từ đi lại khó khăn hay sao mà họ nhận được thư báo tin em gái mất, rồi ít lâu sau mới nhận được thư báo tin người em gái lấy chồng.
Rất ít ai biết được về ba người anh của Ninh, người anh cả Lê Đỗ Khôi là Chính ủy tiểu đoàn, hy sinh chỉ vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Phạm Đình Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, còn người anh thứ ba là Lê Đỗ An tức Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn - Phó Ban dân vận Trung ương.
Trở về doanh trại với nỗi đau xé lòng, Hữu Loan như người bị mất hồn. Trong nỗi đau tột cùng, bài "Màu tím hoa sim" được viết ngay bên mộ vợ trên một cái quạt giấy. Bài thơ khóc vợ nổi tiếng của ông được chép tay nhau và lan truyền rất nhanh chóng trong quân đội theo suốt cuộc chiến tranh đầy máu lửa.
Mãi đến những năm 1993, ông thêm một đoạn ở cuối bài thơ. Gần 50 năm sau, lời thơ của ông vẫn ai oán như xưa:
"...Ai hát
vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím
có chiều hoang biết
Chiều hoang tím
tím thêm màu da diết. ..
nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa:
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm. ..!
Màu tím hoa sim tím
Tình tang lệ rớm. ..
Ráng vàng ma và sừng rúc
điệu quân hành
Vang vọng chập chờn
theo bóng những binh đoàn
biền biệt hành binh
vào thăm thẳm chiều hoang màu tím...
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu?
- Áo anh nát chỉ dù. .. lâu!
Phần thêm vào một thời cũng gây xôn xao, có những người thích phần thêm nhưng có người chỉ muốn bài thơ nguyên thủy đã ăn sâu vào tâm khảm. Hữu Loan giải thích rằng việc ông viết thêm chỉ để làm cho rõ thêm ý cuối bài.
Bài thơ đã được các nhạc sĩ miền Nam phổ nhạc. Phạm Duy nổi tiếng với bài "Áo anh sứt chỉ đường tà", còn Dzũng Chinh cũng đã phổ thành nhạc phẩm boléro "Những đồi hoa sim", Duy Khánh với bài "Màu tím hoa sim". Cho dù với phong cách đối ngược nhau hoàn toàn, các bản nhạc đều được rất đông người biết đến.
Khi người ta hỏi Hữu Loan rằng ông thích bài hát nào nhất trong số các bản nhạc trên thì ông chỉ im lặng, ánh mắt nhìn ra vườn, hững hờ:
- Tôi không để ý chuyện người ta phổ nhạc tôi.
Bà Nhu , người vợ sau của ông giải thích:
- Ông ấy không thích bài nào cả, khi phổ nhạc người ta đổi lời mất mấy đoạn rồi.
Và như thế, từ đó đến nay, ông không bao giờ bước chân ra khỏi cổng nhà nữa. Mỗi ngày, ông ra chiếc võng trong vườn, nằm nhìn ngắm các cây cối xung quanh. Gần đây người con út của ông bắt đầu tìm cách sưu tầm lại các bài thơ còn thất lạc của ông, cũng có người đưa trả lại, nhưng chủ yếu do ông Hữu Loan nhớ ra và đọc lại. Không biết bao giờ tập thơ mới xuất bản và có kịp khi ông vẫn còn sống hay không, nhưng tên tuổi Hữu Loan cũng vẫn gắn chặt với Màu tím hoa sim, được xem như một trong những bài thơ tình đau thương nhất của thế kỷ 20.

MÀU TÍM HOA SIM

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu

Phần viết tiếp bài thơ của nhà thơ Hữu Loan 50 năm sau...

"...Ai hát
vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím
có chiều hoang biết
Chiều hoang tím
tím thêm màu da diết. ..
nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa:
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm. ..!
Màu tím hoa sim tím
Tình tang lệ rớm. ..

Ráng vàng ma và sừng rúc
điệu quân hành
Vang vọng chập chờn
theo bóng những binh đoàn
biền biệt hành binh
vào thăm thẳm chiều hoang màu tím...

Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu?
- Áo anh nát chỉ dù. .. lâu!


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (04-07-2012 06:04 AM), Hoang Oanh (04-07-2012 02:09 PM), ANH THƯ (04-07-2012 11:14 PM)
04-07-2012, 06:00 AM
Bài viết: #3
RE: MÀU TÍM HOA SIM
tiếp Phần 2

PHẦN 3

SIM TÍM


Nếu nói đến hoa sim tím có lẽ ai cũng biết đến qua bài hát “ Những Đồi Hoa Sim” đã rất nổi tiếng một thời, nhưng nếu được ăn trái sim thì có lẽ không mấy ai được thưởng thức. Ở miền Nam còn nhiều người không biết trái sim hình dáng như thế nào nữa chứ đừng nói đến được ăn. Cây sim thường mọc thành rừng trên đồi cao nên người ta hay gọi là đồi hoa sim, hoa sim có màu tím và trái sim nhỏ bằng đầu ngón tay. Khi chín trái có màu tím đen thẩm (tương tự màu nho đen), cơm của trái sim mềm và bở chứ không dai và dòn như cơm của nho, vị sim ngọt vừa nhưng có xen lẫn chác.
Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Vào mùa sim người dân lại rủ nhau lên đồi hái sim về bán khắp các chợ, nhìn những thúng sim chín bọng căng da là muốn ăn. Vì là loại trái hái được chứ không phải trồng và chăm sóc như những lạo trái cây khác nên người ta bán rất rẻ, chỉ 1 hoặc 2 nghìn đồng/1 lon sữa đặc. Nếu về Huế loanh quanh các chợ sẽ thấy mấy o bán sim ngồi ngoài mặt chợ với từng cái thúng sim.
Ôi gió Lào ôi! Ngươi đừng thổi nữa
Những ruộng đói mùa những đồng đói cỏ
Những đồi sim không đủ quả nuôi người
Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười

Thật đáng yêu những cây sim bình dị, dáng mảnh mai mà vẫn vượt lên trên sỏi đá cỗi cằn và nắng gió bão bùng để có sức sống dài lâu. Qua bao năm tháng thời gian, sim gắn bó mật thiết với con người và đi vào thơ văn, ca nhạc.
Rượu sim

[Hình: attachment.php?aid=2171]

Rượu Sim
Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sim ở Phú Quốc chín rộ vào dịp tháng giêng âm lịch, còn sim ở miền Bắc Việt Nam thì chín vào dịp tháng bảy.
Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.
Trái sim nguyên liệu đưa về rửa sạch, chọn quả chín mọng xay nhuyễn và ủ lên men với đường cát theo một tỷ lệ nhất định (còn được giữ bí mật để cho ra được sản phẩm tốt) trong môi trường hiếm khí từ 40 đến 45 ngày. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được một loại rượu màu hồng, uống có vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng 11,5%.
Xin lưu ý những loại rượu sau không được coi là rượu sim: gồm sim tươi ngâm trực tiếp với rượu, cây sim (thân, rễ lá) ngâm rượu vì rượu sim truyền thống là loại rượu lên men tự nhiên từ trái sim.
Ở Phú Quốc có một số gia đình sản xuất rượu sim cung cấp cho thị trường khách du lịch ở đảo và được đăng ký nhãn hiệu chất lượng tại Sở Y tế tỉnh Kiên Giang như Rượu sim Thành Long, Rượu Sim Sơn, Rượu Sim Bảy Gáo.

Hiện nay ở đảo Phú Quốc đã sản xuất được loại rượu vang đỏ từ trái sim rừng kết hợp với một số trái cây khác có nồng độ 12-14% etanol, là loại rượu vang đỏ có màu rất tươi của trái sim, hoàn toàn tự nhiên, quy trình bí quyết công nghệ sản xuất được chuyển giao công nghệ từ Viện sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện khoa học Việt Nam chuyển giao cho cơ sở Thành Long - Phú Quốc (hiện nay là Doanh nghiệp tư nhân Đảo Sim).

Thăm Phú Quốc, uống rượu sim

Mấy năm nay, ai ra thăm đảo Phú Quốc cũng đều được người dân ở đây chiêu đãi bằng một loại rượu đặc biệt, mà cả Tây Nam bộ, chỉ nơi đây mới có. Loại rượu này có hương vị rất đặc biệt, thơm và ngon, người sành điệu cho rằng không kém một thứ rượu ngoại nào. Đó là rượu sim. Rượu sim được làm từ trái sim chín. Đến du lịch đảo Phú Quốc, nếu chưa được uống rượu sim thì xem như đã hỏng nửa chuyến đi. Ở đồng bằng sông Cửu Long, chỉ duy nhất đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang là có cây sim. Rừng sim Phú Quốc nhiều vô kể, đi đâu cũng gặp. Trước kia, vào mùa sim chín (kéo dài vài tháng trước và sau Tết Nguyên đán) dân Phú Quốc chỉ hái về ăn chơi cho vui miệng. Phải đến năm 1997, sim chín mới được chế biến thành rượu. Người đầu tiên chế biến thành công rượu trái sim là ông Mạc Văn Nghiêm, bà con ở Phú Quốc gọi thân mật là chú Bảy gáo. Ông nguyên là Chủ tịch của huyện.

Mọi chuyện xuất phát từ một dịp tình cờ. Một số người từ Đắc Lắc ra thăm đảo, đã tỏ ý tiếc vì thấy Phú Quốc có rừng sim lớn mà lại bỏ phí. Họ cho biết, từ xưa đến nay, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã biết sử dụng rượu sim để trị các chứng nhức mỏi, đau khớp sau những chuyến băng rừng, vượt dốc. Rồi họ tận tình chỉ dẫn cho ông Nghiêm cách ép, ngâm ủ, lên men trái sim. Ngay từ mẻ đầu tiên, ông Nghiêm đã thành công. Nhiều người tìm đến ông đặt làm rượu mỗi khi trong nhà có khách xa đến chơi hoặc đám tiệc. Có cầu thì có cung, dần dần gia đình ông Mạc Văn Nghiêm chuyển hẳn sang kinh doanh mặt hàng rượu sim. Ông mở rộng qui mô sản xuất bằng cách đón mùa trái sim chín rộ trên rừng, thu mua thật nhiều. Bằng cách này, kể cả vào mùa nghịch, những thùng rượu nhà ông vẫn đầy ắp. Nhờ vậy, du khách đến Phú Quốc, sau khi được nhấm nháp thoải mái hương vị của rượu sim, vẫn có thể mang về đất liền vài lít để làm quà.

Từ sự thành công của ông Nghiêm, đã có nhiều hộ dân khác ở thị trấn Dương Đông, Phú Quốc vào cuộc, quầy bán rượu sim mọc lên khắp nơi. Nhưng không phải rượu nơi nào làm cũng có chất lượng như nhau. Theo ông Nghiêm, muốn rượu ngon, tiêu chuẩn hàng đầu là trái sim phải to, chín mọng, không bị sâu, sượng. Rượu lên men xong không được pha cồn thì mới đảm bảo giữ được hương và vị đặc trưng của loại trái cây này. Hơn 5 năm qua, ông đã tuân thủ nghiêm nhặt những tiêu chuẩn đó để giữ vững uy tín của mình. Nghề làm rượu sim không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, mà còn giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi ở Phú Quốc trong việc thu hái sim chín.

PHẦN 4

Gỏi cá Trích và rượu Sim ở Phú Quốc

[Hình: attachment.php?aid=2172]
Trong sự phong phú về nguồn thực phẩm của biển và sự độc đáo của cách chế biến, từ lâu, gỏi cá trích đã trở thành là món ăn mang đậm hương vị của vùng biển đảo Phú Quốc được nhiều người ưa thích, bởi nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người. Món ăn dân dã này còn được xem là món ăn đặc sản của Phú Quốc, được nhiều thực khách biết đến. Điều này đã góp phần làm phong phú nét đẹp văn hóa ẩm thực biển đảo Phú Quốc.
Cá trích có rất nhiều ở vùng biển Phú Quốc và ngư dân có thể khai thác quanh năm. Vì thế, việc lựa chọn những con cá mới đánh bắt được còn tươi để làm gỏi là không mấy khó khăn. Đây cũng là lợi thế của biển đảo Phú Quốc và cũng là điều kiện thuận lợi để cho cư dân ở đây nghĩ ra cách chế biến gỏi cá trích.
Cá trích mang về cạo sạch vảy rồi rửa thật sạch, sau đó thái mỏng ra từng miếng một. Kế đến vắt lấy nước cốt chanh, ớt thái mỏng thành sợi, củ hành tây thái nhỏ rồi trộn đều lên cá trích đã thái sẵn. Bánh tráng, rau sống, dừa khô là những thứ không thể thiếu trong món ăn dân dã này. Rau thì luôn có trong các cánh rừng nguyên sinh của đảo, dừa thì được cư dân trồng rất nhiều, còn bánh tráng thì phải là bánh tráng do chính người dân Phú Quốc tự làm lấy vì bánh tráng ở đây có hương vị riêng biệt so với những nơi khác, vừa dày vừa dẻo lại vừa to. Do vậy, khi cuốn với gỏi cá trích, bánh tráng không bị bể và ăn rất ngon miệng. Đây cũng là nét đặc trưng của nghề làm bánh tráng ở Phú Quốc.

[Hình: attachment.php?aid=2173]
Nước chấm gỏi cá trích cũng rất đặc biệt, nó được làm từ ớt, tỏi và đậu phộng rang. Tất cả những thứ này được đâm nhuyễn rồi trộn lại với nhau , pha thêm nước mắm chính hiệu Phú Quốc sẽ tạo ra một hương vị vừa cay nồng, thơm lừng và khó quên khi chấm với gỏi cá trích. Do vậy, dân gian có câu:
“Nước mắm ngon đem dầm con cá trích
Anh có vợ rồi đứng xích cho xa”

[Hình: attachment.php?aid=2174]


Nét đặc biệt của cư dân Phú Quốc là khi ăn gỏi cá trích phải uống chút rượu sim, bởi cá trích có rất nhiều đạm và còn tươi sống, khi ăn gỏi cá dùng chút ít chất men để tốt cho tiêu hóa, đồng thời tạo nên sự hưng phấn, êm ấm bên gia đình sau những ngày ra khơi. Quây quần bên mâm bàn còn là dịp để cho các ngư dân hàn huyên tâm sự, trao đổi kinh nghiệm với nhau về việc đánh bắt hải sản và bàn tính chuyện ra khơi sắp tới.

[Hình: attachment.php?aid=2175]
[Hình: attachment.php?aid=2176]

Có thể nói, gỏi cá trích và rượu sim đã quyện chặt với nhau trong các bữa ăn gia đình trên đảo Phú Quốc mà khó có món ăn nào sánh được. Hơn nữa, sim thì có rất nhiều trong các cánh rừng của đảo Phú Quốc và cư dân ở đây cũng tự biết cách chế biến những quả sim chín này thành một thứ nước uống có hương vị rất đặc trưng, gần giống với rượu nho.
Từ món ăn dân dã của các ngư dân làng chài Phú Quốc, gỏi cá trích đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách. Không những thế, gỏi cá trích hiện đang chiếm lĩnh trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng sang trọng ở Phú Quốc. Sự lên ngôi của gỏi cá trích đã góp phần nâng cao nét đẹp vốn có của Phú Quốc trong cái nhìn của du khách. Điều này giúp cho Phú Quốc mở rộng vòng tay đón chào thực khách, bởi gỏi cá trích và rượu sim đi cùng với nước mắm danh tiếng của Phú Quốc sẽ tạo nên một thương hiệu khó quên mỗi khi đến thăm Phú Quốc – một hòn đảo ngọc của đất nước Việt Nam.

THANKS VÌ ĐÃ THEO DÕI


File đính kèm Thumbnail(s)
               

.bmp  goi%20ca.bmp (Kích cỡ: 361.05 KB / Tải về: 3002)
.bmp  untitled.bmp (Kích cỡ: 563.54 KB / Tải về: 2879)
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (04-07-2012 06:05 AM), Hoang Oanh (04-07-2012 01:44 PM), ANH THƯ (04-07-2012 11:14 PM)
04-07-2012, 06:05 AM
Bài viết: #4
RE: MÀU TÍM HOA SIM
Do la mot tac pham de doi. Cam on Duong


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (04-07-2012 12:31 PM)
04-07-2012, 02:05 PM
Bài viết: #5
RE: MÀU TÍM HOA SIM
MÀU TÍM HOA sIM là bài hát bất hủ với thời gian, ngày xưa M còn bé đã nghe chị Yến hát ru bé VÀNH KHUYÊN bài này rồi, ko phải khoe nha: chị Yến từng đạt giải nhất tiếng hát học sinh Trường TRUNG HỌC ĐỨC THÀNH với bài PHỐ ĐÊM của TÂM ANH. Khi đó M chỉ là bóng mờ bên cạnh chị Yến thôi,nhưng được Thầy Cô biết đến với vai trò CÔ LỚP TRƯỞNG năng động, là thành viên phụ trách báo chí của Trường với tập san HỒN NƯỚC do Thầy Trần Ngọc Khẩn dạy tóan làm Chủ biên. M học rất giỏi tháng nào cũng được thầy Hiệu Trưởng phát bảng danh dự, hạng nhất màu trắng, hạng nhì màu đỏ hạng ba màu xanh, M giờ còn giữ màu trắng nhiều hơn đỏ và xanh. Một thời để nhớ của M. Năm 1975 phải học lại M mới tập hát bài hát cách mạng như LÊN NGÀN, CÔ GÁI SAIGÒN ĐI TẢI ĐẠN, CÔ GÁI VÓT CHÔNG và Bài nhạc cũ là MÙA THU LÁ BAY với THU VÀNG cũng có hạng trong trường.
Nhắc về HOA SIM, M nhớ lần đến Huế năm 1983 đi chợ ĐÔNG BA, các Mệ mời O ơi O mua sim đi O.
Cầm trái SIM trên tay ngắm nghía M chợt nói trái SIm thế này làm sao mà MỘNG LONG tìm gặp PHÀ CA được 9trong tuồng cải lương SƠN NỮ PHÀ CA) vì đói lòng ăn nữa trái sim, uống lưng bát nước đi tìm người thương. Các Mệ nhìn M cười O nói hay quá, được khen thế nên M mua gói sim về ăn cho biết. Lần đi Phú Quốc khi tham quan vườn SIM, M rất thích tìm trái sim chín hái nhưng rất ít trái chín đành hái trái xanh và kêu các cô nhỏ cùng Cty chụp cho tấm ảnh CÔ OANH hái SIM, chứ ko phải sơn nữ đâu nha, vì Cô Oanh mặc đầm mà.

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (04-07-2012 03:42 PM), Lam Trân (04-07-2012 05:55 PM), baothai (05-07-2012 01:00 AM)
04-07-2012, 02:21 PM
Bài viết: #6
RE: MÀU TÍM HOA SIM
Anh hai đã cho em hiểu thêm về thơ và bản tình ca MÀU TÍM HOA SIM, hoa sim màu tím hồng rất đẹp mà rượu sim uống cũng rất ngon khi ăn gỏi cá trích hay nhâm nhi cùng đặc sản của Phú Quốc hiền hòa với bãi cát dài trắng xóa. M mê biển, ngòai NHA TRANG, PHAN THIẾT, VŨNG TÀU thì PHÚ QUỐC là bãi biển đẹp đáng để chúng ta đến nghỉ dưỡng.

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (04-07-2012 03:42 PM), ANH THƯ (04-07-2012 11:15 PM), baothai (05-07-2012 01:00 AM)
05-07-2012, 04:10 AM
Bài viết: #7
RE: MÀU TÍM HOA SIM
Cám ơn Oanh về những bài trả lời,đúng là chỉ có Huế mới bán trái sim và chỉ có Phú Quốc mới có rượu sim. Xin tiếp lời cô Oanh, bà con nên biết thêm Tonguehú Quốc có những bải biển còn hoang vu rất đẹp chưa bị du lịch tàn phá , một chợ đêm hải sản ăn uống không đâu bằng ,giá resort tương đối ổn không chặt chém.thanks.Applause
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS