Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ĐÔI NÉT VỀ đạo PHẬT
27-07-2012, 10:33 AM
Bài viết: #1
ĐÔI NÉT VỀ đạo PHẬT
ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT
Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.


* Lễ nghi
Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổn sư). Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền…
Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):
- Tết Nguyên đán
- Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên
- Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia
- Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn
- Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát
- Ngày 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát
- Ngày 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát
- Ngày 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát
- Ngày 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh
- Ngày 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát
- Ngày 14/7: Lễ Tự tứ
- Ngày 15/7 : Lễ Vu lan
- Ngày 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát
- Ngày 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư
- Ngày 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà
- Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo
Với những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết, hữu nghị mà Phật giáo đóng góp cho xã hội, năm 1999, tại phiên họp thứ 54 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận Đại lễ Phật đản, tên gọi theo truyền thống của Việt Nam (hay Đại lễ Vesak, Đại lễ Tam hợp Đức Phật - theo tên gọi quốc tế để kỷ niệm ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn) là lễ hội văn hoá - tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc. Lễ hội này được tổ chức hàng năm tại trụ sở Liên hợp quốc và các trung tâm Liên hợp quốc trên thế giới.


( tìm hiểu với mục đích nâng cao hiểu biết căn bản sơ lược về đạo Phật, vì thế nếu có khiếm khuyết xin các bậc cao minh chỉ dẫn thêm , kính)
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (27-07-2012 12:52 PM), baothai (28-07-2012 01:17 AM)
27-07-2012, 12:55 PM
Bài viết: #2
RE: ĐÔI NÉT VỀ đạo PHẬT
SleepyRằm tháng 10 gọi là gì anh hai ?

Batting EyelashesHãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.Batting Eyelashes
THANK YOU
[-] langtrang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (27-07-2012 01:53 PM)
27-07-2012, 01:53 PM
Bài viết: #3
RE: ĐÔI NÉT VỀ đạo PHẬT
NGÀY 10 THÁNG 10 HAY RẰM THÁNG 10 ĐƯỢC GỌI LÀ TẾT HẠ NGUYÊN


XIN BỔ SUNG THÊM NẾU THÍCH XEM VỀ CÁI GỌI LÀ TẾT TRONG ÂM LỊCH


Tết trong tiếng Việt có thể được dùng để chỉ nhiều lễ hội cổ truyền của Việt Nam:
• Tết Nguyên đán, hay thường gọi là Tết, là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt, nhằm mùng 1 tháng 1 âm lịch
o Tết Trồng cây - một phần của Tết Nguyên Đán.
• Tết Dương lịch, hay Tết Tây, vào ngày 1 tháng 1 của Dương lịch
• Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên: rằm tháng riêng (15 tháng 1 âm lịch)
• Tết Thanh minh: tháng ba âm lịch
• Tết Hàn thực: mùng 3 tháng 3 âm lịch
• Tết Đoan ngọ: mùng 5 tháng 5 âm lịch
• Tết Thiếu nhi: 1 tháng 6 dương lịch
• Tết Trung nguyên: rằm tháng bẩy (15 tháng 7 âm lịch)
• Tết Trung thu: rằm tháng tám (15 tháng 8 âm lịch)
• Tết Trùng cửu: mùng 9 tháng 9 âm lịch
• Tết Trùng thập: mùng 10 tháng 10 âm lịch
• Tết Cơm mới hay Tết Hạ nguyên: 10 tháng 10 âm lịch hoặc Rằm tháng mười (15 tháng 10 âm lịch)
• Tết Táo quân: 23 tháng chạp
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (28-07-2012 01:17 AM)
27-07-2012, 02:01 PM
Bài viết: #4
RE: ĐÔI NÉT VỀ đạo PHẬT
TRẢ LỜI TIẾP ÚT LĂNG;

Theo thầy Thích phước Đạt:

Ngày nay “rằm tháng Mười” không chỉ có ý nghĩa là Tết Hạ nguyên mà nó đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với người Phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ ân đức chư Phật mười phương gia hộ, thánh thần độ trì, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết nhớ ơn, đền ơn, kết nối truyền thông gia đình trong ý nghĩa “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa sinh thành muôn kiếp khó đáp đền”.
Cho nên, rằm tháng Mười hàng năm được tổ chức trọng thể theo như nghi thức của phong tục tập quán nói trên, không chỉ ở trong mái ấm gia đình mà nó đã lan tỏa vào trong khuôn viên nhà chùa. Nhà chùa ngày xưa và cho đến bây giờ vẫn là “Mái chùa che chở hồn dân tộc/Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Sở dĩ như vậy, là do có một quá trình tiếp biến của đạo Phật vào trong tín ngưỡng dân gian, văn hóa dân tộc. Đạo Phật là đạo hiếu, hạnh hiếu là hạnh Phật. Không phải ngẫu nhiên, một thuở nọ, Đức Phật cùng các Tỷ kheo trên đường đi hoằng pháp, Ngài dừng lại để đảnh lễ đống xương khô bên đường và dạy rằng: “Vô thỉ luân hồi, chúng sinh từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em trong dòng sống tương tục”. Do đó, đã sinh ra và hiện hữu, lớn lên, trưởng thành thì bất cứ người Phật tử nào cũng phải đạo lý biết ơn và tri ân đối với ông bà tổ tiên. Hơn nữa theo triết lý Duyên khởi mà Phật giáo chủ trương, không một ai có thể sống một mình mà không có sự liên hệ nào, con người cần phải sống và trải nghiệm với muôn vàn các mối liên hệ để tồn tại và phát triển. Chính nhờ việc xử lý tốt các mối liên hệ chằng chịt này, khiến cho mọi người hiểu nhau và biết thương yêu nhau nhiều hơn, trước những biến động cuộc đời khi đối diện với nó. Mỗi khi tự thân đã kết nối yêu thương được mọi cá thể bằng một trái tim chứa chan tình người thì lý trí sẽ hướng dẫn con người tránh xa, từ bỏ các điều ác và thực thi các hạnh lành, sau đó hướng tâm tu tập chuyển hóa thân tâm, mục đích cuối cùng là giải thoát khổ đau, thành tựu Niết bàn an lạc bây giờ và tại đây.
Do đó, từ ý nghĩa ban đầu của ý nghĩa lễ hội “rằm tháng Mười”, nhân Tết Hạ nguyên, cha mẹ chính là người thầy dạy con cái phải biết làm việc thiện lành, từ bỏ điều quấy ác, vì những ngày này Thiên đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian xem xét việc tốt lành về tâu với Ngọc Hoàng để được ban thưởng và tránh tai họa về sau. Khi đạo Phật vào nước ta, thì giá trị tự thân tu tập, tự thân kết nối yêu thương trong các mối quan hệ giữa các cá nhân hiện hữu với gia đình, cộng đồng xã hội, thế giới tự nhiên trong triết lý Duyên khởi - triết lý biện chứng giải thoát khổ đau đã nâng lên một cái “tâm” và một “tầm” mới. Nó nhanh chóng lan tỏa ra khỏi từng mái ấm gia đình để từng gia đình đều được kết nối truyền thông trong một đại gia đình chung: “Mỗi người mỗi nước, mỗi non/Khi vào cửa Phật, chung con một nhà”. Tại đây, ngôi chùa trở thành nơi hội tụ của muôn ngàn người cùng chung dòng máu đỏ, chung một mái ấm tình thương, chung một ý niệm đồng bào, bà con quyến thuộc trong dòng sống tương tục luân hồi tiếp diễn, để khấn nguyện, để mong sao khát vọng hạnh phúc hóa thành sự thật ngay giữa cõi đời dưới sự chứng minh của chư Phật mười phương, chín phương trời, chư Thánh thần, Hoàng thiên Hậu thổ, Bản cảnh Thành hoàng, Bản xứ thổ địa, Bản gia táo quân, Tôn thần, tổ tiên ông bà. Khi con người thực thi được như thế, tức là mỗi cá nhân đã thực sự hiểu rõ và sống theo đạo lý Duyên khởi, cội nguồn đạo hiếu, tri ân và biết ân thì họ đang an trú trong thế giới an lạc, hạnh phúc. Bởi vì Phật từng dạy “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, Ai thấy Pháp thì sẽ chứng ngộ Niết bàn”.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (28-07-2012 01:18 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS