Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
GIÁO LÝ CĂN BẢN
30-07-2012, 05:10 PM (Được chỉnh sửa: 03-08-2012 01:22 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
GIÁO LÝ CĂN BẢN
NHƯ ĐÃ NÓI TRƯỚC DQ GỬI NHỮNG BÀI LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT CHỈ NHẰM GIÚP BÀ CON AI CẦN TÌM HIỂU CÓ THỂ TẠM XEM NHƯ TÀI LIỆU SƠ LƯỢC , VÌ THẾ SAU BÀI NÀY NẾU CÓ NHỮNG GÌ CÓ HƠI NÉT VỀ TÍN NGƯỞNG DQ SẼ GỬI Ở MỤC ĐỌC.THANKS. HY VỌNG KHÔNG NGHỈ dq có tham vọng vì đây chỉ là thích nghiên cứu và vì trong thân tộc đã có nhiều bậc tu tập thâm sâu nên chọn chủ đề này.. XIN ĐA TẠ.

GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO

Giáo lý của Đức Phật có thể tóm tắt như sau : Sống đời đạo đức | Nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động | Phát triển sự hiểu biết và trí tuệ. Mở rộng lòng từ bi.

Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản nguyên thủy trong Phật Giáo có thể tóm tắt như sau :

Về thế giới quan và nhân sinh quan:
- Phật giáo tiếp thu tư tưởng luân hồi và nghiệp của Upanisa là bộ phận kinh Veda của đạo Bà la môn phần nói về tri thức. Theo Phật giáo, sự vật mất đi ở chỗ này là để sinh ra ở chỗ khác. Quá trình thác sinh luân hồi đó do nghiệp chi phối theo nhân quả.
- Vì thế, để đến được sự giải thoát, mọi người phải nhận thức Bốn chân lý thiêng liêng tuyệt diệu (Tứ diệu đế).
Tứ diệu đế là giáo lý cơ bản nội hàm dùng để giải thích mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thập nhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoát sinh tử luân hồi :
KHỔ ĐẾ| TẬP ĐẾ | DIỆT ĐẾ | ĐẠO ĐẾ .
Là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lý này chính là câu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó, là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân hồi (zh. 輪回, sa., pi. saṃsāra) và liệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không.
Tứ diệu đế là:
1. Khổ đế (zh. 苦諦, sa. duḥkhāryasatya, bo. sdug bsngal bden pa), chân lý về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa người mình yêu quý, ở gần người mình ghét bỏ, không đạt sở nguyện, là 8 điều khổ : Sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly (yêu mà phải xa), oán tăng hội (ghét mà phải ở gần), sở cầu bất đắc (muốn mà không được), thủ ngũ uẩn (khổ vì có sự tồn tại của thân xác).. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (zh. 五蘊, sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha), là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ: + Sắc (vật chất )
+ Thụ (cảm giác)
+ Tưởng (ấn tượng )
+ Hành (Tư duy nói chung )
+ Thức (ý thức )

2. Tập đế (zh. 集諦, sa. samudayāryasatya, bo. kun `byung bden pa), chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái (愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt. . Phật giáo đưa ra “Thập nhị nhân duyên” để chỉ ra nguyên nhân của sự khổ. Mười hai nhân duyên là 12 yếu tố làm nhân và duyên kết hợp vào nhau, theo chiều lưu chuyển sinh khởi hay ngược lại, mà biến diệt. Theo kinh A-hàm thì mười hai chi nhân duyên được trình bày như sau :

Vô minh | Hành | Thức| Danh sắc | Lục xứ | Xúc | Thọ | Ái | Thủ | Hữu | Sinh | Lão tử. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi (zh. 輪迴; sa., pi. saṃsāra).

3. Diệt đế (zh. 滅諦, sa. duḥkhanirodhāryasatya, bo. `gog pa`i bden pa), chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.

4. Đạo đế (zh. 道諦, sa. duḥkhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, bo. lam gyi bden pa), chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Con đường giải thoát, diệt khổ thực chất là tiêu diệt Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā) (sự tăm tối, không sáng suốt) Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, con đường sẽ dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo (zh. 八正道, sa. aṣṭāṅgikamārga, pi. aṭṭhāṅgikamagga).

5. Bát chánh đạo là hành pháp thứ bảy trong 37 phẩm trợ đạo. Đây con đường chánh tám nhánh đưa đến Niết-bàn giải thóat như sau:
Bát chính đạo bao gồm:
6. Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.( thấy đúng )
7. Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa): Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.( suy nghĩ đúng )
8. Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag): Không nói dối hay không nói phù phiếm.( nói đúng )
9. Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha`): Tránh phạm giới luật.( làm việc đúng )
10. Chính mệnh (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba): Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.( sống đúng )
11. Chính tinh tiến (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba): Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.( siêng năng đúng )
12. Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa): Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;( nhớ đúng )
13. Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).( tập trung đúng )

Con đường tám nhánh này có thể được phân thành ba loại, gọi là Tam học, tức là tu học Giới (zh. 戒, sa. śīla, pi. sīla): chính nghiệp, chính mệnh Định (定, sa. samādhi, dhyāna, pi. samādhi, jhāna) : chính tinh tiến, chính niệm, chính định và Huệ (zh. 慧, sa. prajñā, pi. paññā) : chính kiến, chính tư duy, chính ngữ:. Những tư tưởng cơ bản của Phật-đà đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp.

Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka), bao gồm:
1. Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya), 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya), 3. Tương ưng bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya), 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).
2. Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
3. Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod)—cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất.

Phật giáo đưa ra tư tưởng “vô ngã”, “vô thường”
- Vô ngã: Tất cả sự vật, hiện tượng cũng như chính bản thân ta là không có thực. Thế giới (nhất là thế giới hữu hình - con người) là do sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh ). Đó là 5 yếu tố (ngũ uẩn )
Nhưng Danh và Sắc chỉ tụ hội trong thời gian ngắn rồi chuyển sang trạng thái khác, do vậy “ không có cái tôi” (vô ngã - natman).
- Vô thường: Bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển không ngừng (vô thường). Không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậy không có ai tạo ra thế giới và cũng không có gì vĩnh hằng. Sự biến hiện của thế giới theo chu trình: sinh - trụ - dị - diệt theo luật nhân quả.

Tứ niệm xứ là hành phẩm thứ nhất trong bảy hành phẩm của 37 phẩm đạo gồm có :

Thân niệm trụ còn gọi là thân niệm xứ | Thọ niệm trụ còn gọi là thọ niệm xứ | Tâm niệm trụ còn gọi là tâm niệm xứ | Pháp niệm trụ còn gọi là pháp niệm xứ.

Tứ chánh cần là hành phẩm thứ hai trong bảy hành phẩm trợ đạo của 37 phẩm đạo. Bốn chánh cần giúp người tu tập siêng năng tinh tấn trong việc hành thiện.

Tứ như ý túc là hành pháp thứ ba sau Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần thuộc bảy hành phẩm trong 37 phẩm đạo. Đây là bốn pháp làm nền tảng của thiền định cho của người tu tập đạt được Chánh định gồm có : Dục như ý túc | Tinh tấn như ý túc | Nhất Tâm như ý túc | Quán như ý túc.

Ngũ căn - Ngũ lực là hai hành pháp thứ tư và thứ năm thuộc bảy hành phẩm trong 37 phẩm trợ đạo. Đây là nền tảng căn bản thúc đẩy để từ đó phát sinh ra kết quả tùy thuộc vào tác nhân tạo ra chúng hoặc thiện hoặc ác, hoặc tốt hoặc xấu.

Ngũ căn gồm có : Tín căn| Tấn căn | Niệm căn | Ðịnh căn | Huệ căn.

Ngũ lực gồm có : Tín lực | Tấn lực | Niệm lực | Ðịnh lực | Huệ lực

Thất giác chi là hành pháp thứ sáu thuộc bảy hành phẩm trong 37 phẩm trợ đạo và còn gọi là Thất Bồ đề phần.

Bát chánh đạo là hành pháp thứ bảy trong 37 phẩm trợ đạo

Đây là bảy pháp có khả năng làm trợ duyên trong việc triển khai trí tuệ giác ngộ cho người tu tập để đạt đến Niết-bàn giải thóat.
Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Cốt lõi giáo lý của Ngài là dựa trên trí tuệ, hơn là lòng tin. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó.
Đây là những lời dạy để cho mỗi người tự tìm hiểu, tu tập và áp dụng theo trình độ cá nhân, và tự chịu trách nhiệm về các hành động qua sự hiểu biết của chính mình.

Dq - sưu tầm tổng hợp.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-08-2012 01:46 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS