Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 1.5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
LANG THANG KÝ ỨC
03-10-2011, 10:40 PM (Được chỉnh sửa: 03-10-2011 10:54 PM bởi behai.)
Bài viết: #1
LANG THANG KÝ ỨC
Với mỗi người, cha mẹ đều là những gì thiêng liêng nhất, khó có thể nói nên lời, khó thể mô tả…Nói chung là những gì vĩ đại nhất. Tuy nhiên, có thể những kỹ niệm sâu sắc với người này nhưng lại thấy bình thường đối với người khác Vì thế khi viết về những kỹ niệm với cha mẹ, tôi chỉ mong muốn trãi lòng mình về những kỹ niệm nhỏ bé trong vô vàng những kỹ niệm với gia đình chúng tôi như là một lời tri ơn đến cha mẹ: Cám ơn ba má đã dạy dỗ con là chính con như hôm nay.Heart

Những chiếc “ tay nãi”

Không hiểu ở đâu mà má tôi có những kinh nghiệm “An sinh thoát hiểm” để truyền lại cho các con mà theo tôi là rất tuyệt vời. Trong những năm 1960-1970, được xem là thời chiến, tuy chúng tôi chưa phải chạy giặc lần nào nhưng nhà tôi cũng đắp cái hầm trú ẩn (trancer, hỏng biết viết có đúng không?Big Grin). Chúng tôi còn nhỏ, gia đình thì đông, để phòng ngừa loạn lạc, hỏa hoạn thất lạc nhau, má tôi đã may cho mỗi đứa một cái túi vải (nói ví von là cái tay nãi). Trong đó, má để cho mỗi đứa vài bộ quần áo mới (quần áo lành lặn), một vài đồ dùng cá nhân khác và giấy tờ tùy thân, hình như có một ít tiền nữa. Để chi? Để khi chúng tôi có thất lạc nhau, mỗi đứa còn có thể tự thân sinh sống, để đủ thời gian tìm lại gia đình. Lâu lâu, má tôi lại lôi các tay nãi và tụi tôi cứ thích thú xúm quanh để xem cái “gia tài” riêng của mình. Bây giờ, thỉnh thoảng tôi còn nằm mơ thấy ngôi nhà cũ đầu tiên của gia đình tôi với chiếc tủ kiếng đặt ở giữa nhà (trong đó có chiếc túi vải hoa màu nâu hồng của mình).
Tôi cũng đã học tập được cái tính phòng xa của má tôi rất nhiều trong suốt cuộc sống của mình. Tôi cũng có những chiếc túi đựng những vật thể quan trọng (“gia tài”, giấy tờ quan trọng, từng cá nhân trong gia đình đều biết) để khi có sự cố, vật trước tiên phải mang theo là chiếc túi quan trọng này.

“Cẩm nang Tôn Tẩn”

Ở Ba, tôi lại có ấn tượng khác. Khi em trai tôi đi học Vĩnh Long, má tôi chuẫn bị đủ thứ, dặn dò rất nhiều điều.Riêng Ba tôi thì có cách riêng của minh, Ba lại để vào hành trang của em tôi một gói (hay bì thư gì đó), trong đó có một số tiền với những lời ghi chú rất yêu thương: Đây là số tiền phòng thân, khi tối cần thiết mới được xài tới…
Với tôi cũng thế, thay cho những lời dăn dò kỹ càng như của má tôi, ba tôi cũng có những câu thơ ngắn gọn, chứa đầy ý nghĩa dặn dò con gái

Hôm cúng giỗ ba tôi xong, chờ xe để trở về nhà tôi thấy một hình ảnh làm mình rưng rưng trong lòng. Một ông cha chở con đến trạm chờ xe để lên thành phố học. Hành trang là những túi đồ ăn, trái cây túc túc tang tang “cây nhà lá vườn”. Khi xe sắp đến ông vội vã quay đi sau khi nói nhanh mấy lời ngắn gọn “Lên trển ráng học nghen”.

Có lẽ các em nhỏ của tôi cũng có cẩm nang như các anh chị. Tuy nhiên, khi các anh chị lớn thì bay nhảy ra khỏi gia đình nên những cẩm nang của mỗi em nhỏ trở thành bí mật mà tôi không biết. Hãy hê lên nhé!

Một chút tình thương chia sẻ với các em, cháu về cha mẹ, ông bà của chúng ta…Heart

HeartMẹ già hơn trăm tuổi
Vẫn thương con tám mươi
Heart
THANK YOU
[-] behai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
caubaxuan (28-10-2011 07:19 AM)
03-10-2011, 10:48 PM
Bài viết: #2
RE: LANG THANG KÝ ỨC
Hehe, cái đà này gia tộc mình hợp tác xuât bản tạp bút coi bộ có lý à. Anyway, nhờ những bài viết này mà đám hậu duệ ( hehe, có mình ông Vũ lớn hơn nên nằm chung cụm từ này nhen) mới biết rõ nguồn căn nhiều kỷ niệm

Nỗi nhớ là cái gì đó khó có thể diễn tả bằng lời, nó thôi thúc lòng ta, nó cồn cào, ngọ ngoạy và đôi khi nó mang chút gì đó hối tiếc và thèm thuồng...
THANK YOU
04-10-2011, 12:51 AM (Được chỉnh sửa: 04-10-2011 12:55 AM bởi Tư Điền.)
Bài viết: #3
RE: LANG THANG KÝ ỨC
Qua lời hồi ký của Chi hai mình cũng nhớ là khi đi học ở Cần Thơ, Ba má cũng có gói cho ít tiền để trong bọc ni lon cẩn thận với dòng chữ ghi: "Đây là số tiền phòng thân, chỉ sử dụng khi thật cần thiết, khi sử dụng rồi thì báo cho Ba biết để cho thêm"
Ở Ba thì trong cuộc sống hàng ngày Ba đã chỉ dạy rất nhiều điều đáng ghi nhớ:

- Ở quê người ta thường giặt chiếu, vải đệm ở sông hay ao hồ, không được chơ nghịch nhảy lên đó... sức mặng sẽ làm vải chìm xuống và túm chân lại không thể bơi thoát ra được rất nguy hiểm.
- Đi đường: chuẩn bị sản tiền lẽ để đi xe, phà và chi tiêu linh tinh để riêng trong túi. Đi dường hạn chế móc bóp ra để lấy tiền...dễ bị kẻ xấu giật hay đánh rơi...
- Khi lên xuống phà không nên đi sau những xe lớn, đề phòng xe bị tuột dốc mình không thoát kịp.
- Khi đến chổ đông người (xem hát xiệc sơn đông....) phải luôn cảnh giác với kẻ xấu, tay lúc nào cũng ở tư thế bảo vệ bốp (chóng nạnh hay chấp tay phía sau) tức là lúc nào tay cũng phải chạm đến cái bốp.

Ba đã hướng dẫn rất nhiều kỹ năng sống cho chị em ta, giờ nhớ tới đâu nhắc lại tới đó cho con cháu biết mà lưu ý.

Nhớ mãi câu Ba ghi ngay cửa trại (mặt trong): "Ra đi Bốp-Khóa-Quẹt-Hồ. Bỏ quyên trong trại khó trèo khó vô" Hi hi! thế mà ông Ba Xuân lại ứng khẩu là "Ra đi bốp khóa quẹt hồ. Bỏ quên trong trại thì trèo mà vô" he he!
THANK YOU
04-10-2011, 08:27 AM (Được chỉnh sửa: 04-10-2011 09:07 AM bởi minhnhat.)
Bài viết: #4
RE: LANG THANG KÝ ỨC
Về kỹ năng sống mình học được từ Ông Bà Nội:
- Ba Xuân dạy (ba nói là của ông Ông dạy ba) khi đi qua ngã tư đường nên lưu ý trước sau, chạy xe lệch cùng chiều của đường sắp qua để tránh nguy hiểm từ xe đối diện.
- Ông Nội bảo khi tắm sông/chìm xuồng thì cố gắng lặn xuống thoát ra khỏi đám đông vì khi ấy dễ bị néo kéo chết chùm.
- Ngày trước (hay tò mò) người lớn viết/ đọc mình hay dòm ngó, có lần ông Nội bảo khi ấy không được đứng phía sau đọc ké, dòm vì không lịch sự.
-Bà Nội dạy mỗi lần đi lên xe đò (đi học xa) nhớ niệm phật, coi chừng người ta móc bóp....trong bóp lúc nào cũng phải có phần tiền dự phòng trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp mới được dùng (cái nầy bà Nội kẹp tiền trong bài thơ để trong bọc nylon gói cẩn thận để trong bóp)
-Hồi nhỏ bà Nội bảo mỗi tối phải thắp nhang bàn thờ, thông thiên (phài mặc áo quần dài), trước khi đi ngủ phải rọi đèn dưới sàn, góc nhà tránh thằng ăn trộm nó núp.
THANK YOU
04-10-2011, 10:47 AM (Được chỉnh sửa: 04-10-2011 11:08 AM bởi quangvu.)
Bài viết: #5
RE: LANG THANG KÝ ỨC
Kỹ năng sống của Ông/Bà ngoại truyền lại là vô cùng, xin bổ sung một số kỹ năng bếp núc mà V được Bà ngoại dạy từ nhỏ xíu (vì lúc đó Mẹ ở Sa Đéc, Bà ngoại và Cậu bảy đi chợ, đi dạy, Ông ngoại làm ruộng, vườn, nên từ nhỏ xíu V đã được dạy tự nấu cơm, ăn trưa và đi học, lâu lâu thì ăn ké nhà Ông bà Tư, hihi!):

- Nhóm lửa thì phải có một cây củi to, chắc để "cầm cốt" (để lửa luôn không tàn, có than để ủ cơm chín sau khi cạn nước...).
- Chắt nước cơm thì kê cái nồi nghiêng để chắt (vì lúc đó nhỏ quá không thể bưng nguyên nồi được).
- Cơm nấu gần chín phải mở ra xới cho nó xốp, dễ ăn.
- Rau rửa sạch xong chưa ăn liền thì cuốn lại trong một miếng lá chuối tươi để giữ ẩm lâu (tiện lợi, an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường hơn tất cả các tủ lạnh với công nghệ siêu hiện đại sau này... Big Grin)
......

Còn nhiều, rất nhiều nữa, để từ từ nhớ Smile

Happiness is a journey, not a destination.
THANK YOU
04-10-2011, 03:42 PM
Bài viết: #6
RE: LANG THANG KÝ ỨC
Bổ sung cho bài viết của chị Hai về "Những chiếc tay nãi" và " Cẩm nang Tôn Tẩn".. Vì đây cũng là những kỹ năng sống vẫn còn hiệu lực đến ngày hôm nay.
Trước khi bổ sung cho bài viết của chi Hai, caubaxuan cũng nên nói đến sự rèn luyện và hình thành kỹ năng sống của ba. Đây là những bài học mà con cháu cần phải biết và tự rèn luyện thêm cho mình.Trong thời điểm 1960 -1970 chiến tranh vẫn còn ác liệt... ba với má là những người đã trãi qua nhiều cuộc chiến, đối đầu với cái chết và nhất là ba đã nhiều lần thoát hiểm, những lần sống sót được .. trong đường tơ kẻ tóc !!!- Chính là nhờ kỹ năng sống. Lúc đó caubaxuan chỉ mới hơn mười tuổi nhưng mà nhớ rất rõ hình ảnh ba nằm ngũ nhưng mắt lúc nào cũng như mở, mí mắt chớp chớp. Khi có tiếng động mạnh là ba ngồi bật dậy, hươ tay để tự vệ. Má nói đó là thói quen của ba được hình thành từ khi bị chụp đồn tấn công bất ngờ... Muốn gọi ba dậy nên đứng xa xa, kẻo bị ba đánh trúng.Sau nầy khi lớn tuổi, sống nghề làm vườn nhiều năm, nên ba cũng giảm những phản xạ trên. Má kể có lần trong đêm tối, mùa nước nổi khoảng năm 1955, ba đang nằm ngũ bị đột kích và tấn công bất ngờ.... Khỏang 5, 7 người đột nhập vào giường ngũ của ba để ám sát..Tối trời chỉ nghe tiếng động bì bõm ngày càng gần bên giường ngũ, ba nhẹ nhàng trườn xuống nước, thì đụng ngay một người bịt mặt đang cầm dao đứng kế bên chuẩn bị để đâm mình.Hắn giật mình hỏi: Ai vậy? Ba ứng phó trả lời nhanh: - Phe mình! Rồi không để hắn kịp suy nghĩ, ba lặn một hơi vào nơi ba đã chuẩn bị sẵn, nếu bị tấn công xãy ra ...và trốn thoát. Đó là nhờ ba đã tự rèn luyện kỹ năng sống, và chu đáo dự tính những trường hợp ứng phó với những hiểm nguy xãy đến, khi hằng ngày phải đối đầu với với sự chết sống thường xuyên.( còn tiếp)

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
04-10-2011, 07:07 PM
Bài viết: #7
RE: LANG THANG KÝ ỨC
Hôm kia và chiều hôm nay viết mỗi bài dài khoảng 2 -3 trang. Gần xong xem lại bài viết thì chương trình trong máy bị lỗi, không coppy được, máy bị treo đành phải xóa, nên có vài bài viết rồi mà chưa đăng được ...ngồi viết cả gần 2 giờ mà bị xóa mất cũng hơi tiếc.Hẹn sẽ gởi bài sau cho bà con xem sau vậy.

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
04-10-2011, 07:43 PM
Bài viết: #8
RE: LANG THANG KÝ ỨC
Thôi thì viết từng phần vậy ( nhớ lại bài vừa viết xong )
Nói về cái "chảng xê" trong nhà.Trong thời điểm chiến tranh ác liệt khoảng từ năm 1963 trở về sau. Những gia đình ở gần đồn bót lính (nhà mình thì gần hậu cứ của Liên Đội 441 của HTH ) đều có làm một hầm trú ẩn cho gia đình, để ẩn nấp khi có giao tranh xãy ra, hoặc sợ pháo kích " lạc địa chỉ" , không vào đồn bót mà rớt ra ngoài nhà của dân chúng ở chung quanh. Chảng xê của gia đình có lẽ được làm khoảng năm 1964. Ba đổ đất đắp chung quanh, dưới chân giường ngũ, dầy khoảng 8 tất đến 1m. Bên trên và dưới có lót dal dầy, có chừa cửa ra vào khoảng 8 tất chỗ bước lên xuống giường ngũ.Chảng xê nầy thì rất thân thuộc và là kỷ niệm đối với caubaxuan và Tư Điền, vì đây là nơi để trốn trong trò chơi cút bắt, là nơi trốn má lấy kẹo ngoài tiệm đem vô ăn, và cả trốn má sai làm công việc ...( caubaxuan được má phân công tìm kiếm "trẻ lạc" trong chảng xê nầy nhiều lần )
Mãi đến năm 1969 thì ba má sợ chảng xê không thường xuyên sử dụng, nước lên rắn rít theo vào làm ổ đẻ, sẽ nguy hiểm cho mấy đứa nhỏ khi chun vào đây chơi. Đồng thời chiến sự cũng không xãy ra ở đây, pháo kích thì lâu rồi không có ... nên ba má phá chảng xê đi. Đó cũng là một kỷ niệm vui trong gia đình kể lại cho sắp nhỏ nghe chơi...( còn tiếp )

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
04-10-2011, 08:32 PM
Bài viết: #9
RE: LANG THANG KÝ ỨC
- Cám ơn Mẹ và các Cậu đã chia sẻ nhiều chuyện mà lớp sau chưa được biết.
- Cậu Ba gõ bằng Word trước rồi lâu lâu save một phát, sau đó copy sang đây thì sẽ đỡ bị mất dữ liệu khi có trục trặc.
- Sáng nay Cậu Út có gọi điện nhắc con thêm nhiều chuyện về Ông Ngoại để con viết nhưng con nghĩ nếu Cậu Út tự viết về những chuyện đó thì sẽ đầy đủ cảm xúc và chi tiết hơn Smile

Happiness is a journey, not a destination.
THANK YOU
04-10-2011, 11:31 PM
Bài viết: #10
RE: LANG THANG KÝ ỨC
Hôm nay kể tiếp về những chiếc tay nãi hay là những túi vải hộ thân ( khi bị loạn lạc trong chiến tranh, hỏa hoạn.. ) Má may cho mỗi em mỗi chiếc, trong đó đựng sẵn vài ba bộ đồ, chút ít tiền, sấp hồ sơ cá nhân ( mỗi hồ sơ đều có bì màu vàng, bên ngoài có ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ gia đình....Giờ nầy hồ sơ cá nhân của caubaxuan vẫn còn giữ và đã gởi lại cho các em hồ sơ của mỗi đứa). Khi nhắc đến những chiếc túi vải phải kể đến một kỷ niệm ôm túi vải chạy trốn khí độc, có lẽ đó là lần diễn tập duy nhất trong đời của caubaxuan .Khoảng vào năm 1967, lúc đó 2 chú Bảy Quới và Tám Phước còn nhỏ lắm, caubaxuan khoảng 13 tuổi,Tư Điền 10 tuổi,Bảy Quới 5 tuổi còn Tám Phước gần 3 tuổi ...Hôm đó vào khoảng gần 8 giờ tối, trời đã tối, không nhìn rõ mặt người, gia đình đang làm nốt những việc trong ngày , chuẩn bị học bài, ôn tập...Bổng nghe la làng, nhìn ra ngoài thấy mọi người nhốn nháo, chen lấn nhau vừa đi, vừa chạy.Kẻ ẳm con, người vác đồ đang đổ xô về đường mé sông hướng Lấp Vò, một số người la to : - Chạy mau, khí độc tới, không thì bị ngộp thở chết!!! Má, Caubaxuan, Tư Điền vội vàng bồng hai đứa nhỏ (Bảy Quới và Tám Phước ) lên xe đẩy (Đây là chiếc xe đẩy bằng sắt, sơn màu xanh lá cây, có cửa sau mở được. Xe nầy do ba chế để chỡ cũi và chuối ở vườn về...Thời thơ ấu của caubaxuan và Tư Điền rất thân thiết với chiếc xe nầy, vì dùng xe nầy để kiếm thêm thu nhập bằng việc chỡ thuê bia, nước ngọt và lá chầm nón ..) Bà con đừng sốt ruột, nhớ đến đâu kể đến đấy, chuyện chiếc xe đẩy sẽ có dịp trở lại sau.Bây giờ nhắc lại lúc ẳm 2 chú nhỏ lên xe xong, vội vào tủ ôm các tủi vải phân phát cho mỗi em một cái đeo vô vai...Khóa cửa nhà lại ( Má rất kỷ lưỡng về việc nầy ) caubaxuan kéo xe, Tư Điền đẩy phía sau,má thì đi bộ kế bên xe, cùng dòng người chạy trốn hơi độc (hay là ngồi trên xe để giữ và ẳm hai đứa nhỏ). Tư Điền không biết có nhớ lại hình ảnh này không ? Gia đình vừa chạy, vừa hỏi thăm mọi người, mới biết hơi độc nầy là do bình ga của hảng nước đá Năm Thâu ở đường lộ mới bị xì ga, lại bí gió từ hướng bắc Vàm Cống thổi đưa hơi ga loang ra cả vùng, mùi khai nồng nặc, làm cho mọi người phải hoảng loạn, bỏ chạy vì bị sợ chết ngộp. Đi một đoạn thì dừng xe lại nghe ngóng...Bổng mọi người la lớn lên : -Khí độc tới!! chạy mau !!! Vậy là hai anh em, kẻ kéo, người đẩy tiếp tục chạy...gần đến chùa Linh Sơn.Đến đây hơi ga đã loãng, mọi người nghe ngóng thêm một lát không thấy nguy hiểm nữa mới lần lược trở về nhà. Việc vui nhất là nếu người nào làm gan ở lại, đợi cho hơi ga bay qua rồi sẽ hết, còn tiếp tuc chạy, thì gió đưa hơi ga tiếp tục đuổi theo mãi đến loãng hết mới thôi...Thật hú hồn. Như thế mà 2 chú em nhỏ thì vui lắm, khi ngồi trên xe thấy mọi người, vừa chạy vừa la nên thích chí cười tủm tỉm hoài ( còn tiếp )

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS