Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ...thích lang thang,ký sự bến phà.
08-10-2012, 01:33 PM
Bài viết: #1
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ...thích lang thang,ký sự bến phà.
Đi phượt thì chắc chắn cũng phải qua sông,hoặc bằng cầu,bằng ghe xuồng,bằng bè,mảng… hay bằng phà.Về miền Tây mà không qua phà Mỹ thuận thì chưa thể gọi là đã tới miền Tây.Ngòai ra còn có phà Rạch Miễu,phà Vàm Cống,phà Cần thơ là 3 phà lớn,trong số đó chỉ còn Vàm Cống là đang hoạt động.Theo kế hoạch,phà này cũng sẽ được thay thế bởi một cây cầu,cho nên việc biết thêm những thông tin về bến phà tồn tại gần thế kỷ này có lẽ cũng thú vị cho dân phượt.Vậy xin mời các bạn phượt đáng yêu xem chơi cho biết.




Lịch sử 300 năm hình thành và phát triển của Sài gòn không thể tách rời với sự hình thành và phát triển của miền lục tỉnh ngày xưa tức là miền Tây Nam bộ ngày nay.Như ta đã biết,Sài Gòn từ khi được thành lập là thủ phủ của miền đất phương Nam,là cửa ngỏ giao thương với thế giới.Việt Nam là một nước nông nghiệp,mà nguồn nông sản chính yếu lại xuất xứ từ vùng sông nước miền Tây,nên hệ thống giao thông nơi đây cũng phát triển song song với sự phát triển chung của khu vực.Vì sông rạch vùng này như mạng nhện (hình thành một hệ thống giao thông thủy vô cùng quan trọng),đường bộ phải nối liền bằng vô số cầu;tuy nhiên sông Tiền và sông Hậu là 2 nhánh sông lớn của Mekong ở hạ lưu,mặt sông rất rộng,trước đây chưa có khả năng xây cầu,nên phải sử dụng phà để vận chuyển các phương tiện qua sông.
Phà Rạch Miễu là gạch nối giửa Bến Tre,tỉnh nghèo nhất đồng bằng sông Cửu Long,với Mỹ Tho .Đây có lẽ là bến phà hiếm hoi của miền Tây mà bến ở bờ này không thấy bến ở bờ bên kia vì phải vòng qua một cù lao xa dịu vợi,là cồn Phụng. Bến Tre lại không nằm trên trục đường chính qua nhiều tỉnh thành nên từ xa xưa đã như một ốc đảo ít người nơi khác tới lui vì vậy Phà Rạch Miễu cũng ít được biết đến,qui mô và nhịp độ hoạt động cũng không cao.Từ bến phà đi non 10km thì đến thị xã Bến Tre.Năm 1980 tôi có dịp đi qua đây vài lần,đường đá lổi xổi nhà cửa thưa thớt,không có gì đáng nhớ.Nhưng tôi lại có một kỷ niệm không quên tại một địa danh nằm trên khu vực phà Rạch Miễu này.Đó là cồn Phụng.
Tại cù lao này, Kỷ sư Hóa học Nguyễn thành Nam,sau khi tốt nghiệp ở Pháp về ,qui tụ một số quần chúng lập nên giáo phái Đạo Dừa,gọi như thế bởi vì Ông chỉ uống nước dừa (thay cơm?).Tôi còn nhớ báo chí lúc bấy giờ rất thường hay đăng tải về những hoạt động “bất bình thường” của một nhà khoa học tốt nghiệp bên Tây.Chẳng hạn như ông đã thiết kế một “am” nhỏ trên ngọn một cây tre cao(chắc nhờ những kiến thức khoa học mà ông sở đắc) , có một hệ thống thang bắt lên từ dưới đất ,hằng ngày ông lên đó tu tập!Về sau ông dần tạo nơi đây thành như một giang sơn riêng mà tại đó ông được tôn sùng như “Giáo chủ” với pháp danh “Thích Hòa Bình Nam Nguyễn Thành”.Ông không còn ở trên ngọn cây tre mà xuống ngự trong một thuyền rồng đầy màu sắc nơi đầu cồn Phụng.Năm 1971,sinh viên Cao Đẳng Nông nghiệp Cần Thơ Khóa 1,khi thực tập tại đây,có được tham quan nơi nầy.Vì đây là đất cù lao ven sông,thường xuyên ngập nước khi thủy triều lên , nên nhà cửa cư dân đều là nhà sàn.Có lẽ tất cả họ đều là đệ tử của ông Đạo Dừa, tụ tập đông đúc,tạo thành một xóm mà nhà cửa được nối liền bằng một hệ thống cầu ván tạm bợ đi liên tục từ nhà này sang nhà khác.Cũng giống như sự “bất bình thường”một cách “quái chiêu”của “giáo chủ” đạo Dừa,các “con đường” cầu ván ở đây đều có tên hẳn hoi,mặc dù bề rộng không tới 2 mét,nào là đường Nguyễn Huệ,đường Lê Lợi,đường Hai Bà Trưng…lại có cả Đại Lộ Trần Hưng Đạo nửa,mà nếu đi không khéo khách bộ hành có thể lọt xuống…sàn như chơi!May phước,nhóm thực tập của tôi chỉ toàn “đực rựa”,nếu có mấy chị đi theo không chừng phải tiếp giúp vì có cô sụp kẻ , lọi giò! “Đại lộ”này là đường chính dẫn đến “Việt Nam Phật Quốc Tự” nơi có thuyền rồng Bát Nhả neo đậu.Rất tiếc lần đó chúng tôi không gặp được Giáo chủ. Phà Rạch Miễu ,với tôi chỉ có thế.Bây giờ đã xây cầu, tôi chưa có dịp qua.
Phà Mỹ Thuận,bắt đầu hoạt động từ năm 1910,là cụm phà quan trọng nhất trên hệ thống giao thông bộ của Đồng bằng sông Cửu Long,vì hầu như tất cả những gì nằm phía hửu ngạn sông Tiền đều phải nhờ bến phà này để về Sài gòn,đi khắp nước hoặc ra thế giới.Phương tiện giao thông bộ thuộc các tỉnh gồm Vĩnh long,Đồng Tháp,An Giang, Trà Vinh,Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,Cà Mau,Rạch Giá đều phải qua bến này.Thật ra,trên sông Tiền cũng còn một bến phà nhỏ khác chia sẻ một phần nhiệm vụ của phà Mỹ Thuận,đó là phà Cao Lãnh,mới lập sau này ,tuy nhiên Cao Lãnh cũng chỉ dành cho một số xe cộ đi hoăc đến Long Xuyên,Châu đốc và đôi khi là Rạch Giá lúc kẹt phà Vàm Cống .Trong trường hợp này xe cũng phải qua một bến phụ khác tại thành phố Long Xuyên,đó là bến phà An Hòa.

[Hình: attachment.php?attachmentid=88680&d=1349507494]



Như ta biết,Mỹ Thuận là gạch nối quan trọng nhất trên hệ thống giao thông đường bộ giửa đồng bằng sông Cửu Long và Sài gòn.Sau gần 1 thế kỷ tồn tại,Mỹ Thuận đã góp phần vô cùng lớn lao trong công cuộc phát triển vùng đất mới phương Nam.Lịch sử sẽ ghi nhận điều này như một sự kiện quan trọng của thời mở nước.Riêng với những người dân Nam bộ lớn tuổi đã từng qua lại bến phà này chắc không thể nào quên được những xâu nem đặc hửu,những chục bánh phồng sửa,những bịch kẹo dừa,kẹo chuối…những xâu chim ốc cao,le le,gà nước… và nhất là những sọt ốc gạo mà một thời trở thành món quà thông dụng mang về cho gia đình của nhiều hành khách khi đi ngang qua đây.(Lại càng không thể quên được khi vội vã mua những xâu nem-giá-nào-cũng-bán chỉ có chút xíu nem trong lớp vỏ lá chuối dầy ,hoặc những chiếc bánh- ích- nhân-khoai-lang-thế-đậu-xanh bán xong chạy mất !!!)…..và…
… Với những ai đã từng xem phim “ Người tình”,do đạo diễn Jean-Jacques Annaud thực hiện dựa theo cuốn tiểu thuyết L’Amant của nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras sẽ thấy hình ảnh tái hiện của chiếc phà Mỹ Thuận vào những năm đầu của thế kỷ trước,nó vượt qua khoảng mênh mông của sông Tiền với cuộn khói tuôn ra đen nghịt về phía sau.Tôi nhắc đến điều này bởi vì đây là cuốn tiểu thuyết ra đời muộn màng của Bà M.Duras sau 50 năm viết văn.Cuốn tiểu thuyết đã trở thành hiện tượng trên văn đàn Pháp vào thập niên 80 thế kỷ trước,ngay khi nhà Editions de Minuit xuất bản năm 1985,nó dẫn đầu trong số sách best sellers ,và mang về cho tác giả giải thưởng Goncourt theo một cách chưa có tiền lệ.(Vì Goncourt là giải thưởng chỉ dành cho những người viết mới với tác phẩm đầu , có tính khám phá.)Trường hợp của Marguerite Duras là một ngoại lệ vô tiền khoáng hậu!Tôi nhắc tới điều này bởi vì trong truyện Bà đã nhiều lần nhắc tới việc qua phà để đi Sài gòn học,vì Bà sinh trưởng và lớn lên tại Sa Đéc,nơi mẹ Bà là hiệu trưởng một trường trung học.Và trong một lần vượt sông Tiền bằng phà(rất tiếc không hiểu sao nhà văn không nêu đích danh đó là phà Mỹ Thuận,mà viết “… chuyến phà trên đường Vĩnh Long – Sa Đéc”)Bà,15 tuổi rưởi ( Jane March,nử minh tinh Anh,đóng) đã gặp Người Tình ( Lương Gia Huy ,Hồng Kông,đóng) .Nhà văn Sơn Nam làm cố vấn về một số hình ảnh Nam bộ xưa,cảnh quay bến phà,nơi Jane March mua miếng chuối chiên ăn và sắp sửa xuống phà cùng với chiếc xe đò cũ kỷ được thực hiện tại bến sông trước nhà thờ Bò Ót huyện Thốt Nốt,thành phố Cần Thơ.Tôi đã tình cờ đi ngang qua đây khi đoàn làm phim đang tác nghiệp.Âu đây cũng là một thông tin thú vị liên quan đến phà Mỹ Thuận.
Đến năm 2000,nhờ sự hổ trợ về mặt kỷ thuật của các chuyên gia người Úc,cầu Mỹ thuận hoàn thành chấm dứt 90 năm hoạt động không ngơi nghĩ của bến phà Mỹ Thuận.Xây dựng cầu Mỹ Thuận là một bài học quý giá ,nhờ đó đội ngủ chuyên viên và công nhân Việt Nam đã tiếp tục tự thực hiện việc xây dựng các cây cầu lớn còn lại.


[Hình: attachment.php?attachmentid=88679&d=1349507293]


Năm 1918 phà Cần thơ hoàn thành,giúp cho các phương tiện giao thông đường bộ phía hửu ngạn vượt sông Hậu về Sài gòn.Lúc bấy giờ con đường từ Long xuyên xuống Cần thơ cũng tương đối tốt,đã được trải đá.Thiên phóng sự “Một tháng ở Nam kỳ” của Phạm Quỳnh đăng trên báo Nam Phong vào cuối năm 1918 có viết: “Con đường từ Long Xuyên đến Cần Thơ tốt lắm ,giữa đổ đá,hai bên trồng cây, cái xe bon bon chạy giữa coi phong cảnh rất là ngoạn mục”.Và như thế,phà Cần Thơ ,ngoài các tỉnh Cà Mau,Bạc Liêu,Sóc Trăng,vào thời điểm này còn đảm nhận nhiệm vụ đưa phương tiện vượt sông Hậu cho cả phía Long xuyên.Kinh và lộ Cái Sắn được làm từ năm 1925 và hoàn thành năm 1930 sau 5 năm thi công,lúc bấy giờ phà Vàm cống đã hoạt động được 5 năm,chia sớt nhiệm vụ với bến Cần thơ để giải quyết nhu cầu qua lại của các phương tiện đi hoặc đến các tỉnh Long Xuyên,Châu Đốc,Rạch Giá,vào thời này.
Do nhu cầu phát triển,lần lược hai cầu Mỹ Thuận và Rạch Miễu được xây dụng và đã đi vào hoạt động.
THANK YOU
[-] minhmong được 3 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (08-10-2012 04:06 PM), baothai (09-10-2012 10:22 AM), dieuquang (11-10-2012 05:37 AM)
08-10-2012, 04:06 PM
Bài viết: #2
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ...thích lang thang,ký sự bến phà.
Anh Mong Phúc Minh hay nha, em là dân miền Tây cũng thuộc dạng đi lại nhiều, cũng từng đi qua những Phà ấy nhưng ko biết rõ về lịch sử những chuyến Phà này. Đọc một mạch em XEM CHƠI CHO BIẾT em càng thêm ngưỡng mộ tài học cao hiểu rộng của anh. Hôm nay hiểu về lịch sử của những chiếc Phà thì chỉ còn lại Phà Vàm Cống và Cao Lãnh của em thôi.
Nghe đâu đến năm 2015 Phà Cao Lãnh cũng ko còn, anh Minh biết ko được vượt qua sông nhanh cũng hay nhưng khi đứng trên Phà nhìn dòng nước chãy, xa xa những rặng cây xanh um uốn mình theo dòng sông rộng, những chiếc xuồng ghe xà lan chỡ đầy khoang hàng hóa qua lại tấp nập, trên những bonton cũ vài người đứng ngồi câu cá bông lau, cá hô, cá lăng.., hay đến mùa nước; như bây giờ; thấy những đám LỤC BÌNH trôi vội vã ngta đóan năm nay nước lớn.. Thú vị làm sao, mai mốt ko còn được ngắm nữa hơi buồn phải ko anh?

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 3 thành viên cám ơn cho post này:
behai (08-10-2012 10:40 PM), baothai (09-10-2012 10:23 AM), dieuquang (11-10-2012 05:37 AM)
08-10-2012, 06:06 PM
Bài viết: #3
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ...thích lang thang,ký sự bến phà.
Xin cảm ơn Hoang Oanh,chẳng qua cũng nhờ đọc thôi.Mà đọc cũng là học,học là một quá trình diễn ra ...tới chết mà!Hi hi!
THANK YOU
[-] minhmong được 3 thành viên cám ơn cho post này:
behai (08-10-2012 10:40 PM), baothai (09-10-2012 10:23 AM), dieuquang (11-10-2012 05:37 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS