Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
riêu tôm...đặc sản quê hương.
09-10-2012, 06:22 AM
Bài viết: #1
riêu tôm...đặc sản quê hương.
Thân mời quý vị xơi, canh bún nấu với Vẹc Ni màu riêu tôm...đặc sản quê hương.

[Hình: attachment.php?aid=3003]
Vừa dừng chân trước sạp hàng ngay góc đường Vạn Tượng của chợ Kim Biên (quận 5), hoa cả mắt bởi vô vàn lọ, bình, bịch ni lông đựng đầy các loại hóa chất, nào hàn the, formon, chất tẩy trắng, phẩm màu, chất tạo bọt cà phê…

Một cô bán hàng dáng đẫy đà chào mời: “Mấy anh mua phụ gia gì, chỗ em đây có đủ. Muốn dùng trong công nghiệp hay thực phẩm, bao nhiêu cũng có”. Vẻ ngơ ngác vẻ muốn tìm một số phụ gia làm giòn, dai cho thịt gà, dê và các loại lòng động vật, cô bán hàng đưa ra một can nhựa trắng 5 lít, đon đả: “Đây, chỉ cần cho một muỗng vào là giòn hết”.

Cầm cái can lên quan sát, chỉ thấy một màu đục nhờ nhờ và mỗi mảnh giấy bé bằng nửa bàn tay được viết nguệch ngoạc dán bên ngoài: “Chất làm giòn, dai”. Mở nắp ra và ngửi, một mùi hăng hắc xộc xuống cổ họng khiến buồn nôn. Lấy cớ mới mở quán ăn nên thử nghiệm, mua 100ml và được tính tới 50.000 đồng.

[Hình: attachment.php?aid=3004]

Ghé qua một sạp hàng khác kế bên, hàng đống hóa chất được bày la liệt dưới nền đất và hàng dài lọ, bình hương liệu đựng trên kệ. Bảng hiệu của cửa hàng là chuyên phụ gia công nghiệp nhưng bày bán rất nhiều hương liệu thực phẩm như hương sôcôla, hương thịt bò, hương thịt heo... Than thở vì mở quán bún bò mấy tháng nay mà ế ẩm khách, bà chủ cửa hàng nói chắc nịch: “Chắc mấy chú chưa biết nấu rồi. Người ta nấu xương bò thì ít mà cho phụ gia thì nhiều. Cả phở cũng vậy chú ơi. Có thế mới dậy mùi bò, thơm mà ngọt miệng”.

Nói rồi, bà ta xách ra một bình nhựa chừng 1 lít có ghi 3 chữ “Hương thịt bò” và tỉ tê: “Nói thiệt, mỗi tuần tui bán không dưới 50 lít hương vị này. Mấy quán bún bò, phở tới đây mua nhiều lắm. Khách quen, nếu cần, tui cho người mang đến tận nơi”.Với 250.000 đồng/chai 1 lít, bà chủ cho biết sẽ nấu được 100 nồi bún bò hoặc phở to tướng. Tính ra, mỗi nồi bún, phở bò chỉ cần nêm nếm chừng 2.000 đồng hóa chất phụ gia hương vị là thơm phức. Lợi gấp bộn lần mua vài ký xương bò về hầm!
Dầu đánh bàn ghế thành... gạch cua

Qua chợ Bình Tây (Q6), nhiều sạp hàng bán gia vị thực phẩm cũng rất niềm nở khi được hỏi mua bột màu gia vị nấu bò kho, phở, cà ri, lẩu... và cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có.

Tại sạp C.T., cô bán hàng đưa ra 2 bịch to đùng đầy các loại gia vị được cho vào các túi ni lông khoảng 15-20gram buộc bằng dây thun. Trong đó có một loại gia vị nấu súp của cơ sở K.N. với thành phần được ghi trên nhãn là đại hồi, thảo quả, bột đinh hương, tiểu hồi, ngò hột, cam thảo, trần bì và quế. Một loại khác là vị nấu súp phở của hãng N.A. cũng với các thành phần tương tự nói trên. Tuy nhiên, khi mở gói gia vị ra xem, có cảm giác như có mùi ẩm mốc lâu ngày và trông rất mất vệ sinh...

Đặc biệt, trước dư luận lo lắng về sa tế nấu lẩu có xuất xứ từ Trung Quốc có thể gây ung thư, khi hỏi mua thì các chủ sạp đều nháy mắt nhau bảo “hết hàng”. Tuy nhiên, những loại sa tế, phụ gia nấu lẩu như lẩu thái, lẩu chua có xuất xứ Việt Nam với “3 không”: không nhãn mác, không nguồn gốc, không thành phần chất lượng thì nhan nhản.

Nghe mấy cô bán bún riêu kháo nhau về gạch cua được nấu bằng phụ gia, trong vai người nội trợ, chúng tôi lại lân la đến chợ Kim Biên (Q5). Hỏi anh giữ xe chỗ nào bán gia vị nấu bún riêu, bò kho, anh ta cười giả lả: “Đầy chợ, muốn mua bao nhiêu cũng có”. Nói rồi, anh ta chỉ đến cổng số 5 là nơi “quy hoạch” hàng loạt sạp hàng bán hương liệu, gia vị, phẩm màu như sạp Ngã Năm, sạp Xuyến, Châu Phát, Cô Tám, Vạn Lợi...

Tại sạp C.P., bà chủ sạp liến thoáng giới thiệu: “Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước lèo thơm phức mùi cua, ngọt lừ”. Bà lấy ra một bình nhựa khoảng 250ml đề xuất xứ Singapore nhưng không hề có hạn sử dụng và nhà nhập khẩu, phân phối. Ở quầy đối diện, một thanh niên đang chiết xuất một loại bột màu đỏ từ bao lớn ra từng bịch ni lông nhỏ khoảng 0,5gram. Khi được hỏi là bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...

“Thế có dùng cho thực phẩm được không chị?”, hỏi.
Bà chủ nói ngay: “Vô tư đi. Nhiều người mua về nấu bún riêu thì hết ý. Nếu mua màu thực phẩm thì 300.000-400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 50.000 đồng thôi. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua liền”.

Tại sạp C.T. ở chợ Bình Tây, cô bán hàng cũng đưa ra nhiều bịch bột màu đỏ và giới thiệu gia vị nấu bún riêu được rất nhiều hàng bán bún riêu, bún bò sử dụng. Theo cô bán hàng này, để nồi bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm bột rồi hòa vào nồi nước. “Ở chợ này còn nhiều loại gia vị lắm, loại gì cũng có. Mấy chú cần gì cứ đến tìm tui”, cô ta nói.

[Hình: attachment.php?aid=3005]


[Hình: attachment.php?aid=3006]

[Hình: attachment.php?aid=3007]

[Hình: attachment.php?aid=3008]


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (09-10-2012 09:35 AM), MyHang (11-10-2012 03:16 PM)
09-10-2012, 09:38 AM
Bài viết: #2
RE: riêu tôm...đặc sản quê hương.
Coi chừng bánh tráng VN‏

Vợ tôi thích ăn bánh cuốn bánh tráng, đọc tin nầy giựt mình, sẳn có mấy bao bánh tráng 3 cô gái trong tủ, lấy ra đưa vào microwave 1 phút thử xem... thì y chang không phồng lên hay cháy gì hết!!!, thôi thì từ đây giả từ bánh tráng.


Thắng











Nếu như bánh tráng này đã pha các thứ độc hại thì đã hơn 20 năm qua chúng ta ăn nhằm nó vào người, trời ơi là trời, món ăn độc hại hàng ngày mà không biết, vậy thì chống Tàu, chống ở chỗ nào, kẻ thù năm ngay trong tủ, trong tay, trong miệng ta mà không hay biết. Rõ ràng chết vì không biet.

Khi hay tin này, tôi chạy vội về nhà để làm một vài kiểm chứng. Bỏ vào microwave 2.5 phút, bánh tráng không cháy, có phình lên một chút; nướng gần hai phút, nó vẫn giữ nguyên trạng thái lúc đầu; nhúng vào nước(để cuốn ăn như chúng tôi thường làm), nó mềm ra nhưng không rách, đem vo tròn lại....thì nó dẻo như cao su; tôi sợ quá bèn đem ngâm vào nước 30 phút(để xem nếu nó ở trong bụng thì nó tiêu hóa ra sao) thì ôi thôi nó không rách, vuốt nó thì trơn trơn....Vậy thì....bánh tráng này không làm bằng gạo hay bằng bột...mà bằng một hóa chất gì....nguy hại hay không thì mỗi chúng ta đã có câu trả lời...







Từ nay nên ngưng ăn bánh tráng hiệu này, các hiệu khác thế nào chưa biết, quí vị thử xem các loại bún/bánh của các hãng khác thế nào để cùng nhau báo động.






Vợ chồnh tôi vừa phát hiện về BÁNH TRÁNG ba cô gái. Chúng tôi chưa biết thật gỉả như thế nào, xin bà con cứ thử, theo những gì tôi kể sau đây :



-- Tôi đã lấy một cái BT mỏng (3 cô gái) bỏ vao microway gần 5 phút nhưng vẫn khong cháy. tôi sợ cháy nên đã chia làm 4 lần như sau: lần đầu 1 ph, lần 2, 1ph, 3, 1ph , 4 gần 1ph, nhưng khong thay vàng hay cháy.



-- Sẵn oven nướng cá, 450 độ, toi cũng bỏ vào 5 phút cũng tỉnh bơ.



-- Tôi đem đốt thì nó kêu xèo xèo, và tôi bốp cái tro thấy kỳ lạ lắm.



( Nếu bà con lấy cộng bún đem đốt xong so sánh thử 2 lọai tro sẽ thấy)



Như vậy tôi không biết là họ làm bằng gạo hay nhựa. Nếu bà con không tin , tôi nghĩ nhà ai cũng có BT, hãy làm thử.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (09-10-2012 02:33 PM), MyHang (11-10-2012 03:18 PM), langtrang (17-10-2012 10:36 PM)
16-10-2012, 03:43 PM
Bài viết: #3
RE: riêu tôm...đặc sản quê hương.
mới cập nhật thêm một sản phẩm vội cho vào lò ngay.

HẢI HÙNG BÒ VIÊN

Ở TPHCM, các cơ sở chế biến bò viên chủ yếu ở các quận 8, Bình Tân và Gò Vấp. Từ đây, mỗi ngày, một lượng rất lớn bò viên được đưa đi tiêu thụ khắp các nơi. Có dịp thâm nhập trực tiếp vào những cơ sở chế biến này, chúng tôi tá hỏa vì món ăn khoái khẩu của nhiều người lâu nay lại được làm bằng đủ thứ nguyên liệu tạp nham rẻ tiền, chứ không phải chỉ từ thịt trâu, bò như nhiều người nghĩ.
[Hình: attachment.php?aid=3137]

Món hổ lốn
Vợ chồng chị Thúy từ Bến Tre dạt lên TPHCM đã hơn chục năm nay làm công cho một cơ sở chế biến bò viên ở quận 6. Sau nhiều năm học hỏi, thấy công việc này đem lại lợi nhuận cao, 2 người đã quyết định “ra riêng” bằng cách thuê một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm đường Phạm Thế Hiển, quận 8 để “sản xuất”. Do biết nhau từ trước nên chị Thúy đã đồng ý cho tôi “tận mắt chứng kiến” các công đoạn sản xuất món bò viên mà theo chị, hầu như cơ sở nào cũng làm như vậy.
Một mẻ bò viên gồm 50 kg thịt bò nguyên liệu. Nói là thịt bò cho oai chứ thực chất chỉ là mớ thịt nát, gân, lòng và bạc nhạc có dính chút thịt. Nguyên liệu này được chồng chị Thúy mua từ một mối ở huyện Củ Chi, sau khi chủ lò giết mổ đã lọc hết phần ngon bán cho bạn hàng. Nhìn kỹ trong rổ thịt, có cả những con giun sán màu trắng đục nằm dài theo thớ gân mà nếu chúng không ngóc đầu ngọ nguậy thì ai cũng tưởng là gân bò. Cùng với 50 kg “thịt bò” kể trên là 15 kg thịt heo vụn, 10 kg mỡ heo và 20 kg mỡ cá tạp sẽ được trộn lẫn làm nguyên liệu chính.
[Hình: attachment.php?aid=3138]
thành phẩm đẹp không?

Đủ loại hóa chất, phụ gia
Bắt tay vào chế biến, thịt bò được ngâm trong thùng nước có pha sẵn hóa chất mà chị Thúy gọi là bột săm pết. Chỉ ngâm khoảng 10 phút, số thịt bò bầy nhầy này đã trở nên hồng tươi và săn chắc. Thợ dùng tay trần bốc từng vốc thịt lớn bỏ vào máy cắt vụn. Chỉ một loáng, 50 kg thịt bò tạp nham đã được xay nát.
Nguồn thịt xay này được đưa vào máy nghiền xay nhuyễn cùng thịt heo, mỡ heo và cả mỡ cá. Giải thích câu hỏi vì sao trong bò viên lại có cả heo lẫn cá, chị Thúy cười tươi: Thịt bò dù là tạp nham nhưng giá vẫn cao hơn thịt heo gần 2 lần, cao hơn cá đến 4 lần nên phải trộn thịt, mỡ heo, mỡ cá vào để hạ giá thành, bán mới có lời. Hơn nữa, có trộn như vậy, bò viên sẽ ngon hơn (thịt, mỡ heo và cá tạo độ béo, mềm cho viên bò).

Khi tất cả số nguyên liệu trên đã được xay nhuyễn, bàn tay phù phép của chị Thúy bắt đầu lôi trong thùng ra đủ các loại bịch “phụ gia” lớn, nhỏ. Nào là bột tạo dẻo, bột tạo dính, bột tạo săn chắc làm cứng, bột độn, bột bảo quản, bột tạo trắng, hàn the, hương bò, hương nước mắm, hương tỏi, đường hóa học, muối đỏ, bột ngọt và màu thịt bò. Tất cả đều được trộn lẫn và đưa vào máy xay thêm một lần nữa cho đến khi khối nguyên liệu nhuyễn quện lại với nhau.

Xúc từng khay nguyên liệu (lúc này chị Thúy gọi là mộc), chị cho vào máy tạo viên. Chỉ cần bật công tắc là chiếc máy hoạt động liên tục nhả ra những cục bò viên rơi thẳng vào nồi nước nóng chừng 60oC. Ngâm trong nước nóng 600C chừng 3 phút, số bò viên này lại tiếp tục được cho vào nồi nước sôi ngâm tiếp khoảng 5 phút thì vớt ra. Cứ thế, hết đợt này đến đợt khác...
Một vốn 4 lời



Tận mắt chứng kiến các công đoạn để ra bò viên như thế này, tôi rùng mình nghĩ đến đã từng nhiều lần cho gia đình mình ăn món bò viên này. Tôi thắc mắc tại sao không chế biến bò viên theo công thức gia truyền mà ông bà xưa vẫn làm, chị Thúy hạ giọng: “Nếu làm như thế thì thịt bò phải ngon nhưng ăn lại không dai và giòn, ai mà mua. Hơn nữa, giá thành 1 kg bò viên thành phẩm chừng 40.000 đồng, sau khi bỏ cho thương lái khoảng 120.000 đồng, họ bán lẻ ra khoảng 150.000 - 180.000 đồng/kg. Trong khi giá thịt bò hiện lên tới 240.000 đồng/kg lại qua chừng ấy công đoạn thì ăn gì. Mặt khác, bò viên được các tiệm ăn mua nhiều nhất chủ yếu để nấu phở, hủ tiếu nên họ cũng không chấp nhận mua giá cao”.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (17-10-2012 10:36 PM), baothai (18-10-2012 09:45 AM)
17-10-2012, 02:41 PM
Bài viết: #4
RE: riêu tôm...đặc sản quê hương.
bồi tiếp về BẮP LUỘC ( HY VỌNG CHỈ CÓ TẠI tphcm)
[Hình: attachment.php?aid=3149]
Cứ đến buổi chiều, hàng trăm phương tiện - từ xe tải nhỏ, xe ba gác đến xe máy lại đổ tới chợ bắp ngã ba Bầu, ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP HCM để lấy hàng. Bắp ở đây chỉ bán với giá 700-800 đồng mỗi trái. Khi được hỏi về nguồn gốc, một người bán khẳng định: "Đây là hàng Việt Nam chất lượng cao, yên tâm đi!".

Còn tại hẻm bắp luộc ở 249 Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM, hơn 100 nồi bắp bày ngoài vỉa hè nhếch nhác đang sôi sùng sục. Để bắp ngay trên nền đất rồi dùng dao chặt củi, một phụ nữ cho biết: "Giờ này ít người luộc bắp vì bán buổi chiều và tối không được nhiều. Bình thường, chúng tôi luộc từ 2h để kịp bán buổi sáng".
Hẻm bắp luộc có khoảng 40 hộ dân, sống trong những căn nhà thuê xập xệ. Trời chập choạng tối, hàng chục xe máy, xe ba gác bắt đầu chở bắp về để chuẩn bị luộc hôm sau bán. Thông thường, mỗi hộ lấy khoảng 10 bao bắp mỗi ngày, một bao 500 trái. Với mỗi trái bắp luộc giao cho người bán, họ lời khoảng 500-600 đồng. Như vậy, chỉ với việc luộc bắp, mỗi ngày, một hộ thu nhập 300.000 - 400.000 đồng.

Khi được hỏi về cách luộc bắp cho thơm ngon, trông bắt mắt, để được lâu, người bán chỉ tay vào những hũ để lổn ngổn bên cạnh, nói ngắn gọn: "Thì cứ luộc với muối diêm, đường hóa học...". Trong khi đó, người bán trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM còn có một "bí kíp" để bắp mềm hơn, nhanh chín hơn. Đó là luộc bắp chung với pin!

Tại chợ Kim Biên, quận 5, TP HCM, khi được hỏi về loại hóa chất dùng để luộc bắp nhanh mềm và lâu ôi thiu, người bán đưa ra một bọc màu trắng không nhãn mác, không hạn sử dụng, không nơi sản xuất. Họ giới thiệu đây là muối diêm, giá 110.000 đồng mỗi kg.

"Những người luộc bắp đều dùng muối diêm để tiết kiệm thời gian, chỉ cần khoảng hai muỗng cà phê cho một nồi 200 trái. Tuy nhiên, muốn bắp càng lâu ôi thiu thì bí quyết là phải cho nhiều muối diêm vào. Bắp bán không hết hôm nay có thể để bữa sau hấp lại, trông vẫn tươi mới, thơm ngọt", người bán hàng quả quyết.

Những người bán hóa chất ở chợ Kim Biên cho biết loại đường hóa học mà người luộc bắp thường mua sử dụng là Tang Jing của Trung Quốc, độ ngọt gấp 500 lần đường cát bình thường, giá khoảng 90.000 đồng mỗi kg. Theo tìm hiểu, loại đường hóa học này không có trong danh mục các phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam, vì có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...

PGS-TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, khẳng định, pin không được phép dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm, nhất là cho trực tiếp vào nồi để luộc bắp với mục đích nhanh nhừ. Pin chủ yếu chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium… nên đặc biệt độc hại với não, thận, hệ thống tiêu hóa, sinh sản của con người. Dù hàm lượng nhiều hay ít, người sản xuất tuyệt đối không được cho pin vào vì sẽ gây nguy hiểm với sức khỏe con người.

Theo bà Sửu, muối diêm dù được phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng các nhà khoa học luôn khuyến cáo về tính độc hại của chất này nếu dùng quá liều. "Khi cho phép sử dụng, các nhà khoa học đã đưa ra ra những khuyến cáo cụ thể về hàm lượng. Tuy nhiên, những người luộc bắp chắc chắn không thể biết được tỷ lệ như thế nào là an toàn cho sức khỏe. Với muối diêm, nếu dùng quá giới hạn cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa thành chất gây ung thư, nhất là ung thư gan, dạ dày", bà Sửu cho biết.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (17-10-2012 10:36 PM), baothai (18-10-2012 09:46 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS