Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà (3)
10-10-2012, 06:51 PM (Được chỉnh sửa: 12-10-2012 04:57 PM bởi minhmong.)
Bài viết: #1
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà (3)
[Hình: attachment.php?attachmentid=89011&d=1349863278]

Cầu Mỹ Thuận,thay thế Phà Mỹ Thuận.


Nhà Ngoại tôi tại chợ Vàm Cống cũ,mặt trước quay xuống sông Lấp Vò,mặt sau nhìn ra cánh đồng nhỏ 10ha mà tôi đã nói,bên kia đồng là con lộ xe chạy từ Sài Gòn về(đường liên tỉnh 8).Ngày xưa,nhà cửa thưa thớt,từ sau hè nhà Ngoại,tôi có thể nhìn thấy “xe hơi” chạy trên lộ xa xa bên kia ruộng lúa,giống như chạy tắt qua đồng,nên bọn trẻ chúng tôi hay hát như sau:

“Thành Long chạy tắt đường đồng,
Mấy chị chưa chồng lại muốn Thành Long.”

[Hình: attachment.php?attachmentid=89016&d=1349863801]

Phút dừng chân thư giản trên cầu Mỹ Thuận.

Viết về phà bắc,cầu đường thì dính dáng tới xe cộ.
Vào khoảng thập niên 50,60 thế kỷ trước,miền lục tỉnh này có mấy hảng xe đò lớn,nổi tiếng như Thuận Thành,Tam Hửu,Thành Long.Thành Long có trước hơn hết,nhưng cũng ngừng hoạt động sớm nhất.
Theo nhà văn Sơn Nam,thời trước làm tài xế xe du lịch là làm nghề sang trọng,Ông viết: “khoảng năm 1920,làm tài xế cho xe du lịch là nghề sang trọng,đầu đội kết(mũ lưỡi trai),mắt mang kiếng đen,mình mặc áo bành tô vàng,quần lãnh đen,chơn đi một đôi giày bố trắng”.Thật ra,không chỉ tài xế xe du lịch mà làm tài xế xe đò cũng danh giá lắm,là niềm mơ ước của nhiều thanh niên.Do tính chất nghề nghiệp,họ thường xuyên đi đó đi đây,liên tục lên xuống chốn thị thành,tiếp cận văn minh đô thị nên là những người đi trước thời đại so với dân quê lục tỉnh.Tài xế giỏi lại được các chủ xe cưng chìu,lương cao.Tôi có người bạn kể rằng Ba anh ta là tài xế xe đò vào thời này,thường mặc âu phục sang trọng,mang giày “béc ca na”(giày mỏ vịt),nón Tây,mang “soi” mát gọng vàng.Khi xe lăn bánh thì giống như thuyền trưởng một con tàu,vì đang nắm trong tay an nguy của mấy chục con người trên dặm đường thiên lý!Khi xe về đến bến thì mọi việc đã có chú “lơ” lo.Tài xế lúc bấy giờ không uống rượu đế,thỉnh thoảng uống bia và thường thì dùng rượu Tây đắc tiền , như Martel,Cognac…thuốc thì hút loại Con mèo Craven A hay 555 hộp thiếc!Thường xuyên xa nhà,có tiền,ăn mặc sang,nhiều phụ nữ săn đón,nên tài xế xe đò thường có nhiều vợ và con rơi!Họ ăn xài phun phí,nhiều người lại mê cờ bạc nên rốt cuộc cũng chẳng giàu có gì , làm vợ con tài xế có khi còn khổ hơn vợ con ông thợ cấy ngoài đồng,vậy mà…mấy chị chưa chồng lại muốn Thành Long!

[Hình: attachment.php?attachmentid=89012&d=1349863328]

[Hình: attachment.php?attachmentid=88678&d=1349505944]

Bến phà Vàm Cống,phía bờ An Giang,nhìn từ phà đang vượt sông.


Làm ”lơ” là việc cực nhọc,đưa đón khách lên xuống xe,mang xách bưng bê hành lý,khiêng vác hàng hóa cồng kềnh lên mui,canh chừng xe cộ khi lên xuống phà và khi về đến bến , tài xế buông “vô lăng”kiếm chỗ nghĩ ngơi,lơ phải lo quét dọn vệ sinh,lau rửa xe cộ.Họ là những người nghèo,ít học có chút sức khỏe và thường cũng hơi “du côn”(cũng có khi do làm nghề này lâu ngày không hung dữ cũng thành “du côn”).Mà biết sao được,khi hàng ngày luôn tiếp cận với biết bao người nơi các bến xe phức tạp,tranh giành hành khách ,tiếp xúc nhiều hạng người trong xã hội,người đàng hoàng không hiếm nhưng chỉ là khách qua đường ,còn kẻ trộm cắp , cướp giật thì nhởn nhơ vì đây là nơi chúng kiếm sống,không bản lĩnh thì bị ăn hiếp,bỏ nghề,về ruộng chăn trâu.
Có một anh tên là Bé Sói,lớn hơn hơn tôi khoảng 6,7 tuổi nhà nghèo nên học hết lớp Tư (là lớp 2 ngày nay)thì nghĩ học,học trò lúc bấy giờ nhiều người lớn tuổi lắm,anh Bé Sói là một thí dụ,lại to con nên được người chú dắt theo làm lơ xe đò.Trong một lần khi đến bến xe An Đông(về sau là bến xe Pétrus Ký),Sài Gòn,trong lúc đang chuyển mấy bội gà trên mui xuống cho hai mẹ con một cô bé bạn hàng ,anh thấy một tên lưu manh đang cuỗm chiếc giỏ đệm của khách anh vội nhảy xuống giật lại ,tên cướp cạn la lớn mầy muốn chết hả rồi cùng vài đồng bọn nhào đến đánh đá túi bụi,anh vội rút cây “ma-ni-vênh”(tay quay,nhiều xe hơi,lúc bấy giờ dùng dụng cụ này để quay máy khởi động xe,thay vì dùng điện bình accu) dưới băng ghế mà anh thủ sẳn,quật lại,lính tới ,cả bọn bỏ chạy,để lại lời hăm sẽ có ngày gặp lại . Đó là chuyến làm lơ cuối cùng của Bé Sói , anh không về ruộng chăn trâu mà trở lại trường Tiểu học Bình Thành Tây,không phải học lại mà để ôm bình cà rem bán cho học trò.
Hồi đó kem cây thành phẩm là những bánh dày độ 2 , 3 phân , hảng trang bị cho người bán dạo một bình thủy hình trụ cao 4 , 5 tấc đường kính khoảng 2 tấc,đậy bằng nắp bấc,chứa kem mà chúng tôi gọi là cà lem,người bán cắt từng miếng nhỏ vuôn vức rồi dùng que tre ghim bán cho người ăn. .Anh kể lại chuyện này cho chúng tôi nghe khi cắt “cà lem” bán vào giờ ra chơi, rồi kết luận tao cũng có học được chữ nghĩa nên cũng biết “ kiến-nghĩa-bất-di-dô-dỏng-dả , lâm nguy bất cứu mạt anh hùng!”phải hông tụi bây.Cô bé bán gà sau này thôi theo mẹ buôn gà , về làm vợ anh Bé Sói,cùng anh vô trường bán quà vặt ,chồng bán “cà lem”,vợ bán xôi.Họ có hai đứa con ,ngoan hiền , giờ chơi tiếp cha mẹ buôn bán , học cũng giỏi nhưng nhà nghèo nên theo ngành Sư phạm(có học bổng),làm giáo sống thanh bạch.Nếu làm lơ,chưa chắc Anh được cái kết có hậu này . Thật ra,với nhiều người , làm lơ là bước chuẩn bị để lên ngồi ghế “sốp phơ”,ôm “vô lăng”,đổi đời cực nhọc.Bằng không thà về bến phà bán hàng rong , gần nhà , có khi an cư,lạc nghiệp.

[Hình: attachment.php?attachmentid=89014&d=1349863419]


Tại bến bắc Vàm Cống,dọc theo bờ sông dẫn tới cầu dẫn,người ta làm một hành lang có rào chắn,có mái che để khách bộ hành đứng chờ phà.Đây cũng là nơi mưu sinh của một số dân nghèo mua bán đồ ăn,thức uống.Hàng ngày,họ có mặt ở đây lúc phà bắt đầu hoạt động,nơi chỗ được xác định , không ai sắp xếp , chỉ là sự chia sớt không gian để những người nghèo cùng kiếm sống , họ là những người có chỗ “kinh doanh” tương đối cố định.Một số khác thì lên xuống theo những con đò qua lại ,có người đội trên đầu một xề bánh bò bánh tiêu , hoặc dưa hấu , khóm xẻ thành miếng sẳn ,vai mang giá gỗ để đặt xề lên khi có khách mua. Lại có cả người ăn xin thường xuyên hiện diện;có người bị mù mắt nhưng biết đàn bầu , ca vọng cổ thật mùi mẫn ,người khác lại chơi được guitar ,ca tân nhạc , tùy theo thị hiếu , hành khách sẽ tụ tập lại gần người mình thích để thưởng thức trong khi chờ xuống đò qua sông và thường thì họ cũng không tiếc chút tiền lẽ loi có trong túi, thưởng cho người nghệ sĩ nghèo giúp mình giải khuây trong giây lát.Đôi khi có ông “nha sĩ”nhổ răng không đau,bày trên tấm ny long cáu xỉn nào kềm,nào kéo,nào thuốc không tên,cùng một lô răng xương vàng ố …oang oang quảng cáo chuyên trị răng sâu,chuyên nhổ răng nhức bằng phương pháp …gia truyền nếu đau…không lấy tiền .Nhìn thấy “phòng” răng của ông ta hầu như ai cũng ghê,vậy mà thỉnh thoảng cũng có người can đảm cho ông đè miệng cạy nhổ máu me um xùm!Thỉnh thoảng lại có một nhóm sơn đông mãi vỏ , làm trò ảo thuật , bán thuốc gia truyền trị đủ thứ bịnh ,đặc biệt có thuốc xổ lãi dành cho con nít bị mắc “cam tích”,chang bang cái bụng uống vô xổ liền ,không xổ cũng… không lấy tiền!Xổ thiệt.Có thằng bé con được “bà dà” mua viên thuốc màu hường hình nón giống như cái bánh ,cho ăn ,lúc sau “ chơi” cho một vùa “bánh tằm”lúc nhúc.Đó là có lần đi qua tôi nghe một người nói,chứ chưa chứng kiến cái sự xổ lãi chớp nhoáng nào.Cũng thấy vùa lãi trắng hếu và đôi khi cũng thấy người mua thuốc đem về nhà!Tất cả họ ,một năm đôi ba lần về bến bắc Vàm Cống,làm ăn được thì ở lâu,nếu không thì đi nơi khác,thỉnh thoảng lại quay về, riết thành quen mặt,như người bản xứ.
Ngoài phần hành lang kể trên,dọc đoạn đường khoảng 100 mét còn lại là các hàng quán bán cà phê cơm nước cho khách qua đường lúc đợi bắc , chờ xe.Phía đối diện ,là dãy phố lợp thiếc,cũng kinh doanh như thế.Như vậy , không kể những dân địa phương có nhà trên đoạn đường này,rất nhiều người ở nơi khác đã một hoặc nhiều đời , sống cùng nhịp qua -lại của các con phà theo năm tháng.Ngày xưa,xe cộ ít,số lượng phà cũng không nhiều,tải trọng lại nhỏ,chạy chậm,phà phải chờ có xe lớn mới vượt sông nên thời gian chờ phà rất lâu,có khi phải mất đến 2 giờ hoặc hơn,thông thường cũng phải hơn một giờ mới có chuyến.Trước khi rời bến , phà gióng còi báo hiệu như trống trường báo giờ vào lớp,nhà tôi trong chợ Vàm Cống,cách bến phà khoảng 500 mét,nghe tiếng còi rúc lên như trâu rống,tiếng còi rất đặc trưng,không lẫn với tiếng nào khác(kể cả tiếng “ trâu thật” rống).Thường thì phà báo hiệu đến 3 lần trước khi rời bến nên đôi khi nghe hồi 1 vẫn còn chạy ra kịp,không phải đợi chờ.
Chiếc phà,trước năm 1960 chỉ có một đầu cho xe lên xuống,tương tự như mấy chiếc “chẹt” ngày nay,ở giửa phình rộng ra như bụng cá nóc,nên gọi là “phà cá nóc”,chỉ chở được vài ba chiếc xe hơi,vì vậy trên phao nổi (pontong),nơi phà cặp bến,người ta làm một mâm xoay để khi xe xuống đến đây,các công nhân sẽ xoay cho đuôi xe nằm ngay trước mỏ bàn đò,rồi theo hiệu lệnh của họ , tài xế sẽ cho xe lùi xuống phà.Vai trò của người lơ xe lúc này rất quan trọng,bằng hiệu lệnh tay, họ giúp cho tài xế “de” đúng hướng,đồng thời kịp lúc dùng cục “canh” bằng gỗ chèn bánh (phía sau) khi xe đã lùi đến đúng vị trí qui định,đồng thời cũng chèn thêm một cục “canh” phía trước bánh để xe đứng yên khi phà tròng trành lúc vượt sông.Tới bến,người lơ có nhiệm vụ rút canh và coi chừng phía sau,tài xế theo sự hướng dẫn của công nhân phà cho xe vượt lên mâm xoay,các công nhân lại đẩy cho mâm xoay đến vị trí mà đầu xe hướng thẳng lên cầu dẫn,chạy lên bờ.Không như phà 2đầu ngày nay,máy nằm ở giửa nên mặt sàn phà nằm ngang,phà cá nóc ngày xưa chỉ có một đầu , máy nằm phía sau lái , sàn phà vì vậy nghiêng từ trước ra sau ,điều này buộc người lơ xe phải chèn bánh xe thật kỹ lưỡng cả bánh trước và bánh sau để xe không bị xê dịch trong lúc vượt sông , nhất là những tháng ngày giông bão.
Đã xảy ra tai nạn thương tâm trên loại phà một đầu tại bến băc Vàm Cống này.Đó là vào khoảng năm 1958,khi một chiếc xe đò “de” xuống phà,một hành khách vô ý chạy lùi lại tấm vách phía trên hầm máy,do phà nghiêng,mà cũng do tài xế vào “ga” quá lớn để vượt qua mỏ bàn đò,không thắng kịp và lơ cũng không quan sát ,lại không chèn kịp bánh xe ,người khách bị ép giữa đuôi xe và tấm vách,không cứu được.Sau tai nạn này người ta cho vẻ lên tấm vách hình sọ người với xương gác tréo kèm theo một câu : Nguy hiểm chết người,cấm đứng nơi đây!Sau đó người ta còn làm thêm một gờ cao để chận xe như ta đã thấy trên các “chẹt” ngày nay.Từ đó không còn tai nạn tương tự xảy ra .
Nhưng lại có một tai nạn khác cũng rất thương tâm mà tôi đã chứng kiến khi một lần về quê nghĩ cuối tuần(lúc này tôi đang học lớp Nhứt,trường Nam tiểu học tỉnh thành Long xuyên,1959).
Phà cá nóc,có bụng phình to,nhưng nơi tiếp giáp mỏ bàn thì hẹp,nhất là đối với xe đò,xe hàng lớn xác , tại đó có 2 trụ lớn , mỏ bàn đò được kéo bởi dây cáp giắt qua 2 pu-li gắn trên đầu trụ này, rồi dẫn tới một cái tời.Công nhân phà sẽ quay tời để nâng hoặc hạ mỏ bàn đò.Tai nạn xảy ra vì một khách bộ hành cố vượt chỗ này khi xe di chuyển qua mỏ bàn : tài xế thì lo theo dõi dấu tay của lơ , lơ thì lo nhìn bánh xe và mỏ bàn để hướng dẫn tài xế , người đàn ông thì thật bất cẩn , vội vã một cách “quê mùa tội nghiệp”,cố lách qua khe hẹp vừa lúc xe tăng tốc vượt lên mỏ bàn,nhiều người thấy nguy la lớn nhưng không kịp để ngăn chặn …nên trở thành tiếng la hãi hùng vì chứng kiến ngay trước mắt một thảm cảnh đau lòng!Đầu người khách bị nghiến bởi thành xe và trụ cáp trong một thoáng khi xe vừa vượt qua chỗ nối thân phà và mỏ bàn,lúc này xe có lắc , tuy nhẹ nhưng cũng đủ để không còn cơ hội cho người đàn ông.Tôi còn thấy trong cái giỏ đệm ông xách trên tay thò ra mấy ổ bánh mì và một con “cúp bế”!

[Hình: attachment.php?attachmentid=89013&d=1349863343]

[Hình: attachment.php?attachmentid=88797&d=1349664783]

Tai nạn xưa không có ảnh,xem đở tai nạn mới năm 2010.


Phà là nơi ông đi qua,bà đi lại,một cái chết thương tâm như thế đã nhanh chóng lan truyền ra khắp xứ,không chỉ ở cái chợ Vàm Cống quê mùa của tôi.Sau tai nạn này,người ta lại kỹ lưỡng hơn trong điều hành lên xuống phà,người đi bộ đi trước rồi mới cho xe hơi lên hoặc xuống sau.Từ năm 1960,có phà 2đầu rộng rãi và an toàn hơn nên 2 tai nạn kể trên chỉ xảy ra một mỗi thứ 1 lần trong lịch sử phà Vàm Cống từ ngày thành lập đến nay.
THANK YOU
[-] minhmong được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (10-10-2012 09:49 PM), dieuquang (11-10-2012 05:39 AM), quangvu (11-10-2012 09:57 PM), langtrang (12-10-2012 03:45 PM)
11-10-2012, 02:36 AM
Bài viết: #2
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà (3)
Bến phà đã cho biết bao kỷ niệm của những cư dân xung quanh, hay những ai đã từng đi qua nó. Con lớn lên tại chợ Vàm cống lại thường xuyên qua bến phà nầy, nên đây là một kỷ niệm khó quên. Hồi trước 75 thì gia đình con ở Long xuyên, cứ mỗi cuối tuần, Ba lại chở Mẹ, con và đứa em trai tên Hưng (đã mất) về quê Ngoại nên lại cũng thường xuyên qua phà nầy.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-10-2012 05:40 AM)
11-10-2012, 03:32 PM
Bài viết: #3
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà (3)
Quốc Bảo ơi ! Đúng rồi cuối tuần gia đình Anh Chị Năm hay về Vàm Cống chơi , có lần Dì Hằng và Bà Út quá giang đi nữa ,lúc nào về cũng có chiến lợi phẩm khi là Xoài ở vườn nhà Ông Sáu , lúc là chuối vườn nhà Ngoại con, có xe hơi tha hồ chỡ . Ngày xưa trái cây vườn ăn rất an toàn vệ sinh thực phẫm , bi giờ ăn gì cũng sợ ,nhất là ở Sài Gòn , Lúc nào cũng phải chọn lọc việc ăn uống ,xem phần cảnh báo về các chất phụ gia của Anh Diệu càng tăng cường cảnh giác hơn Cám ơn Anh Diệu nhé
THANK YOU
[-] MyHang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (11-10-2012 05:12 PM), ANH THƯ (11-10-2012 11:05 PM), baothai (12-10-2012 12:02 AM)
12-10-2012, 12:04 AM
Bài viết: #4
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà (3)
Bi chừ vì lợi nhuận, thiên hạ bất chấp mọi thủ đoạn trong việc pha chế, chế biến thức ăn. Đến cả trái cây còn không an toàn nữa là...............


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS