Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(4).
12-10-2012, 05:17 PM
Bài viết: #1
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(4).
Hành khách đi xe đò sau khi lên bờ vội vả đến khúc cua đầu bến phà,chỗ xe dừng lại cho khách lên,tiếp tục cuộc hành trình,tại đây có cột mốc ranh chia 2 địa giới,Long xuyên và Sa Đéc.Tôi xin nói thêm về cái ranh giới đặc biệt này,lúc bến “bac” Vàm Cống mới hoạt động(1925),có lẽ để tiện việc quản lý bến phà về một phía (Long Xuyên),nên chỉ một đoạn đường khoảng non 200m,từ khúc quanh đến cầu dẫn xuống phà là thuộc địa phận tỉnh Long Xuyên.Tôi đã may mắn tìm gặp lại cột mốc ranh đã tồn tại hơn 70 năm qua,tại bến đò Vàm Cống cũ.

[Hình: attachment.php?attachmentid=89072&d=1350016264]

[Hình: attachment.php?attachmentid=89074&d=1350016289]


[Hình: attachment.php?attachmentid=89079&d=1350022344]

[Hình: attachment.php?attachmentid=89073&d=1350016281]


Nhân đây cũng xin nhắc lại,kể từ năm 2006,bến phà Vàm Cống chuyển hẳn sang địa điểm mới,nằm ngay bờ sông Hậu,phía dưới Vàm Cái Sức(đầu kinh Lấp Vò-Sa Đéc).Như vậy,nếu xét về mặt địa lý thì bến phà Vàm Cống thật sự chỉ hoạt động liên tục trong 81 năm.Bây giờ bến cũ vẫn còn cầu xưa,nhưng thật tiêu điều.Cùng với Mỹ Thuận và Cần thơ,phà Vàm cống này đã gắn liền với lịch sử phát triển của một phần đất Tây Nam tổ quốc,xứng đáng nằm trong danh sách những địa phương góp phần trong sự nghiệp phát trển khu vực,nên chăng ngành du lịch (An Giang),phục hồi lại bến phà xưa,dựa theo các hình ảnh tư liệu cũ,với những chiếc phà 2 đầu thời đầu thập niên 60 thế kỷ trước,để đặc biệt vận chuyển cho những khách du lịch muốn tìm lại cảm giác qua sông nơi bến cũ?

[Hình: attachment.php?attachmentid=89075&d=1350016297]

[Hình: attachment.php?attachmentid=89076&d=1350016309]


Như ta biết,hồi xa xưa khi hệ thống giao thông bộ chưa phát triển thì người ta buộc phải vận chuyển bằng đường thủy.Với hệ thống kinh rạch chằng chịt như mạng nhện , thiên nhiên đã cung cấp cho Nam Bộ một lợi thế rất quan trọng giúp việc lưu thông vận chuyển hàng hóa thật là thuận tiện.Từ khoảng năm 1885 nhiều tỉnh , quận xa xôi đã cất xong nhà lồng chợ,tòa bố,bưu điện…và…bến tàu.
“Chớp nháng thẳng bon dây thép kéo.
Mây tuôn đen kịt khói tàu bay”.
Tàu mà Tôn Thọ Tường gọi đây là tàu thủy,lúc bấy giờ còn chạy bằng máy hơi nước chụm bằng cũi nên khói mịt mù.Tàu thủy đưa đò thoạt tiên đi về vùng Thủ Dầu Một,Tây Ninh(miền Đông)nhưng lần hồi triển khai nhanh chóng với mạng lưới khá dày,dọc 2 bờ sông Tiền,sông Hậu lên Phnom Pênh,Biển Hồ và Hạ Lào(không thể xa hơn vì thác Khône cản trở).
Tàu thủy đưa đò thực chất là vận chuyển hàng hóa.Ba tôi cũng từng là thủy thủ trên những chuyến tàu này.Tôi còn nhớ mỗi lần tàu Ba tôi đi ngang qua chợ Vàm Cống thường hay chạy thật chậm rồi “súp lê” nhiều tiếng để tôi chạy ra đón,rất vui mừng và hảnh diện với mấy thằng bạn trong xóm vì có Ba-chạy-tàu.Tàu Ba tôi đi còn có chức năng kéo ghe,nên trên mui có một sợi dây treo nhiều “trái khế” màu đen,khi có dắt ghe thì kéo lên ,nếu không thì hạ xuống.Đôi khi Ba tôi cũng tranh thủ ghé qua nhà ,mang về ít quà Nam Vang,rồi đón xe đò đuổi theo khi đoàn dừng lại đâu đó bên phía sông Tiền,để chờ thuận con nước.
Tuy nhiên,có một loại hàng không thể dùng ghe,thuyền để vận chuyển vì chậm.Một ghe chài,có gắn máy dầu hàng trăm mã lực,chở gạo từ Long xuyên hay Cần thơ đi Sài Gòn trung bình phải mất từ 2 đến 3 ngày đêm.Cá đồng nếu vận chuyển bằng phương tiện này thì sau khi cập bến Chánh Hưng sẽ có một số đem phơi khô hoặc nhận mắm!Thật ra ,từ thời Tự Đức,nghề mua bán cá đồng đã có,với phương tiện chuyên chở là ghe gọi là “ ghe rổi”.Người ta phải thường xuyên thay nước trong ghe,mùa hạn gặp nhiều chặng khô cạn,chèo chống không được phải nhờ trâu kéo.Năm 1880,có 216 chiếc “ ghe rổi” chở khoảng 4.500 tạ cá tươi về Sài gòn,Chợ lớn,Biên Hòa.(M.Gérard:La région de Ca Mau vers 1898.Tập san SEI,số 3,1968).

[Hình: attachment.php?attachmentid=89078&d=1350016330]


Sau này khi đường sá phát triển,giao thông bộ thuận tiện,cá đồng lục tỉnh chuyển sang chở bằng “xe hàng”.Khu vực Long Xuyên và vùng phụ cận cá đồng được vận chuyển bằng ghe đến tập kết tại Bắc Vàm Cống , phía bờ Lấp Vò,tại khu vực cột mốc ranh Sa đéc-Long Xuyên.Vậy là nơi đây hình thành một bến mới, gọi là “bến cá”.Tại đó người ta thu mua cá đồng chủ yếu là cá trê,cá lóc,cá bông,lươn...nơi thu mua gọi là vựa cá,có mấy vựa cá nổi tiếng mà nhiều người còn nhớ như Thanh Liêm,Tư Lợi,Phước Thành….Cá đồng được phân loại và cho vào “rộng” trong các thùng làm bằng tôn tráng kẽm kích thước khoảng 60x100x80cm,nắp có nhiều lỗ cở đồng xu 5,chừng 2cm.Từ chiều,các thùng cá được bốc lên xe hàng rồi vận chuyển suốt đêm,nhờ trời mát,nên ít hao hụt,tới Sài Gòn ,vô Chánh Hưng hay vào chợ cá Trần Quốc Toản(góc đường 3/2 và Nguyễn Tri Phương bây giờ)kịp thời phân phối ra các chợ nội thành và vùng phụ cận.
THANK YOU
[-] minhmong được 3 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (13-10-2012 08:27 AM), quangvu (13-10-2012 10:05 PM), dieuquang (16-10-2012 04:42 AM)
13-10-2012, 08:05 AM
Bài viết: #2
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(4).
Cậu Ba ơi, cái cột mốc nầy nằm ở chổ nào vậy Cậu? Ở phía bên đường xe lên về hướng Lấp vò, ngay cua chổ ông 5 tui hay phía bên đây đường xe xuống phà? Cậu có ảnh chợ Vàm cống mới và bến phà mới phía VC không đăng lên GQ cho con xem với.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (16-10-2012 04:42 AM)
13-10-2012, 08:27 AM
Bài viết: #3
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(4).
Cột mốc nầ nằm ở chổ câ xăng 5 Tui , dường rẽ xuống cầu kênh

Batting EyelashesHãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.Batting Eyelashes
THANK YOU
[-] langtrang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (13-10-2012 10:58 AM), dieuquang (16-10-2012 04:42 AM)
13-10-2012, 10:59 AM
Bài viết: #4
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(4).
Thanks Cau Lang. QB nho ra roi.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS