Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(5).
13-10-2012, 05:58 PM
Bài viết: #1
Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(5).
Khu vực Vàm Cống chỉ có một chợ chính ,cách bến phà khoảng 500m,nhà lồng chợ được xây dựng năm 1952 (mà bây giờ đã trở thành chợ cũ).Chợ hoạt động từ rất sớm đến khoảng 10 giờ sáng thì tan.Buổi chiều,muốn mua thực phẩm đột xuất,má tôi phải lội bộ trên con đường nhỏ men theo cánh- đồng -Thành-Long-chạy-tắt,ra bến cá,ở đây có một chợ chồm hổm,bán thịt cá,rau cải đầy đủ nhưng ít hơn chợ chính.Má tôi mất năm 1957,khi tôi mới 9 tuổi,nhưng hình ảnh Má tôi xách con cá lóc tòn teng đi xa xa trên cánh đồng mùa khô,về từ chợ chiều bến cá Vàm Cống,vẫn còn mãi trong tôi.Khoảng năm 1956,một trận hỏa hoạn xãy ra tại dãy nhà trên lộ xe,đối diện với khu chợ chiều này,may không có thương vong,chỉ một con heo bị chết cháy!

[Hình: attachment.php?attachmentid=89017&d=1349863913]

Phà không hoạt động,nghĩ ở bờ Long Xuyên.


Từ ngày thành lập đến nay,tất cả những chiếc đò sử dụng tại phà Vàm Cống đều tập trung nghĩ tại bến phía bờ Long Xuyên.Phia bờ Sa đéc,ngay đầu cầu dẫn xuống pontong ,có một đồn lính,khi tôi biết,lúc cần gọi đò người ta bắn mấy phát súng , phà đậu bên kia sông,nghe súng hiệu chạy qua ngay vì biết có xe, hoặc quan trọng hơn,có cấp cứu.Dù cách con sông nhưng nhà thương Long Xuyên vẫn gần hơn Sa đéc.Tôi đã biết có mấy lần bắc Vàm Cống chở cấp cứu nhờ súng gọi.
Một trong những lần mà bây giờ tôi còn nhớ,đó là khoảng đầu những năm 60 thế kỷ trước,một buổi sáng khi chợ vừa tan,mọi người đang thu dọn để về,Bà Tám quét chợ và con trai vừa gom xong những đống rác cuối cùng,tôi đang đứng trước thềm bỗng nghe một tiếng nổ lớn từ phía nhà máy xay lúa,thấy một miếng tôn bay liệng trên trời,mọi người ở chợ không ai biết chuyện gì xảy ra.Nhiều người hiếu kỳ kéo nhau chạy về phía có sự cố và tin tức nhanh chóng được loan ra :.. nổ nồi “ súp-de” , người chụm lò bị phỏng nặng,thằng Tèo hoảng hồn nhảy xuống sông bị nọc cầu đâm lòi phèo rồi!....thằng T..è..o..nào thằng Tèo con Bà bảy Còm hả….? Người ta xôn xao ,hỏi han rối rít,chợ vừa tan lại trở nên rần rần người lớn con nít.Một hồi thì 2 xe lôi kéo ngang qua nhà tôi, Chú Sáu Tong chụm lò mình mẫy bị phỏng lột cả da,còn Chú Tèo thì máu ướt cả cái khăn choàng tắm đang rên rỉ trong lòng người hàng xóm.Ai đó đã nhanh chân chạy ra cầu bắc nên tôi nghe nhiều tiếng súng nổ ngoài vàm.Chiều cùng ngày chiếc phà buổi sáng đưa Chú Sáu Tong đi qua sông lại đưa chú trở về quê yên nghĩ,kết thúc một cuộc đời nghèo khó trong đau đớn tận cùng!
Chắc chắn bắc Vàm Cống còn nhiều chuyến đò đưa người đi cấp cứu,nhưng vì phải đi học ,đi làm xa nhà suốt 20 năm tôi không chứng kiến được vụ nào đáng nhớ như thế.


[Hình: attachment.php?attachmentid=89072&d=1350016264]


Từ năm 1960 bắc Vàm Cống bắt đầu có những chiếc phà 2 đầu thay thế cho phà “cá nóc”,lần lượt tăng tải trọng,100 rồi 200 tấn.Một điều đặc biệt là vào thời gian này các bến phà lớn như Mỹ Thuận,Cần Thơ,Vàm Cống tuy có loại vé cho xe 2 bánh và người đi bộ nhưng không thấy ai mua vì người soát vé không bao giờ hỏi tới,cho nên chỉ có xe 4 bánh và phương tiện vật nuôi cồng kềnh như xe bò…mới bị thu phí.
Năm 1981,sau nhiều năm xa quê,vì hoàn cảnh tôi lại trở về Vàm Cống sinh sống.Lúc này kinh tế rất khó khăn,người ta đi lại buôn bán không nhiều nên phà đưa khách qua lại cũng chạy cầm chừng,khi nào đầy xe,đủ khách mới vượt sông,mà chỉ chạy chậm chậm để đở hao dầu.Phà chỉ hoạt động ban ngày , chính thức từ 5 giờ sáng đến 21 giờ đêm.Lúc 19 giờ mỗi bờ còn 1 chuyến xuôi ngược,21 giờ chỉ còn 1 chuyến xuất phát phía bờ Long xuyên chạy sang bờ Lấp Vò rồi sau đó trở về nghĩ .Nếu trể chuyến này khách phải chờ khi nào có xe đột xuất,thường là xe tải chở hàng tươi sống hoặc thỉnh thoảng là xe Hồng thập tự chở bệnh nhân đi cấp cứu,khi đó đi phà khỏi tốn tiền vì không còn ai bán vé.
Thời này,trể một chuyến phà phải đợi có khi đến 2 giờ mới qua được sông,nhiều người không thể chờ nên sử dụng một phương tiện khác rất phổ biến đó là “ đò dọc”.Mà không hiểu sao lại gọi là “đò dọc” trong khi chỉ để vận chuyển khách ngang sông ?Có lẽ ,dù không hợp lý nhưng cũng là cách để phân biệt với những chiếc phà.Đó là những chiếc ghe nhỏ tải trọng cở 200,300 giạ lúa,có mui hoặc nửa mui ,chạy bằng máy dầu hay xăng thường từ 4 (Kohler 4) đến 9 ngựa (BS9,Yanmar,Kubota…)gắn ngoài,chở người và xe đạp,xe gắn máy qua sông.Tùy theo ghe lớn hay nhỏ mà chở nhiều hay ít khách,nhưng thường thì khẳm lừ,vì họ phải tận dụng tài chuyến của mình,phải chở cho đầy,bất kể hiểm nguy.Nhiều lúc chưa thấy phà qua nên khách dùng “đò dọc”,đò khá đầy mà vẫn phải chờ,khách la quá thì nổ máy chạy ra,vừa ra thì có khách lại cặp vào,rước khách,lúc đầy nhóc thì phà cũng vừa tới,đò dọc chạy ra xa không ai trở lên cầu được,tức ói máu!


[Hình: attachment.php?attachmentid=89077&d=1350016317]


Nghĩ cho cùng đó cũng bởi vì miếng cơm manh áo,làm nghề lương thiện nhưng cũng phải chút ma le!Tỉ như ông bán thuốc sơn đông trên bờ, sau trò ảo thuật đốt giấy ra tiền,thì bán thuốc xổ lãi,bán một hồi thì xin “ bẽo dẻng(biểu diển) cho quý khách xem con khỉ nó đ...ẻ ra….con…gà!...hầy,…ngộ lói thiệt ..đây là một màn “lộc láo” nhưng… trong khi chờ “lợi” xin quý khách dành cho chúng tôi một phút quảng cáo thuốc dưỡng thai hiệu nhành mai do ông chủ của chúng tôi là…rồi bên này một người mua….bên kia một người mua…bên…và cứ bán cho tới khi phà qua,mọi người rụt rịt xuống phà và con khỉ đẻ sẽ chờ tới chuyến sau….!
Không phương tiện cứu hộ,sông thì mênh mông,đò thì chở khẳm,vậy mà vẫn cứ vượt sông kể cả những lúc sóng to gió lớn,mưa bão tối trời . Bây giờ nghĩ lại tôi thấy mình ngu ngốc quá , nhất là khi đi cùng vợ và 2 con bé bỏng!May sao,cả mười mấy năm tồn tại , những chiếc đò dọc này chưa từng gặp nạn.Sau thời đổi mới,kinh tế phát triển,nhu cầu đi lại tăng nhanh,phương tiện vận tải dồi dào,phà làm ăn có lãi ,không còn chờ xe như trước,thời gian đợi phà và vượt sông rút ngắn,người ta không còn liều mạng cùng những chiếc “đò dọc” ấy nửa.Không có khách,đò cũng nghĩ,các ghe chuyển qua chở thuê hoặc trở thành tiệm tạp hóa nổi,len lỏi vào các xóm dân cư trong các kênh rạch nhỏ để mua bán.”Đò dọc” bị xóa sổ hoàn toàn.


[Hình: attachment.php?attachmentid=89080&d=1350022376]


Rồi đây cầu Vàm Cống cũng sẽ xây dựng,phà Vàm Cống (dân địa phương còn gọi là “cầu bắc”)sau khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử,sẽ chỉ còn trong ký ức,người dân 2 bên bờ lâu lắm mới quên đi những kỷ niệm gắn liền với bến. Riêng tôi , sẽ nhớ mãi “cầu bắc” xưa với những chuyến phà đưa tôi qua lại suốt những năm đầu đời khi lên tỉnh học và sau này không thể nào quên con “đò dọc”một thời gian khó.
Khoảng cuối thập niên 70,đầu thập niên 80 do nhiều nguyên nhân,hằng triệu người Việt đã vượt biển ra đi,thành một phong trào kéo dài hàng chục năm .Thời đó ,ra đi là không nghĩ có ngày trở về,là chắc chắn sẽ mất đi những người thân yêu ruột thịt;cha con,ông cháu sẽ không còn gặp lại, một mất mác làm đau lòng rất nhiều người khi bỏ xứ.
Tôi cũng nằm trong số đó,đi nhiều lần ,nhưng không tới đâu.Một ngày tháng 4 năm 1980,tôi rước một người bạn từ Sài Gòn về để đi Rạch Giá,chuẩn bị cho chuyến vượt biên tối hôm ấy,vợ và thằng con 4 tuổi của tôi đã vào Rạch sỏi theo một nhóm khác từ hôm qua.Khoảng 16 giờ chiều về tới Vàm Cống,tôi ghé nhà lấy chiếc xe đạp để làm phương tiện di chuyển tại nơi tập kết (cho có vẻ tự nhiên),cũng là để chào và nhìn mặt Ba tôi cùng các em lần cuối.Vào nhà ,thấy Ba tôi , ở trần với quần “xà lỏn”,đang ngồi ăn cơm cùng mấy đứa em.Tôi không can đảm nhìn ông,chỉ lí nhí…thưa Ba con đi , rồi dắt vội chiếc xe đạp,rời khỏi nhà.Ba tôi không nói một lời,không hỏi một câu,nhưng biết là tôi đi đâu,dù trong quá trình chuẩn bị tôi chưa hề nói gì về chuyện vượt biên với Ba tôi.Và chắc chắn rằng ,cũng như tôi,Ba tôi hiểu sẽ khó có ngày gặp lại!
Ra đến “cầu bắc”,chúng tôi đi ngay xuống bến đò dọc vì chưa có phà,đò cũng vừa đủ chỗ cho 2 người cùng chiếc xe đạp.Tôi đứng chen chúc nơi phía mũi .Khi đò vừa đẩy ra xa,tôi chợt nhìn lên thấy Ba tôi đang đứng trên bến,vẫn quần “xà lỏn” , ở trần,nhìn theo.Và cũng tức thì,nước mắt bỗng tuôn trào ,tuôn trào không ngớt,trên má tôi,bất kể ánh mắt ngạc nhiên của những người chung quanh.
Chắc là Ba tôi vừa buông đủa,không kịp mặc áo,chạy vội ra bến đò,nhìn theo thằng con trai ….mà không biết có còn gặp lại?Đò dần ra đến đuôi cồn Cái Cùn,Ba tôi vẫn còn đứng đó,nhìn theo,chắc chắn lúc này Ông mới khóc!
Chuyến đi không thành,tôi liền viết thư cho thằng em đang định cư ở Mỹ : anh sẽ không đi nửa,mầy đừng trông!
Ba tôi,bây giờ 93 tuổi,vẫn còn minh mẫn,hầu như mỗi tuần tôi đều về Vàm Cống chơi,cho Ông thấy mặt.Phà bây giờ dễ đi lắm,không phải đợi lâu,chỉ khoảng 15,20 phút là lên tới bờ bên kia.

Long Xuyên ngày 17 tháng 8 năm 2010.
(Hiệu chỉnh và bổ sung xong ngày 12-10-2012).
THANK YOU
[-] minhmong được 4 thành viên cám ơn cho post này:
quangvu (13-10-2012 10:04 PM), baothai (14-10-2012 12:45 AM), minhnhat (14-10-2012 05:37 AM), dieuquang (16-10-2012 04:34 AM)
15-10-2012, 12:00 AM
Bài viết: #2
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(5).
"ĐÒ DỌC" ở bến phà Vàm cống vào những năm 80 của thế kỷ trước đúng là một phương tiện đại chúng để qua sông. Nhưng đó cũng là mối nguy hiểm khi các chủ đò vì mưu sinh đã bất kể sinh mạng của người qua sông, và còn những hệ luỵ khác đi kèm. Bản thân baothai cũng đã có một kinh nghiệm hú hồn trên chiếc đò dọc hôm nào. Còn nhớ, hôm đó đi Long xuyên bổ hàng về cho Mẹ bán tại chợ VC. Vì chờ phà lâu nên baothai đã đi đò dọc. Chiếc đò chở rất đông người hơn số lượng cho phép. Ra đến giữa sông, chiếc đò này đã cắt ngang đầu một chiếc tàu lớn đang chạy ngang qua, cũng may là tai nạn không xãy ra nhưng đã cho hành khách một chuyến đi nhớ đời.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
16-10-2012, 04:42 AM
Bài viết: #3
RE: Những cuộc rong chơi của 2 kẻ ...thích lang thang,ký sự bến phà(5).
anh Minh và chị Cúc quá hay khi đi fuot bằng xe cà tàng mà tới đâu cũng tới. Thanks vì những bài ký sự hay ở chố thực tế kèm dẫn chứng chính xác. Quá ngưỡng mộ, dq rất thích du hành bằng xe nhưng xếpV P thì sợ đủ thứ nên không bao giờ thực hiện được dù cũng có con deahan hàn chạy hết xảy mà o sợ cướp. Chớ phóng sự mới của anh đây.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (16-10-2012 05:20 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS