Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Rong chơi Đất Mũi theo đường Nam Sông Hậu (2)
18-10-2012, 05:20 PM
Bài viết: #2
RE: Rong chơi Đất Mũi theo đường Nam Sông Hậu (2)
1/Đường Nam Sông Hậu:

Cần thơ được xem như là thủ phủ của Đồng bằng sông Cửu Long,xét về cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen,bởi tầm vóc địa lý,kinh tế và cả học thuật.Cho nên thành phố này cũng còn được gọi là Tây Đô.Ngày nay do yêu cầu về quản lý,thành phố Cần thơ có ranh giới địa dư lên đến cầu Cái sắn,giáp ranh thành phố Long Xuyên,cho nên phần lớn thành phố là một vùng nông thôn rộng lớn nằm dọc theo hửu ngạn sông Hậu.Trong bài này,tôi xem Cần thơ là khu vực phố xá xưa nay,là Tây đô ngày nào,cho nên bài viết và hình ảnh minh họa về thành phố này cũng theo cái nghĩa hạn hẹp đó.

[Hình: attachment.php?attachmentid=89231&d=1350450150]

[Hình: attachment.php?attachmentid=89233&d=1350450172]


13 giờ 30 chiều thì xong cuộc nhậu,tui nghĩ thêm 30 phút cho “bay” bớt lon bia,rồi cùng bà xã lên đường.
Rời cầu Ba Láng,chúng tôi chạy trở ra Cần Thơ,theo đường quốc lộ 1A cũ,qua Cái Răng,Đầu Sấu rồi Chợ Tham Tướng,cuối cùng chạy thêm một vòng ra bến Ninh Kiều,chợ Cũ rồi về khu vực sân vận động Cửu Long,qua cầu Quang Trung để ra cầu Cần Thơ.

[Hình: attachment.php?attachmentid=89232&d=1350450162]

[Hình: attachment.php?attachmentid=89230&d=1350450128]


Từ đó tiếp tục đi theo đường Quang Trung xuống hướng cảng Cái Cui,tới đây là bắt đầu đường Nam Sông Hậu.Một khu đô thị mở ra với hàng dãy nhà nhiều tầng,chạy dọc theo con đường mới .Tôi thật sự ngạc nhiên khi nhớ lại nơi này nhiều năm trước còn là vùng đất của những con rạch nhỏ với ô rô,cóc kèn,dừa nước….Nhưng cũng tự hỏi đang có bao nhiêu người đến sống trong những khu dân cư cao cấp đó?Hay lại phải bỏ hoang,kéo theo sự sụp đổ của các đại gia?Mong sao cho “tai qua nạn khỏi” vì đại gia nghoẻo thì dân nghèo chắc cũng ngủm theo!
Đường Nam Sông Hậu không rộng,tương đối tốt và đặc biệt rất ít xe,nên lưu thông thấy thật thảnh thơi.Con đường chạy song song với dòng sông Hậu ,nhưng cách một khoảng vườn cây,nên rất mát mẻ.Dọc đường tôi thấy có nhiều trái cây như xoài và vú sửa đang chờ lái đến chở.
Con Daehan lần lượt qua Đại Ngãi,Long Phú bây giờ đã khác xưa.Năm 1978 ruộng lúa Miền Tây gặp dịch rầy nâu.Thầy trò Đại học Cần thơ tạm nghĩ để xuống đồng diệt rầy.Tôi cùng một số đồng nghiệp phụ trách khu vực Long Phú,Lịch Hội Thượng.

[Hình: attachment.php?attachmentid=88574&d=1349267481]

[Hình: attachment.php?attachmentid=88573&d=1349267457]


Từ Cần thơ muốn đi Đại Ngãi phải theo đường bộ xuống Sóc trăng,rẻ vào ngả 3 Trà Men rồi ra Đại Ngãi hoặc ngồi tàu đò cả buổi mới tới.Từ Đại Ngãi phải theo những đường đất nhỏ mới xuống tới Long Phú nếu không đi bằng tàu đò.Và tiếp tục đi nửa thì…từ Long phú xuống Lịch Hội Thượng chỉ có thể đi bằng tắc ráng hoặc….lội bộ xuống Ngang Rô,Bãi Giá rồi qua….Đi tắc ráng thì như “cởi ngựa xem hoa” nên tôi bèn lội bộ.Đây là thời kỳ “nhạy cảm” ở những vùng ven biển như nơi đây bởi đang trong giai đoạn nở rộ “vượt biên”.Tôi đi công tác diệt rầy nên chẳng rắc rối gì.Nhưng cũng không ít cặp mắt địa phương nhìn theo “cái thằng cha vác bị” lạ mặt đang lang thang trên đường mòn hoặc bì bõm lội qua rạch cạn.
Dĩ nhiên nhờ cái sự đi này mà tui thuộc đường đi nước bước nơi đây.Và chính cái sự thuộc đó nó đã hại tui trong cuộc vượt biên một năm sau.(Tuy nhiên,bây giờ tui lại nghĩ có thể nó đã giúp tui và gia đình thoát khỏi một thảm họa trên biển ?)
2/Chuyến đi “chơi”trên sông Hậu năm 1979.
“Ngày 9 tháng 4 năm 1979,hai vợ chồng tôi cùng thằng con trai 4 tuổi,ngồi vỏ tắc ráng từ Thôt Nốt xuống Bãi Giá (cửa Trần Đề),để đến điểm hẹn lên “cá lớn”.Trên vỏ còn có 6 người khác.
Sông Hậu rộng mênh mông làm cho chiếc tắc ráng thiệt mỏng manh.Tôi nhìn thằng con nhỏ ngơ ngác trong cái vô tư mà lòng ngổn ngang lo lắng.Bên phía bờ Bắc,chúng tôi nhìn thấy “cá lớn” đang song song xuôi về cửa biển.Càng về chiều càng gần Bãi Giá,dòng Sông càng rộng.Càng về chiều,càng gần biển , gió và sóng càng dữ dội hơn.Thằng con nhỏ thỉnh thoảng hỏi mình đi dâu vậy Ba ,tôi chỉ biết trả lời con là đi chơi .Thiệt sự,bây giờ tôi không còn nhớ gì về mặt mày của con tôi lúc đó,nhưng chắc là nó không thích thú gì cái –chuyến-đi-chơi-đầy-nắng-gió ,cả ngày chưa tới đâu.Và còn sợ nửa.Nhưng khi đó,tôi chỉ còn “nhắm mắt theo lao”!
Khoảng hơn 18 giờ thì tới Bãi Giá,theo kế hoạch,D. ,người lái tắc ráng,lũi mạnh vào rừng dừa nước nhập nhoạng tối.Tắt máy và chờ đợi.Bây giờ thì 2 vợ chồng tui lại lo quơ muỗi cho con.Trời tối rất nhanh,nhưng là ngày trăng tròn nên vẫn thấy được những gì đang nằm trên cửa biển. “Cá lớn” đang cách chúng tôi khoảng hơn 1000 thước,đen thù lù.Tôi không hiểu sao người tổ chức lại chọn “đi” vào cái ngày trời “sáng” như thế này;nhưng bây giờ đâu phải lúc để thắc mắc.
Khoảng 10 phút sau thì “Sếp”,Anh Lê C.Đ,lội xuống cùng vợ con và một người địa phương đã móc nối trước.Theo kế hoạch,dầu và nước cùng một số lớn lương khô sẽ tiếp nhận thêm tại đây và chiếc tắc ráng này cũng là phương tiện vận chuyển những thứ ấy từ rừng dừa nước ra “cá lớn”.Bấy giờ nước đang”ròng”,rút xuống rất xa,khoảng cách 1000 thước tới cá lớn,trong hoàn cảnh này thật dịu vợi,nhất là khi “vỏ lãi” lại khẵm hơn.Bốn thằng đàn ông hì hục đẩy chiếc tắc ráng trên đó có 5 chị đàn bà và 2 đứa con nít,cộng với số lương khô vừa bổ sung,nuốt dần khoảng đường sình 1000 thước ,thiệt chua!

Từ lúc đâm ào vô rừng dừa nước dấu mình, rồi bắt được liên lạc,tập kết lương khô,nhiên liệu đến lúc chuẩn bị chuyển ra cá lớn cũng hơn một giờ.Trăng đã lên khỏi ngọn dừa,mọi vật trên mặt cửa sông bây giờ thật sáng rõ,mình thấy cá lớn thì “họ” đui sao mà không thấy .Với con mắt chuyên môn của người miệt biển thì dù là trong đêm,chắc chắn “ họ” vẫn nhận ra chiếc nào là ghe biển,chiếc nào là ghe sông dưới ánh trăng rằm 14.Thôi thì…hên xui,tới đâu hay đó!
Vật vã đẩy kéo vỏ đi được mấy trăm thước thì bỗng một pháo sáng xịt lên không phía xa, bên kia cửa biển.Chết mẹ,bể rồi tụi bây ơi!Tôi ôm vội thằng con,dắt vợ “vọt lẹ” vô rừng dừa nước.”Phe ta” từ Thốt nốt xuống,ngoại trừ thằng D. Văn Khoa,thấy thủ lãnh vọt,cũng vội vã vọt theo. Phải công nhận rằng mình lẹ thiệt,nhoáng một cái đã phụp vô rừng dừa nước.Ấy cũng bởi nhờ nắm chút địa hình sau vụ diệt rầy năm ngoái.Mà cũng phải công nhận rằng mình nhát thiệt.Mới “tẹt” một trái pháo sáng,chưa biết thực hư ra sao mà đã đánh bài chuồn!Đó,cái hại của vụ biết đường là ở chỗ đó.
Tuy nhiên,tui không bao biện gì về cái sự nhát của mình,bởi trong nhất thời ,ngoài chuyện lo sợ bị tóm còn phải nghĩ đến mối hiểm nguy dưới “làn tên mũi đạn” ,dù là từ súng bắn chỉ thiên!Gì chớ súng đạn thì đừng nên giỡn mặt,bắn lên trời thì không trúng ai,nhưng rớt xuống thì thành đạn “mồ côi”,xui xẻo mình cũng lảnh thẹo!Ngoài ra,còn một điều nửa,đó là chắc chắn nếu rơi vào “trận địa” súng nổ tưng bừng thì sẽ ảnh hưởng đến thần kinh thằng con tui rất nhiều.Với con nít thì không nên gây nỗi sợ hãi cho chúng.Tui nghĩ mình đã quyết định đúng vào lúc đó.
Khoảng 30 phút sau,chúng tôi đã xa khỏi hiện trường hàng cây số,nghe súng nổ vang trời suốt nhiều chục phút,tôi chắc chắn chuyến đi đã thất bại.Phần mình,cuộc đào thoát trở về cũng không hề đơn giản.Tui cõng thằng con trên lưng,dẫn cả đoàn lội qua lùm ,buội…Có một đoạn chúng tôi đi trên một bờ đất mà bên cạnh là cái ao sâu thật lớn,đất cục lỗi xỗi,bổng thằng con thốt lên “Ba…té Ba!”.Rõ ràng nó đã sợ hãi,nỗi sợ mà nó đã “thấm” dần từ lúc còn trên dòng sông Hậu mênh mông sóng nước,đến lúc lầm lũi,thập thò trong đám dừa nước âm u.Không đợi con tôi nói thêm,tôi vội bỏ bờ đất bước xuống băng đi trên những buội lùm gai góc.Xin nhắc thêm lúc này tất cả đều đi chân không vì giày dép đã bỏ lại rừng dừa nước hết rồi.Tôi đã đạp nhiều gai,nhưng lúc này chẳng thấy đau đớn gì.

[Hình: attachment.php?attachmentid=88576&d=1349267502]

Sau hơn một giờ chúng tôi tới con đường đất dẫn về Ngang Rô (Xã Đại Ân) cách đó chắc khoảng chục cây số.Theo dự kiến của tôi,khi tới chợ Ngang Rô,sẽ mua một ít chuối để đoàn ăn đở đói rồi tới bến tàu đò đi về Long Phú và tiếp tục về Cần thơ.Đường đất bây giờ đã dễ đi,vậy mà chúng tôi phải lang thang,lếch thếch đến gần sáng mới tới chợ.Trà trộn vào đám đông chúng tôi tới bến đò .Tôi bảo mọi người chờ đây,tui đi mua chuối về ăn trong khi chờ đò chạy.Sau này nghĩ lại mình thiệt quá thơ ngây,dù bộ dạng lôi thôi sau một đêm mất ngủ,ăn mặc cũng chẳng như dân ở chợ,nhưng cái chất thị thành làm sao dấu được trước mắt người địa phương.Lại còn chân không giày dép rất…. “hổng giống ai”.
Tôi lần mò dọc theo cái chợ chồm hổm nhỏ xíu,mua được 2 nãi chuối xiêm ,2 bọc nước mía cho vợ con,rồi trở lại bến đò.Không còn thấy ai ở đó !Bổng nghe tiếng con tôi “Mẹ…Ba kìa mẹ…” , tôi nhìn nơi phát ra tiếng thằng bé thì thấy mọi người đều ngồi đầy đủ trong đó,đồn Công An Xã!Và thật “ngây thơ”,không một chút xíu đắn đo nào,tôi cầm 2 nãi chuối và 2 bọc nước mía đi thẳng vào đồn…nạp mạng!Bây giờ tôi mới biết,chỗ bến đò ngồi đợi là ngay trước Công An Xã,anh CA trực đêm,sau khi thức dậy,cầm bàn chải đánh răng bước xuống mé sông súc miệng,thấy ngay cái đám người “lạ mặt khả nghi”,bèn mời lên trụ sở,gọn hơ!
Nhiều người nói,mầy thiệt ngu,đàn bà con nít vượt biên bị bắt thì chỉ vài ngày là được thả,có khi chỗ giam đông quá vừa bị bắt là thả ngay. Đàn ông thì chắc chắn bị tù,lâu mau thì còn tùy …hên xui,tội gì mà tự đâm đầu vô rọ!
Thôi , ngu kệ tui.Vợ con tui đâu thì tui ở đó!
THANK YOU
[-] minhmong được 5 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (18-10-2012 06:19 PM), baothai (19-10-2012 01:30 AM), dieuquang (20-10-2012 03:43 PM), quangvu (23-10-2012 07:31 PM), MyHang (27-11-2012 11:08 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: Rong chơi Đất Mũi theo đường Nam Sông Hậu (2) - minhmong - 18-10-2012 05:20 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS