Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
MỘT SỐ SAI KHI ĂN RAU CŨ
23-10-2012, 06:12 AM
Bài viết: #1
MỘT SỐ SAI KHI ĂN RAU CŨ
NHỮNG SAI LẦM KHI ĂN RAU CŨ

Rau củ quả chứa nhiều nước, tinh bột và protein, hàm lượng chất béo rất ít, hơn nữa còn là nguồn quan trọng của khoáng chất, chất xơ và vitamin.
Mấy năm trở lại đây, xu hướng ăn uống với khẩu phần rau củ quả là chủ yếu đang ngày càng được ưa chuộng. Nhưng bạn vẫn có thể mắc sai lầm khi ăn uống rau củ quả. Vì vậy, hãy đọc kỹ những điều cần lưu ý khi ăn rau củ quả như sau đây nhé.

1. Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy mới có thể giảm đáng kể lượng axit trong dịch vị dạ dày. Nếu ăn cà chua trước bữa ăn sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày, dẫn tới sự giãn nở dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, dạ dày khó chịu…

2. Trộn lẫn củ cải với cà rốt

Đừng nên trộn lẫn cà rốt với củ cải. Bởi vì, trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

3. Rửa hoặc ngâm nấm hương trong nước quá lâu

Trong nấm hương có loại chất chống ôxy hóa lysergic, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Nếu bạn rửa quá nhiều lần hoặc ngâm nước quá lâu trước khi chế biến, nấm hương sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương không nên nấu bằng nồi sắt hay nồi đồng, để tránh mất dinh dưỡng.

4. Tiêu thụ quá nhiều carotene

Mặc dù carotene rất bổ dưỡng, nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải. Bổ sung quá nhiều carotene (từ nước ép trái cây từ cà rốt hoặc cà chua) có thể làm tăng lipid máu, khiến da mặt và da tay có màu vàng, mất cảm giác ngon miệng, tinh thần bất ổn, bồn chồn, thậm chí ngủ không ngon giấc kèm theo sợ hãi, khóc, mơ màng vào ban đêm…

5. Ăn mướp đắng sống

Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn nên đun mướp đắng trong nước sôi nóng, để loại bỏ axit oxalic - axit gây vị đắng, chát. Những người cần bổ sung một lượng lớn canxi không thể ăn quá nhiều mướp đắng.

6. Ăn quá nhiều rau bina

Rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi và kẽm tạo ra oxalat canxi và oxalate, chúng không dễ dàng hấp thụ và gặp khó khăn trong việc bài tiết ra ngoài. Nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong ruột, gây ra sự thiếu hụt canxi, kẽm, khiến xương cốt, răng phát triển không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ.

7. Tỏi tây để quá lâu sau khi đã nấu chín
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở nên độc hại. Tốt nhất nên ăn tỏi tây ngay sau khi nấu xong, không nên để quá lâu. Nếu giữ quá lâu, một lượng lớn nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Những người tiêu hóa không tốt nên hạn chế ăn tỏi tây.

8. Nấu rau xanh quá lâu

Các loại rau xanh khi nấu thì không được nấu quá lâu. Nếu không, các nitrat trong rau xanh sẽ biến thành nitrite , bất lợi cho sức khỏe. Các loại rau đông lạnh cũng không được nấu quá lâu, nếu không rau sẽ bị nát mất rất nhiều dinh dưỡng.

ghi chú thêm:
[Hình: attachment.php?aid=3227]
tỏi tây hay hành tây
Tỏi tây có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích, làm long đờm. Người ta còn nói đến các tính chất bổ thần kinh, rất dễ tiêu hoá, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể. Nhờ có các muối kiềm mà tỏi tây lợi tiểu mạnh.

Tỏi tây thường được dùng làm rau xào ăn với thịt bò, thịt lợn, hoặc làm gia vị cho các món canh thịt... Nó cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp khó tiêu, thiếu máu, thấp khớp, thống phong, các bệnh đường niệu, sỏi niệu, nitơ - huyết, suy thận, béo phì, vữa xơ động mạch. Dùng ngoài để chữa áp xe, mụn nhọt, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, trĩ, mắt cá và chai chân, vết đốt của sâu bọ, vết thương và dùng rửa mặt.

Đặc biệt các nghiên cứu cho thấy, đường thực vật trong phần đầu trắng của cây tỏi và muối kali trong phần thân là những chất bổ sung năng lượng mà không gây béo. Tỷ lệ muối không đáng kể trong tỏi tây giúp giảm nhẹ gánh nặng sàng lọc chất độc của thận. Trong loại rau này lại có nhiều chất xơ, phủ lên thành dạ dày một lớp "men" đặc biệt xóa cảm giác đói. Chính vì vậy, món salad với tỏi tây hoặc tỏi xào suông là thực đơn lý tưởng cho người ăn kiêng. Không những thế, caroten, vitamin C và E trong thân xanh của tỏi giúp bảo vệ tế bào trước sự tấn công của không khí ô nhiễm và các chất phóng xạ.

Tỏi tây còn có một số công dụng ít được biết đến như làm đẹp da và tẩy những nốt mụn mới xuất hiện. Uống nước sắc từ tỏi tây sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo, đỡ đau họng và thanh giọng.

[Hình: attachment.php?aid=3228]
rau chân vịt còn gọi là rau bina, cải bó xôi
Rau chân vịt còn gọi là cải bó xôi hay rau bina có nhiều lợi ích đối với sức khỏe mà có thể bạn chưa hề biết.

1. Chứa nhiều dinh dưỡng

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất. Ngoài ra, loại rau này là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào.

2. Chống ung thư và chống viêm

Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau chân vịt có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư. Cũng trong một nghiên cứu gần đây cho biết, ăn rau chân vịt có thể hạn chế được nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

3. Hạn chế béo phì

Các khoáng chất trong rau chân vịt giúp kiềm hóa, cân bằng chế độ ăn uống axit cao. Một chế độ ăn uống giàu tính axit có thể gây ra béo phì và các chứng bệnh khác.

4. Bảo vệ mắt

Các carotenoid được tìm thấy trong rau chân vịt bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

5. Chắc xương

Một chén rau chân vịt tươi (hoặc 1/6 cốc rau chân vịt nấu chín) chứa hai lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Vitamin K cùng với canxi và magiê có trong rau chân vịt giúp bạn có hệ xương chắc khỏe.

Lưu ý khi ăn rau chân vịt

- Nên mua rau chân vịt còn tươi xanh. Rau tươi xanh chứa rất nhiều vitamin C

- Rau chân vịt chứa nhiều axit oxalic. Do đó, nếu bạn mắc các bệnh về thận thì không nên ăn quá nhiều rau chân vịt.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS