Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
HOA ĂN ĐƯỢC
10-11-2012, 05:05 AM (Được chỉnh sửa: 10-11-2012 05:25 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
HOA ĂN ĐƯỢC
NHỮNG LOÀI HOA ĂN ĐƯỢC

Hoa làm quà tặng cho người yêu qúy, hoa trong bình trang trí cho ngôi nhà thân thương và có những loài hoa còn có trong món ăn, trong bữa cơm suốt bốn mùa trong năm.

Nhiều dân tộc có các món ăn chế biến từ các loài hoa như: người Nhật ăn hoa cúc đồng, người Pháp nấu thức ăn với choux-fleur, artichaut, người Hy Lạp dùng bông bí để chiên, dân Nam Mỹ có hoa của cây yucca dùng làm salad, xào. Ở Việt Nam, có nhiều món ăn được chế biến từ các loại hoa như: bông bí, hoa chuối, bông điên điển, bông lục bình, bông hẹ, hoa hiên, bông lẻ bạn, bông mướp, bông sầu đâu, bông so đũa, bông sen, bông súng và hoa thiên lý.

MỜI XEM NHÉ

HOA BAN
[Hình: attachment.php?aid=3319]
[Hình: attachment.php?aid=3320]

Loài hoa bừng sáng núi rừng Tây Bắc những ngày xuân không chỉ tô đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây mà còn là dịp để những người mẹ, người chị dân tộc Thái trổ tài nấu các món ăn ngon từ lá và bông hoa ban tuyệt đẹp.
Món phổ biến nhất hoa ban hấp. Những người phụ nữ Thái chọn bông hoa ban mới nở, rửa sạch bằng nước trong khe suối, rồi mang hấp cách thủy. Chỉ khoảng 15-20 phút là xôi hoa ban chín. Món này châm với chéo-một món chấm truyền thống của người Thái gồm muối trắng giã nhuyễn trộn với hạt dổi, mắc khén, mùi tàu, tỏi, ớt.
Món hoa ban xào có vị rất đặc biệt, bùi bùi của những chiếc lá bánh tẻ, ngọt thanh của bông hoa chớm nở. Người Thái xào món hoa ban như xào rau cải, cho ít mỡ lợn, đun nhỏ lửa, xào vừa chín tới, không nên cho thêm gừng để không mất vị thơm tự nhiên của hoa.
[Hình: attachment.php?aid=3321]
Hấp dẫn thực khách khi ghé qua Tây Bắc mùa hoa ban nhất chính là món nộm. Vẫn dùng cả hoa và những chiếc lá bánh tẻ, nhưng món nộm được làm rất cầu kỳ. Đầu tiên, hoa ban và lá cũng được hấp cách thủy, sau đó trộn với gia vị chính là chéo cho vừa miệng ăn. Nêm chút giấm tự nhiên hoặc chanh cho vị thanh mát. Món này ai ai cũng ưa bởi hương vị quyến rũ của lá, quyện cùng với gia vị tự nhiên của núi rừng. Đặc biệt, với những người thích nhậu, món ăn này đủ làm bạn "say" dù mới chỉ uống vài chén rượu...
Trong mâm cỗ đãi khách của người Thái, món canh hoa ban chiếm một vị trí khá quan trọng. Cũng giống như món xào, canh hoa ban được xào sơ qua, thêm nước vừa sôi là được.
Bạn có thể đặt những món ăn từ hoa ban tại các khách sạn, nhà hàng tại Điện Biên, Sơn La. Hoặc nếu ghé qua những bản người Thái, bạn sẽ được thưởng thức những món ngon từ hoa ban đậm đà hương vị dân tộc.

HOA CHUỐI

[Hình: attachment.php?aid=3322]
Không lạ như hoa ban, hoa chuối là món ăn rất phổ biến và có từ lâu đời ở khắp mọi miền Tổ quốc. Hoa chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua, hoặc dùng làm rau ăn kèm bún bò cũng rất ngon.Món nộm hoa chuối có lẽ là thân quen nhất với nhiều người. Tùy từng nơi mà món nộm này được gia giảm thêm thịt gà, thịt bò khô hay hải sản.Nhiều người còn rán hoa chuối lên để dùng như một món chay. Trong hoa chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và lợi tiểu.

HOA THIÊN LÝ

[Hình: attachment.php?aid=3323]

Hoa thiên lý còn gọi là Dạ ly hương, không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn dinh dưỡng mà còn được xem là một bài thuốc.Cây thiên lý là một loại dây leo, dài hàng mét, thân non có lông, lá mọc đối. Hoa mọc thành chùm màu vàng chanh hay trắng ngà. Ban đêm tỏa hương thơm ngát, nên còn được gọi là Dạ lai hương.
Lá và hoa thiên lý được thu hái vào mùa hè, dùng tươi. Rễ thu hái vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Lá có tác dụng chữa bệnh trĩ, trị giun kim. Rễ chữa tiểu buốt hay ra máu. Hoa thiên lý giống như cái chuông gió nhỏ, lấp ló trong những tán lá xanh mướt.
Cộng mùi hương thoang thoảng, hoa thiên lý còn có vị ngon ngọt, tánh mát, được người nông dân miền Bắc coi như một loại rau có sẵn trong nhà.
Canh thiên lý mang hương vị đặc trưng của mùa hè. Nấu canh thiên lý không phức tạp. Chọn những chùm hoa mới nở, ngâm nước cho hết kiến, chùm hoa to thì tách làm 2,3 nhánh nhỏ.
Ở thành phố thì nấu hoa thiên lý với thịt heo bằm, giò sống. Nhưng kết hợp độc đáo của hoa thiên lý là cua đồng giã nhỏ là canh có hương vị đậm đà ngay. Hoa thiên lý xào với thịt bò, có ướp chút gừng và nước tương cho thấm. Ngày nay, người ta dùng hoa thiên lý như một loại rau sống, nhúng với lẩu các loại.
. Mùa hè, bạn cũng có thể cho thêm vào nồi canh cua nấu với rau đay, mồng tơi để tăng thêm vị ngọt. Hoa thiên lý nấu cua cũng là một món ăn khá lạ miệng. Ngoài ra, hoa thiên lý xào thịt bò hay dùng chung với các món lẩu cũng rất đặc sắc.

HOA HẸ

[Hình: attachment.php?aid=3324]
Phổ biến ở trong miền nam, vừa để trang trí, vừa làm món xào với hương vị hấp dẫn. Hoa hẹ có màu trắng, món ăn ngon và dễ chế biến nhất hoa hẹ nấu đậu phụ, thêm ít thịt nạc băm, ăn mát và giải nhiệt trong ngày nóng bức.
[Hình: attachment.php?aid=3325]

HOA ATISO

[Hình: attachment.php?aid=3326]

Khi nhắc đến a-ti-sô, mọi người thường nghĩ ngay đến đấy là một vị thuốc, một loại trà thanh nhiệt, giải độc.Thành phần dinh dưỡng của a-ti-sô giàu vitamin và khoáng chất. A-ti-sô tốt cho hệ tiêu hóa, chúng còn giúp giảm cholesterol và giảm lượng đường trong máu…Hoa a-ti-sô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).Là một món ăn "đặc sản" và khá đắt khi bạn ghé thăm thành phố mộng mơ Đà Lạt.
[Hình: attachment.php?aid=3327]
Ngoài ra, a-ti-sô cũng có khả năng lọc sạch các độc tố trong gan, làm mát gan, giải nhiệt… Nhờ công dụng này, a-ti-sô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn. Một số người còn dùng a-ti-sô như một loại nước tắm chăm sóc da.

CÒN TIẾP


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
10-11-2012, 05:44 AM
Bài viết: #2
RE: HOA ĂN ĐƯỢC
TIẾP NHÉ

HOA BÍ
[Hình: attachment.php?aid=3328]

Hoa bí là món ăn dân dã, phổ biến khắp cả nước. Hoa bí có thể ăn được là hoa bí đực của cây bị rợ, không ra quả. Bông bí lớn, màu vàng tươi rất vui mắt. Bông bí được cắt chừa cuống dài, bó thành bó nhỏ đem ra chợ bán. Tuy nhiên, mùa hè, bông bí mới có nhiều.
Người miền Bắc thường luộc hoa bí vì có vị ngọt thanh, phần cuối bí có vị giòn dai, ăn rất thú vị. Món canh mùa hè cũng thường được nấu cùng với hoa bí, nêm thêm ít vị chua, cùng với thịt băm.
Riêng ở miền Nam, bông bí cũng như các loại bông khác như điên điển, bông so đũa làm thành món "lẩu hoa" đầy màu sắc và ngon miệng. Người miền Nam luộc bông bí chấm nước kho cá, kho thịt hay tương dầm ớt. Bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu…xào bông bí phải canh cho vừa chín mới còn giòn.Món đặc sắc nhất của bông bí là “bông bí dồn thịt chiên“ hay còn gọi là chả bông bí. Muốn bông bí ngon, phải hái ngay từ khi bông mới chớm nở, tước sơ qua ở cuống, rửa qua nước để ráo. Sau đó, các thứ như tôm, mực, thịt nạc vai heo quết nhuyễn, trộn tiêu hành, mắm muối, bột năng làm nhân. Để những bông hoa không bị nát khi chiên, bẻ gập các cánh hoa úp đè lên nhau, nhẹ tay bỏ vào chiên với lửa nhỏ để bông bí còn màu vàng tươi, không bị cháy xém.
Ngoài ra, ở Huế còn có món chả bông bí beo béo, thơm thơm, chấm nước tương dầm ớt. Món ăn này thường được làm trong những ngày giỗ, tết của gia đình hay tụ họp

HOA ĐIÊN ĐIỂN

[Hình: attachment.php?aid=3329]
Hoa điên điển còn được người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ gọi bằng cái tên rất dân dã: hoa mùa lũ, hoa cứu đói. Loại hoa này nở theo mùa nước lũ tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mùa lũ cũng là mùa đói của nhiều người dân ở đây, lúc này ngoài cá thì các loại rau củ quả khá hiếm hoi. Giữa mênh mông nước, chỉ có bông điên điển nở rực. Với nhiều người, bông điên điển có thể làm món dưa chua, món canh, món nộm, kho cùng với cá linh...Ngoài ra, để có thêm thu nhập, nhiều người dân đã đi hái điên điển để bán cho nhà hàng làm món ăn, đổi gạo với những người khác...

HOA LẺ BẠN

[Hình: attachment.php?aid=3330]
[Hình: attachment.php?aid=3331]
Cây lẻ bạn có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Cây trồng trong chậu làm cây cảnh, trồng ngoài vườn để làm thuốc. Cây có thân rất ngắn, lá mọc gần như sát đất.

Lá không cứng, có bẹ, đầu thuôn dài, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu đỏ tím. Cụm hoa nhỏ, mọc ở nách lá, ngoài có hai mo úp vào nhau, giống như vỏ con sò, nên còn được gọi là bông sò huyết (oyster plant). Hoa màu trắng, dùng làm thuốc trị ho, hay nấu canh với xương heo ăn cho mát, bồi bổ cơ thể suy nhược.

HOA HUỲNH

[Hình: attachment.php?aid=3332]
Hoa quỳnh chỉ nở về đêm. Có người cả đời không hề thấy quỳnh ra hoa. Quỳnh không chỉ để ngắm mà còn dùng làm dược liệu và cả để... ăn.

Quỳnh chỉ cần một, hai hoa là có thể chế biến được món, đơn giản nhất là nấu canh thịt nạc hay tôm tươi. Hoa quỳnh tối nở sáng tàn nên nấu ngay cho buổi trưa hôm sau, độ tươi, ngon gần như nguyên vẹn. Rửa sạch bụi phấn hoa, bỏ cuống và nhuỵ, xắt ra nấu với thịt nạc được một tô canh nhỏ. Có người “tiếc của trời cho” nấu nguyên phần cuống. Tô canh hơi nhơn nhớt nhưng lại ngon ngọt, dễ ăn.

Quỳnh trồng trong chậu chỉ ra hai, ba hoa/lần, khi trồng ngoài đất, cây phát triển tươi tốt, vào mùa ra hoa đến cả chục cái. Lúc này tha hồ xào thịt bò, làm gỏi. Cánh hoa quỳnh mảnh nên chín nhanh, chỉ cần đảo sơ qua với thịt bò là dùng được.

Nếu làm gỏi thì nguyên liệu trộn thông thường như tôm, thịt nạc, cà rốt, hành tây... nhưng để gỏi ngon, thì còn phụ thuộc vào tài nêm nếm gia vị chanh, đường, mắm, ớt... Vì ít hoa nên đúng nghĩa là ăn lấy hương lấy hoa!

Theo các tài liệu về dược thảo của dược sĩ Phan Đức Thảo nghiên cứu dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi và kinh nghiệm dân gian, hoa quỳnh có tác dụng chữa trị các bệnh về đường tiết niệu, sỏi thận, ho, viêm họng, hen suyễn, đái tháo đường...

Hoa quỳnh vừa nở xong, còn tươi thái nhỏ chưng với đường phèn hoặc mật ong hoặc với trứng gà. Ăn nóng, có tác dụng chữa các chứng ho, hen suyễn. Canh hoa quỳnh nấu với thịt nạc ăn có tác dụng bổ phổi.

Hoa quỳnh ngâm rượu chữa bệnh đau bụng. Hoa quỳnh phơi khô hoặc để tươi, tẩm mật, sao vàng, hãm với nước sôi như pha trà có tác dụng chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang... Dân gian còn cho rằng thân cây quỳnh hay chất nhớt lấy từ cuống hoa có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường…

HOA SO ĐỦA

[Hình: attachment.php?aid=3333]
Cây so đũa hoặc mọc hoang, hoặc được trồng nhiều ở các vùng bờ quanh ruộng của đồng bằng sông Cửu Long. Cây so đũa thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ. Trái so đũa nhỏ dài , hình dáng như chiếc đũa.Bông so đũa mọc ở trên cao, kết thành từng chùm, có 2 màu: trắng và tím. Bông so đũa có vị nhân nhẫn đắng, nhưng ngọt hậu. Đầu tháng 10 âm lịch trở đi, cây so đũa đồng loạt ra hoa, cùng lúc với mùa cá linh để có món ăn nức tiếng là cá linh nấu canh chua bông so đũa.
Cũng gần giống với điên điển, bông so đũa được hái xuống, rửa sạch. Bông so đũa khá "mong manh", vì vậy, khi nấu hay xào, kho, cũng chỉ cho vào một lúc, vài phút rồi bỏ ra thì mới giữ được vì giòn giòn của hoa.
Còn có một vài món ngon khác phải kể tới đó là món canh chua so đũa với tôm he hoặc tôm nõn, món cá lóc bọc bông so đũa hấp cách thủy... cũng dậy hương vị đồng quê, dân dã, thơm ngon khó tả!.

HOA SẦU ĐÂU

[Hình: attachment.php?aid=3334]
Tên gọi sầu đâu dễ bị lầm lẫn với tên gọi là thầu đâu, là sầu đông của cây xoan ta. Cây sầu đâu có nhiều ở vùng Thất Sơn, An Giang, Châu Đốc, những tỉnh giáp giới Campuchia. Cây sầu đâu thân gỗ, cao to, vỏ sần sùi, chứ không trơn láng như thân cây xoan ta. Lá xoan ta độc, không ăn được, còn lá non và bông sầu đâu thì ăn được. Lá sầu đâu dùng làm thuốc sốt rét.
Bông sầu đâu ra hoa vào mùa xuân, màu trắng, mọc thành từng chùm như hoa nhãn, dùng làm gỏi. Gỏi sầu đâu tương đối dễ làm: Rửa sạch bông và lá non, có thể trụng sơ qua nước sôi. Nước khô cá sặc rằn, khô cá lóc, xé nhỏ, bỏ vào. (Nếu không có khô thì có thể thế bằng cá lóc nướng trui xé nhỏ). Trộn thêm rau thơm, hành tây xắt mỏng, xoài băm sợi...Ăn với nước mắm me, đường, ớt. Gỏi sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt dai.
[Hình: attachment.php?aid=3335]

còn tiếp


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (12-11-2012 04:14 AM)
10-11-2012, 07:56 AM (Được chỉnh sửa: 10-11-2012 12:20 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #3
RE: HOA ĂN ĐƯỢC
tiếp

HOA KIM CHÂM

[Hình: attachment.php?aid=3336]
Tiếng Tàu gọi là kim châm hay hoàng hoa. Tiếng Việt gọi là hoa hiên. Cây thường mọc hoang. Cuống hoa dài từ 80-100cm, đầu cuống chẻ làm hai, có từ 6-12 hoa. Hoa màu vàng, phơi khô thành màu nâu. Người ta thường dùng hoa kim châm khô với nấm mèo để nấu canh, hầm thuốc bắc, tiềm vịt, gà...Hoa kim châm có vị ngọt, tính mát, được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa chảy máu cam. Ngày nay cây được trồng nhiều ở vùng cao nguyên trung phần Việt Nam.Loại hoa này không chỉ ăn tươi mà còn có thể phơi khô và bảo quản được trong một thời gian dài. Nếu ăn tươi, hoa hơi giòn, xào với tôm sú, thịt bò… khá ngon. Để khô, hoa dai hơn, thích hợp để hầm thuốc Bắc chung với nấm, thịt gà…
[Hình: attachment.php?aid=3337]

HOA SEN

[Hình: attachment.php?aid=3338]
Trong địa hạt Đông y, mỗi bộ phận của cây sen có tính trị liệu khác nhau:
Gương sen (liên phòng), lá sen (hà diệp), vỏ ngoài hột sen: tánh mát, trị tiêu chảy, cầm máu.
Hột sen (liên nhục): vị thuốc bổ tì, bổ thận.
Nhụy sen (liên tu): thông thận, cầm máu, giữ tinh (liên tu bất tận).
Tim sen (liên tử tâm/lõi xanh trong hột sen): an thần, trị huyết áp cao.
Ngó sen (liên ngẫu): thanh nhiệt, dùng sống giải rượu, nấu chín giải độc trong thức ăn đồ biển.
Củ sen: chữa bệnh mất ngủ, hoạt tinh.
Trong phạm vi ẩm thực, các phần của cây sen được sử dụng như: gương sen phơi khô đem đun thay củi; lá sen gói cơm, xôi, quà bánh giữ được hương vị rất lâu; lá sen non nấu cháo trị chứng giữ nước, phù thủng...
Hạt sen tươi hay khô xỏ xâu dùng nấu chè, làm bánh, làm mứt, tiềm vịt, tiềm gà...Ngó sen làm gỏi. Củ sen làm mứt, luộc, chiên bột, hầm canh...cho đến trà ướp hương sen. Hoa sen vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tánh ấm, giúp an thần, trị xuất huyết. Có một món ăn nấu từ hoa sen của nhà văn Tản Đà, đã trở thành giai thoại: Vịt hấp hoa sen. Ông cho rằng tinh túy của sen đọng lại ở hoa, nên dùng cánh hoa sen phủ kín vịt để hấp cách thủy. Vịt ở đây là vịt tơ vừa, được làm sạch bằng rượu, khử mùi bằng gừng, ướp gia vị cho thấm trước. Khi vịt chín, bao nhiêu hương hoa ngấm hết vào thịt. Ăn cả thịt vịt mềm, không bị béo ngậy cùng hoa thơm, ngọt. Đến hết vẫn còn "vương vấn" hương vị, cứ như là: "Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng" (Nguyễn Du)

HOA SÚNG

[Hình: attachment.php?aid=3341]
Cây súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh lục, phía dưới màu hồng nhạt, nổi trên mặt nước. Có hai loại bông súng: súng sen được trồng ở đầm chùa, ao làng có bông màu tím đỏ, rất to. Súng dại có cuống lá nhỏ, bông màu trắng hau tím. Bông súng có nhiều lá noãn gắn với nhau thành một bầu nhiều ô. Bông có 4 lá đài, 20-30 cánh hoa, 30-50 nhụy. Nhụy bông súng màu vàng. Thật ra, người ta chỉ xài phần thân, cọng súng màu nâu, nhưng vẫn gọi đó là bông súng.
Bông súng muốn ăn phải tướt vỏ, xắt khúc, ngâm nước cho sạch. Bông súng dùng trộn gỏi, ăn sống với mắm kho; nấu canh chua với cá đồng, bóp muối cho héo, ngâm giấm làm dưa.
Canh bông súng nấu với cá rô là món ăn dân dã rất được ưa chuộng. Chỉ cần một bó bông súng, vài con cá rô và một ít rau thơm là bạn có thể nấu một nồi canh chua giúp an thần, trợ tim, chữa ho và viêm đường tiết niệu. Để có món bông súng bóp xổi, người ta lấy cuống bông súng, tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi ngắt từng khúc ngắn 4-5cm, để vào thau. Dùng tay bóp nhẹ những cọng súng cho giập mà không bị nát.

Pha một chén giấm + vài muỗng đường, quậy cho tan đường. Đổ chén giấm vào thau bông súng, thêm một nắm rau răm xắt nhỏ vào, trộn đều.

Món này rất ngon, tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần, trợ tim, giải độc, rất tốt cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, mất ngủ, tim đập manh, bồn chồn không yên, người bị di tinh, bạch đới, ho, viêm đường tiết niệu.Bạn có thể làm món gỏi bông súng với tép khô (ruốc khô) cùng các phụ liệu như đậu phụng, rau răm, hành, tỏi và gia vị (nước mắm ngon, tương ớt, đường, giấm hoặc chanh). Dùng chung với bánh tráng nướng, ăn vừa ngon vừa có tác dụng tốt giống như món bông súng bóp xổi.

HOA LỤC BÌNH

[Hình: attachment.php?aid=3340]

Còn có tên là sen nhật, bèo tây. Lục bình là thân cây cỏ, sống nổi trên mặt nước, có cuống phồng lên thành phao nổi. Lá có gân, hình cung. Hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa không đều, có màu tím xanh, đài hoa và tràng hoa cùng màu, dính liền nhau ở gốc. Cánh hoa trên có đốm vàng, 6 nhụy (3 dài, 3 ngắn). Người ta dùng bông lục bình làm gỏi, chấm nước cá kho.

HOA MƯỚP

[Hình: attachment.php?aid=3342]
Hoa mướp khi nở màu vàng rực. Dân câu lành nghề thường hay dùng để mắc cùng với mồi dụ mấy con ếch cụ “thành tinh”. Bị chêu ngươi, ếch nhảy ra vồ mồi, thế là chui… vào chảo. Hoa mướp chúm chím hàm tiếu, cùng với nụ mướp xào lòng gà thì hết chê bởi vị đăc trưng bùi bùi, ngậy ngậy. Hoa mướp dễ tính, nấu với thứ gì cũng được. Xào với tép đồng nhỏ, át mùi tanh; với da và dạ dày ếch hết nhớt, ăn dòn váng tai… Ngày xưa hoa mướp là thức ăn của ngươi nghèo, dễ kiếm, mọc đầy hàng rào. Hàng xóm muốn ăn, chỉ cần dóng tiếng xin là hái thoải mái. Bây giờ nụ hoa mướp là đặc sản. Một đĩa nụ mướp chừng ba gắp có giá hai ba chục ngàn như chơi.

HOA MỒNG GÀ TRẮNG

[Hình: attachment.php?aid=3343]
Theo kinh nghiệm của nhân dân để lại, mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, vào kinh tâm có tác dụng thanh can sáng mắt, thanh uế trọc, tiêu viêm, liễm hãm và cầm máu, an thần, hạ áp. Thường dùng trị các chứng bệnh gồm: Viêm kết mạc cấp và mạn tính, say nắng, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, thổ huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, rong kinh, rong huyết, ỉa chảy, viêm đường tiết niệu, sa trực tràng và một số bệnh ngoài da như ghẻ, hắc lào...
Canh rau mào gà trắng: Hằng năm vào tháng 4 - 7 thu hái ngọn và lá non trước lúc cây ra hoa, đem nấu canh như rau dền có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải khát, tiêu viêm thích dụng cho những người táo bón, háo khát, tăng huyết áp, nhức đầu, thiểu năng tuần hoàn não, phụ nữ tiền mạn kinh (bốc hỏa, hoa mắt, chóng mặt), tiểu bí, tiểu rắt và các chứng viêm, nhất là viêm đường tiết niệu...


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (12-11-2012 04:14 AM)
12-11-2012, 04:15 AM
Bài viết: #4
RE: HOA ĂN ĐƯỢC
Những loại hoa nầy chế biến với các loại thức ăn khác nhau ăn rất ngon.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (12-11-2012 04:50 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS