Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHỢ CHIỀU VÀM CỐNG NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO Ở VÙNG QUÊ
30-11-2012, 11:56 PM (Được chỉnh sửa: 01-12-2012 01:41 AM bởi MinHo.)
Bài viết: #1
CHỢ CHIỀU VÀM CỐNG NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO Ở VÙNG QUÊ
CHỢ CHIỀU VÀM CỐNG
NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO Ở VÙNG QUÊ
Lê Hoài Lê

Từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 (TK XX )Vàm Cống là một địa danh được mọi người biết đến khi đi về miền tây Nam bộ. Người ta nhắc đến Vàm Cống bởi nhiều nguyên nhân : Phong cảnh thơ mộng hữu tình, người dân đôn hậu, hiếu khách;Có nhiều địa danh và những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng….
Chợ Vàm Cống được thành lập trong khoảng từ năm 1900 đến 1910 (theo những tư liệu xưa ) Ban đầu dân cư thưa thớt, quán xá lèo tèo…Đến năm 1905 Chính quyền thực dân Pháp cho xáng nạo vét ngọn sông Sa Đéc để vận chuyển hàng hóa từ miền Tây lên miền Đông và Sài Gòn (hoàn thành việc nạo vét năm 1907 ) , lúc nầy tàu ghe thông thương thuận lợi nhanh chóng, từ đó chợ Vàm Cống buôn bán rất sung túc …( Kinh Xáng Lấp Vò ra đời và có tên gọi khi nạo vét ngọn sông Sa Đéc tới Vàm Cống )…Sau khi đào xong con kinh Lấp Vò nối với sông Sa Đéc với sông Cường Thành, rút ngắn đoạn từ sông Hậu qua sông Tiền, thì người Pháp cũng nghĩ đến việc mở thêm con đường bộ mới từ Mỹ Thuận đến Vàm Cống qua Long Xuyên,Rạch Giá.. Đến năm 1925 thực dân Pháp đã làm xong đường liên tỉnh 8 (nay là Quốc lộ 80 ) và thông bắc Vàm Cống ( tên gọi Vàm Cống được ra đời khi làm xong đường liên tỉnh 8, Cống Cái Sơn gần chợ Vàm - cồn Cái Cùng ). Từ khi thông bắc Vàm Cống từ năm 1925 thì bộ mặt của chợ Vàm Cống được biến đổi và sự buôn bán đã lần lần thịnh vượng và phát đạt
Việc bán buôn coi thế phải mòi
Nên hành khách tới lui đông đảo

(trong bài phú về Vàm Cống của cụ Hương Lễ Bùi Xuân Nhờ năm 1927 )
Đến những năm cuối của thập niên 40( TK XX ) thì vùng đất Vàm Cống và những vùng lân cận như Cái Dầu ( Định Yên ) và chợ Lấp Vò đã thu hút nhiều cư dân ở những nơi khác bị loạn lạc chiến tranh đến như :Vị Thanh, chợ Bà, Cái Vồn ( Vĩnh Long )….về đây sinh sống. Đa số những cư dân nầy tập trung về khu vực bến phà Vàm Cống và sinh sống bằng nghề buôn bán…Trong những cư dân đó đã hình thành nên những vựa cá nhỏ ( khoảng năm 1949) bán lẻ ở các chợ địa phương và các tỉnh lân cận…dần dần công việc làm ăn thuận lợi, nên rất nhiều người đầu tư thành lập những vựa cá có tầm vóc qui mô lớn và chuyên nghiệp hơn. Theo lời kể của cô Nguyễn Thị Ren những vựa cá nhỏ được thành lập đầu tiên vào khoản năm 1949 đó là vựa cá ông Nguyễn Văn Biên ( ông Chín Biên ), vựa cá Tư Lợi và vựa cá ông Giáo Tỏ… Một sự kiện cũng cần nói thêm : Trong quá trình hình thành và phát triển chợ cá đầu mối, thì chợ cá đã có lúc phải bị dời vào “Bến cá” ( phía trong chợ Vàm Cống cũ, ngay tại bến đò sang xã Hòa An -An Giang ) trong khoàng thời gian 05 năm ( từ năm 1951 đến năm 1955) do sửa chữa lại bến phà Vàm Cống sau những mùa nước lớn. Sau năm 1955 chợ cá được trở lại ở vị trí cũ trước đó.
Sau năm 1955 do làm ăn thuận lợi, định luật cung - cầu nên có thêm các vựa cá như : vựa cá Nhơn Hòa ( của ông Từ Hương), vựa cá Phước Tiến ( của ông Chín Lô) vựa cá Hiệp Thành ( của ông Hai Phước – Huỳnh Văn Phước ) vựa cá Thanh Liêm ( của ông Huỳnh Thanh Liêm ), vựa cá Phước Trọng ( của ông Hai Trọng ), vựa cá Chín Các ( của ông Võ Văn Các ) vựa cá bà Lê Thị Ba, vựa cá của ông Năm Xe Lửa, vựa cá của ông Tám Bồi…Sau thập niên 60 ( TK XX) .Những vựa cá nầy phát triển mạnh thêm và trở thành chợ đầu mối ở khu vực miền Tây cung cấp cá đen cho các chợ đầu mối ở chợ Cầu Ông Lãnh –Sài Gòn.
Vị trí thuận lợi để phát triển thành chợ đầu mối Vàm Cống tiếng tăm thời bấy giờ cũng có nhiều nguyên nhân thuận lợi:
- Do chợ cá ở phía bên nây phà Vàm Cống nên việc vận chuyển cá bằng xe tải lên Sài Gòn được nhanh chóng, đảm bảo cá còn mạnh, tươi sống.
- Nơi đây cũng thu hút các lái cá từ các vùng miền ở miền Tây và biên giới giáp CamPu Chia cung cấp như Ba Dầu, Bình Di, Bắc Nam ( tỉnh An Giang giáp CPC ) và những nơi khác như Miệt Thứ ( Kiên Giang )…
Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Tài thì Cá lóc đen và cá lóc bông là nguồn hàng mà các lái cá họ thu gom cá buổi sáng sớm ở các chợ trong đồng sâu, rồi chỡ bằng ghe đục đến đây bán trong buổi trưa và đầu giờ chiều, để các vựa đầu mối chỡ cá lên Sài Gòn ngay trong buổi chiều hôm ấy, đảm bảo cá còn sống mạnh….giao cho các vựa ở chợ Câu Ông Lãnh.
Tuy nhiên trong quá trình thu mua và chuyên chỡ cá, ngoài những con cá lóc to, mạnh, cũng còn có những con cá bị “khờ”, hoặc chết ngạt, các lái cá và các vựa phải lựa ra để cho và bán cho dân địa phương…lâu ngày, thành thói quen cứ đến 15, 16 giờ chiều thì người dân địa phương xách giỏ đi chợ chiều để mua cá rẻ về ăn…
Theo nhu cầu tiêu thụ và phát triển nên các sạp bán rau cải, gia vị, gạo, bún, thịt… xuất hiện để cung cấp cho người dân đi chợ chiều…và dần hình thành chợ “chồm hổm” từ những năm 1961 đến cuối những năm 1989, 1990 mới chấm dứt.
Song song với việc phát triển thành chợ cá buổi chiều, các vựa cá lại phát triển thêm một sản phẩm mới ở địa phương… Đó là các vựa mắm.
Do việc buôn bán phát đạt, nguồn cung cấp cá dồi dào, các chủ lái cá cứ việc thu mua và chở cá về tấp nập, nên số cá chết ngạt và bị khờ dôi ra nhiều hơn nhu cầu ăn cơm chiều của người dân địa phương và các vùng lân cận. Để giải quyết số cá chết bị tồn động trên… Các vựa mắm ra đời như : vựa mắm Từ Hương, vựa mắm Giáo Tỏ, vựa mắm Năm Kim, vựa mắm Bảy Lụa, vựa mắm Hai Nghét, vựa mắm Bảy Sung…Những vựa mắm nầy vô tình làm cho chợ chiều Vàm Cống càng thêm tấp nập, náo nhiệt hơi, thu hút nhiều người ở địa phương và vùng lân cận đến chợ nhiều hơn. … Mỗi vựa cá, vựa mắm có khoảng từ 10 đến 15 công nhân làm việc: họ vừa bốc vác từ ghe lên vựa, phân loại cá, cho cá, nước vào thùng, rồi bốc vác lên xe tải để chuyển đi ngay trong buổi chiều, các công nhân vựa mắm thì họ lựa cá, đánh vãi cá, mổ bụng cá, xẻ thịt cho vào những thau to để chuyển sang công đoạn làm mắm….
Với một chợ đầu mối tấp nập, hối hả… chợ chiều tự phát nầy đã hình thành nên một nét độc đáo văn hóa trong đời sống người dân ở đây. Cứ đến khoảng 14 giờ chiều là mọi người tụ họp tại khu vực nầy để làm việc và mua bán.Từ đó các quàn cà phê, quán ăn, quán nhậu.. cũng được mở ra theo nhu cầu của công nhân chợ chiều…Nổi tiếng nhất là quán ăn Đào Viên của ông Nguyễn Đào Viên, Tiệm cà phê ông Hai Hải và món canh chua cá lóc của Bác Ba Lén đã thu hút người dân địa phương trong những buổi chiều mỗi ngày…
Chợ tự phát nầy chỉ nhóm họp vào buổi chiều, khi bắt đầu có các ghe cá đưa về vựa ( khoảng 14 giờ ) và “ tan chợ ” khoảng 19 giờ … Cũng là lúc chuyến xe chỡ cá cuối cùng rời bến để lên Sài Gòn…Các nhân công hối hả mua vội một số thức ăn, rau cải, gia vị thêm ( với số cá đã được chủ vựa cho hoặc bán rẽ trong quá trình làm việc ) để về nhà làm bữa cơm chiều.
Sau ngày giải phóng, thì chợ cá buổi chiều từ từ bớt nhộn nhịp, hoạt động thu hẹp lại và ngừng hẳn vào khoảng năm 1989. Sự tàn lụi của chợ cá Vàm Cống buổi chiều cũng có nhiều nguyên nhân : Sau ngày giải phóng xăng dầu do nhà nước quản lý, chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, nên việc vân chuyển cá không được thuận lợi; người dân đánh bắt cá bằng nhiều dụng cụ hiện đại nên cá sinh sản không đủ cung cấp cho các vựa như trước; thời điểm đó chưa được sự quan tâm và đầu tư của địa phương trong việc quản lý, định hướng và khuyến khích thương mãi….
Chợ cá chiều ở vàm Cống là một nét văn hóa đặc trưng của Vàm Cống nói riêng và huyện Lấp Vò nói chung, đồng thời chợ cá buổi chiều đã hình thành một chợ đầu mối độc đáo ở Miên Tây góp phần phát triển kinh tế ở địa phương, giúp nhiều người dân trong vùng có công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, giúp đời sống người dân ở địa phương ổn định… Hiện nay, ở ấp Bình An (xã Bình Thành) đã có một vựa cá mới thành lập được vài năm nay ( cách các vựa cá cũ hơn 1km ). Tuy nhiên, vựa cá hiện nay chỉ hoạt động nhỏ lẻ, chưa tạo được nét văn hóa độc đáo như xưa. Muốn được phát triển như xưa chắc phải còn thời gian và sự đóng góp, đầu tư nhiều công sức, tài lực của nhiều người và định hướng của địa phương


*( Xin cám ơn những tư liệu, góp ý của chú Phạm Văn Hoằng, cô Nguyễn Thị Ren,anh Nguyễn Văn Tài đã cung cấp, giúp cho bài CHỢ CHIỀU VÀM CỐNG được đầy đủ và phong phú )

Lê Hoài Lê

Học Hỏi Hiểu Hành Huân Huệ Hỷ
Thấy Tầm Tri Tập Tiệm Thiền Tu

(Lập trường Tu Tập của bách Hóa Lão Nhân )
THANK YOU
[-] caubaxuan được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-12-2012 12:09 AM), MinHo (01-12-2012 01:40 AM), ANH THƯ (01-12-2012 11:04 PM), dieuquang (02-12-2012 04:40 AM)
01-12-2012, 12:09 AM
Bài viết: #2
RE: CHỢ CHIỀU VÀM CỐNG NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO Ở VÙNG QUÊ
Cám ơn bài viết của Cậu Ba. Nhờ có bài nầy, con sẽ có thêm tài liệu để bổ sung cho bài viết của con sẽ gởi đi đăng trên các báo tại Mỹ để giới thiệu về Vàm cống quê mình. Năm rồi con có bài viết về "Long xuyên quê tôi" vì đó là quê Nội và cũng là nơi con đã sinh sống (những năm 1973-1974) và những năm của thập niên 80 trước khi con đi Mỹ.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS