Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
XIN VUI LÒNG CHO HỎI
28-12-2012, 05:18 AM
Bài viết: #1
XIN VUI LÒNG CHO HỎI
XIN VUI LÒNG CHO HỎI (INFORMATION PLEASE)

[Hình: attachment.php?aid=4085]


Tặng vật quý nhất dành cho một em bé là gì nhỉ? Những vật cụ thể như đồ chơi lạ đắt tiền, thức ăn ngon quý hiếm, áo quần xinh đẹp tinh khôi chăng? Có thể là như thế. Nhưng để được là một bảo vật vô giá đi theo em bé suốt đời cho tới khi em đã trưởng thành thì hình như người lớn phải kiếm tìm một thứ khác.
Khi bằng tình thương yêu trẻ thơ tự nhiên, và biết dành nhiều thời gian cho trẻ không nề hà so đo tính toán, nhẫn nại làm bạn để chia sẻ với trẻ những nỗi niềm trẻ thơ, thì chính là người lớn đã dành cho trẻ một bảo vật có ý nghĩa to tát nhất.
Câu chuyện chan chứa tình thương do Paul Villiard thuật lại chắc chắn sẽ khiến mọi người xúc động và thêm một lần nữa cùng nhận ra rằng trên đời này quả thực không có gì êm đềm, sâu lắng mà lại vĩ đại hơn tình thương yêu, lòng nhân ái.

Khi tôi còn bé gia đình tôi có được một trong những máy điện thoại đầu tiên trong xóm. Tôi nhớ rõ cái hộp gỗ sồi đánh bóng được đính vào tường nơi chân cầu thang. Chiếc ống nghe sáng loáng máng vào một bên hông cái hộp. Thậm chí tôi còn nhớ cả số máy -- 105. Tôi còn bé quá không vói tới điện thoại, nhưng lại thường say mê lóng tai nghe khi má nói chuyện với nó. Một lần má ẵm tôi lên để tôi nói chuyện với ba, bấy giờ đang bận làm ăn xa nhà. Thiệt là kỳ diệu!
Về sau tôi khám phá ra rằng có một người rất tuyệt vời đang sống đâu đó bên trong cái máy kỳ diệu ấy -- tên bà là “Xin-vui-lòng-cho-hỏi” (1) và không có điều chi mà bà không tường tận. Má có thể hỏi bà số điện thoại của bất cứ ai; khi đồng hồ nhà tôi ngưng chạy, bà Xin-vui-lòng-cho-hỏi lập tức nói ngay cái giờ chính xác.
Bản thân tôi lần đầu tiên có được kinh nghiệm riêng với vị thần-trong-ống-nghe này đúng vào hôm má đi thăm một người hàng xóm. Trong lúc một mình chơi dưới tầng hầm với con ngựa gỗ,(2) tôi bị búa nện trúng một ngón tay. Cơn đau thật khủng khiếp, nhưng dường như khóc la cũng chẳng ích lợi gì vì đâu có ai ở nhà mà vỗ về an ủi. Tôi đi lòng vòng quanh nhà, miệng mút mãi cái ngón tay đau nhói, cuối cùng tôi bước tới bên chân cầu thang. A, điện thoại! Lẹ làng tôi chạy đi tìm cái ghế thấp dùng gác chân trong phòng khách và lôi nó về chân cầu thang. Leo lên ghế, tôi nhấc ống nghe ra và áp chặt vào tai. Tôi nói vào máy: “Xin vui lòng cho hỏi.”
Tôi nghe có một hay hai tiếng “cách” và một giọng trong trẻo, nhỏ nhẹ rót vào tai tôi: “Xin nghe.”
Tôi rên rỉ vào máy: “Cháu đau ngón tay...” và nước mắt liền tuôn trào vì bây giờ tôi đã có người nghe.
“Má cháu không có nhà sao?”
Tôi khóc òa lên: “Không ai hết, có mình cháu hà.”
“Cháu có chảy máu không?”
Tôi đáp: “Không có. Cháu đập búa trúng ngón tay đau lắm.”
Bà hỏi: “Cháu mở được tủ lạnh không?” Tôi nói được. “Vậy cháu lấy một cục nước đá nhỏ và đặt lên ngón tay đó. Cháu sẽ hết đau. Hãy cẩn thận khi cạy nước đá nhé.” Bà nhắc nhở. “Thôi đừng khóc. Cháu sẽ qua khỏi mà.”
Sau lần đó, chuyện gì tôi cũng gọi bà Xin-vui-lòng-cho-hỏi. Tôi xin bà giúp tôi về bài học địa lý và bà cho tôi biết chỗ nào là thành phố Philadelphia,(3) ở đâu có dòng Orinoco -- là con sông tưởng tượng mà khi nào lớn lên tôi sẽ thám hiểm. Bà giúp tôi làm toán, và bảo tôi lấy trái cây và hạt dẻ nuôi con sóc chuột tôi bắt được trong công viên mới ngày hôm trước.
Có lần con hoàng yến Petey nhà tôi nuôi lăn ra chết, tôi gọi bà Xin-vui-lòng-cho-hỏi và kể lể câu chuyện buồn. Bà lắng nghe, rồi rót vào tai tôi những điều mà người lớn thường vẫn nói khi vỗ về một đứa trẻ. Nhưng lòng tôi không nguôi: tại sao chính những con chim hót hay đến thế và mang niềm vui đến với mọi gia đình lại chỉ còn là một dúm lông cỏn con nằm bẹp ở đáy lồng?
Hẳn là cũng thấu hiểu nỗi lòng u uất của tôi, bà dịu dàng bảo: “Paul à, cháu hãy luôn nhớ rằng còn có những cõi miền khác nữa để hót ca nơi đó.”
Vì một lẽ nào đó tôi đã cảm thấy dễ chịu hơn.
Một ngày khác tôi ở bên điện thoại. Cũng cái giọng mà nay đã quen thuộc: “Xin hỏi.”
Tôi hỏi: “Bà ơi, chữ sửa viết làm sao?”
“Sửa chữa phải không? S-Ử-A.”
Đúng lúc ấy, vì muốn hù dọa tôi cho vui, chị tôi từ trên cầu thang phóng xuống người tôi, miệng rít lên “Ma... a... a... !” Tôi té khỏi chiếc ghế, giật đứt ống nghe ra khỏi hộp điện thoại. Cả hai chị em đều khiếp vía -- bà Xin-vui-lòng-cho-hỏi không còn ở trong máy nữa, và tôi hoàn toàn chẳng biết chắc là đã có làm bà đau đớn không khi tôi giật đứt ống nghe.
Lúc sau, một người đàn ông hiện ra ở hàng hiên. Ông nói: “Chú là thợ sửa điện thoại. Chú đang làm việc ở cuối đường thì tổng đài cho biết có lẽ số máy này trục trặc gì đó.” Ông vói cầm lấy ống nghe đang nằm trong tay tôi. “Chuyện gì vậy?”
Tôi kể hết đầu đuôi.
“Được, chú cháu mình có thể sửa nó trong một hai phút.” Ông mở hộp điện thoại, bày ra trước mắt một mớ dây và cuộn dây rối rắm. Ông mày mò một lát với chỗ đầu dây nối với ống nghe, xiết chặt các thứ bằng một chiếc tuốc-nơ-vít nhỏ. Ông lay nhè nhẹ lên xuống cái móc để máng ống nghe vài lần, rồi nói vào máy: “A lô, Pete đây. Máy số 105 đã kiểm tra mọi thứ. Chị chú nhỏ hù dọa chú và cu cậu giật đứt dây điện thoại.”
Ông gác máy, nhoẻn miệng cười, vỗ nhẹ lên đầu tôi và bước ra cửa.

Tất cả những chuyện ấy đã xảy ra ở một thị trấn nhỏ miền tây bắc nằm về phía Thái Bình Dương. Sau này, hồi tôi chín tuổi, gia đình tôi đã băng ngang qua đất nước để dọn về thành phố Boston -- và tôi nhớ tha thiết con người thông thái từng làm cố vấn cho tôi. Bà Xin-vui-lòng-cho-hỏi trong cái hộp gỗ cũ kỹ ở lại nhà cũ, và vì một lẽ nào đó mà tôi không hề nghĩ tới việc dùng thử cái điện thoại mới, thanh mảnh, nằm trên chiếc bàn nhỏ trong căn phòng lớn.
Tuy vậy, khi tôi mười mấy tuổi đầu, những ký ức về các lần trò chuyện trong thời thơ ấu ấy thật sự chưa bao giờ xa lìa tôi; thường trong những khoảnh khắc nghi nan, bối rối, tôi lại nhớ đến cái tâm trạng thanh thản, an bình mà tôi có được khi tôi biết rằng tôi có thể nhấc điện thoại gọi bà Xin-vui-lòng-cho-hỏi và sẽ được một giải đáp đúng đắn. Giờ đây tôi hiểu ra với lòng cảm kích rằng bà đã rất nhẫn nại, thông cảm, tử tế biết bao nhiêu khi phải phí hết ngần ấy thời giờ của bà cho một chú bé.
Vài năm sau, trên đường về miền tây khi tôi vào đại học, máy bay tôi đáp xuống thành phố Seattle.(4) Tôi có khoảng nửa giờ để chờ chuyến bay tiếp, và tôi đã trò chuyện chừng mươi, mười lăm phút gì đó với chị tôi qua điện thoại. Bấy giờ chị sống ở đó, hạnh phúc được làm một người vợ và bà mẹ chín chắn. Thế rồi, thật sự cũng không biết mình đang làm gì nữa, tôi đã quay số gọi tổng đài nơi thị trấn năm xưa và nói: “Xin vui lòng cho hỏi.”
Kỳ diệu thay, tôi lại nghe được giọng nói nhỏ nhẹ, trong trẻo mà tôi đã rất quen thuộc: “Xin hỏi.”
Tôi chẳng hề rắp tâm sẵn, nhưng tôi nghe tiếng mình thốt lên: “Xin vui lòng cho hỏi, chữ sửa viết làm sao?”
Im lặng khá lâu. Sau đó, là câu trả mềm mỏng của bà Xin-vui-lòng-cho-hỏi: “Tôi đoán ra rồi, đến nay thì ngón tay của cậu hẳn đã lành.”
Tôi cười, nói: “Vậy đúng là bà đây rồi. Cháu không biết bà có nghĩ rằng trong suốt thời gian xưa kia bà đã có ý nghĩa như thế nào đối với cháu không.”
Bà đáp: “Tôi tự hỏi là cậu có biết rằng cậu đã có ý nghĩa như thế nào đối với tôi không. Tôi không con cái, và tôi thường chờ cậu gọi tới. Có ngốc nghếch không nhỉ?”
Dường như chẳng có chi ngốc nghếch cả, nhưng tôi chẳng nói ra. Thay vì vậy, tôi kể cho bà nghe trong những năm qua tôi thường nghĩ tới bà nhiều thế nào, và hỏi xem tôi có thể gọi lại cho bà không, khi tôi trở về thăm chị tôi lúc hết học kỳ một.
“Hãy gọi nhé. Cứ hỏi gặp Sally.”
“Tạm biệt Sally.” (5) Nghe như là lạ khi bà Xin-vui-lòng-cho-hỏi cũng có một cái tên. “Nếu cháu tình cờ gặp những chú sóc chuột nào đấy, cháu sẽ dặn chúng ăn trái cây và hạt dẻ.”
Bà bảo: “Hãy nói thế. Và tôi hy vọng một ngày nào đó cậu sẽ lên đường thám hiểm dòng sông Orinoco. Chào cậu nhé.”

Vừa vặn ba tháng sau tôi quay lại sân bay Seattle. Một giọng nữ khác trả lời và tôi xin gặp Sally.
“Anh là bạn à?”
Tôi đáp: “Phải, một bạn cũ.”
“Vậy tôi lấy làm buồn phải báo tin anh biết. Vì ốm đau, mấy năm sau này Sally chỉ làm việc bán thời gian. Bà qua đời cách đây năm tuần.” Nhưng trước khi tôi kịp gác máy, chị ấy hỏi: “Khoan đã, anh nói anh tên là Villiard phải không?”
“Phải.”
“À, Sally có viết mấy chữ để lại cho anh.”
“Viết gì thế?” Tôi hỏi, nhưng hầu như đã biết trước lời lẽ ấy ra sao rồi.
“Nó đây rồi, tôi đọc nhé -- ‘Hãy nói với cậu ấy rằng tôi vẫn bảo là còn có những cõi miền khác nữa để hót ca nơi đó. Cậu ấy sẽ hiểu tôi muốn nói gì.’ ”
Tôi cám ơn chị và gác máy. Tôi đã hiểu Sally muốn nói gì rồi.
__________________________
(1) Khi liên hệ với tổng đài 105 nhờ giải đáp thắc mắc, câu nói thường nghe là “Information, please.” Chú bé thơ ngây tưởng lầm đó là tên của người ở đầu dây bên kia. Trong bài này, tùy theo tình huống, tạm dịch “Xin vui lòng cho hỏi”, hoặc “Xin hỏi”.
(2) Con ngựa gỗ (tool-bench): cái băng ghế của thợ mộc dùng để kê miếng gỗ khi cưa, bào, đục...
(3) Philadelphia: thành phố lớn nhất của bang Pennsylvania (Mỹ).
(4) Thành phố ở trung-tây bang Washington, là thành phố lớn nhất trong miền Tây Bắc Thái Bình Dương (the Pacific Northwest).
(5) Người châu Âu, khi xưng hô thân tình, chỉ cần gọi tên riêng mà không kèm theo một tiếng ông, bà... ở trước.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (03-01-2013 03:21 AM), Hoang Oanh (03-01-2013 10:51 AM), langtrang (03-01-2013 04:19 PM), ANH THƯ (04-01-2013 11:17 PM)
02-01-2013, 08:11 PM
Bài viết: #2
RE: XIN VUI LÒNG CHO HỎI
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI

Sau cơn tai biến mạch máu não, cha tôi yếu đi nhiều, không còn khả năng Đi lại nữa. Chúng tôi mang về nhà một chiếc xe lăn tay cho cha. Nhìn cha ngồi tù túng trong chiếc xe với không gian nhỏ hẹp, chúng tôi vừa ái ngại, vừa xót xa. Cha tôi, một người lính từng vào sinh ra tử, một người luôn hoạt động và mạnh mẽ… Bây giờ cha ngồi im lặng trên chiếc xe lăn hàng giờ liền.
Tôi biết lòng cha đau đớn vì bất lực trước tình trạng bệnh tật của mình. Thấy chúng tôi quấn quít, cha vui lắm, nhưng cha lại bảo:
- “Tụi con đừng lo cho cha nhiều, đứa nào có việc phải làm, phải học, cứ đi! Cha
> biết cách thích nghi với hoàn cảnh mà!”
Rồi cha cười nói:
- “ Các con à, cuộc đời con người có nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn gắn với một chiếc xe. Khi sinh ra, con người nằm xe nôi. Nhỏ bé, yếu ớt, con người được yêu thương và chăm sóc bởi cha mẹ, người thân. Lớn lên một chút, con người chập chững bước những bước đi đầu tiên với chiếc xe tập đi. Giã từ thời thơ ấu, chúng ta bắt đầu hòa nhập vào thế giới với bao nhiêu phương tiện: xe đạp, xe máy, xe hơi… Và từ đây, chúng ta cứ luôn ao ước thay đổi chiếc xe đời mình sao cho mới hơn, hiện đại hơn, tốt hơn…
Các con ơi, cha cũng đang ngồi trên một chuyến xe của đời mình. Chiếc xe lăn này là một chiếc xe trong cuộc đời của cha và cha không tuyệt vọng vì điều đó. Cái chính là cha vẫn sống lạc quan, yêu đời trên chuyến xe đời mình.
Xung quanh chúng ta có biết bao mảnh đời vất vả, cực nhọc, những người gắn mình với chiếc xe ba gác chở thuê, xe xích lô, xe đẩy bán hàng rong trên phố, nhưng họ vẫn sống, vẫn vươn lên.
Có những người đi toàn xe hơi đắt tiền, đời mới, nhưng những chuyến xe cuộc đời họ lại không có bến đỗ phẳng lặng, hạnh phúc…
Ai rồi cũng phải đi chuyến xe cuối cùng của đời mình. Phải làm thế nào để trong chuyến xe đó, chúng ta ra đi trong sự thanh thản, yên bình, trong sự thương tiếc của người thân, bạn bè. Làm được điều đó không phải là điều đơn giản, dễ dàng vì những chuyến xe trong cuộc đời mỗi người.
Không có vé “khứ hồi”, chúng ta chỉ được đi có một lần!”
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (03-01-2013 03:22 AM), Hoang Oanh (03-01-2013 10:51 AM), langtrang (03-01-2013 04:18 PM)
02-01-2013, 08:19 PM
Bài viết: #3
RE: XIN VUI LÒNG CHO HỎI
ĐÓA HOA ĐẸP NHẤT

Tôi tìm một ghế trống trong công viên dưới những tán cây liễu khẳng khiu để gặm nhấm cái cảm giác ê chề về cuộc đời, về cái thế giới như đang vùi dập đời tôi.

Và như thể tất cả những điều đó chưa đủ làm tôi khổ sở, một đứa bé chạy đến, hổn hển mệt nhoài vì chơi đùa, nghiêng đầu nói với tôi: "Chị nhìn xem, em tìm được cái gì đây này ?" Trong tay thằng bé là một đóa hoa tơi tả đến tội nghiệp với những đài hoa nhăn nhúm vì không đủ nước và ánh sáng. Để thằng bé mang ngay cái hoa tàn đi và trở lại cuộc chơi của nó, tôi cười gượng và xua tay.

[Hình: attachment.php?aid=4153]

Thay vì quay đi, thằng bé lại đến ngồi cạnh bên tôi, đưa hoa lên mũi và reo lên sung sướng: "Mùi thơm tuyệt quá, chắc nó phải là một bông hoa đẹp chị nhỉ ? Em hái cho chị đó."

Bông hoa đang úa tàn và gần như khô héo trước mắt tôi chẳng còn màu sắc gì rõ ràng ngoài sự trộn lẫn giữa vàng, đỏ và cam. Nhưng tôi biết tôi phải nhận nó, nếu không thằng bé sẽ chẳng để tôi yên. Tôi đưa tay nhận đóa hoa và làu bàu: "Ừ thì em cho chị vậy". Nhưng thay vì đặt hoa vào tay tôi, thằng bé để đóa hoa chơi vơi giữa khoảng không một cách vô thức. Chính lúc đó tôi mới chợt nhận ra rằng nó bị mù.

Tôi nghe giọng mình run rẩy khi thốt lời cảm ơn. Thằng bé mỉm cười và trở lại cuộc chơi, không nhận ra rằng chính nó đã làm xao động tâm hồn tôi.

Tôi ngồi yên và tự hỏi: làm sao thằng bé lại có thể thấy được một người phụ nữ tội nghiệp ngồi dưới tàn cây, làm sao nó biết được hoàn cảnh bi đát đang khiến tôi phải buông xuôi ? Có lẽ ánh sáng thật sự đã đến từ nơi đáy con tim trẻ thơ.
Bằng đôi mắt của một đứa bé mù, cuối cùng tôi đã có thể nhận ra rằng : mọi khó khăn không phải ở nơi thế giới này mà là ở nơi chính bản thân tôi. Và trong tất cả những khổ sở do tự mình tạo ra đó, chính tôi mới là một KẺ MÙ LÒA

Tôi thầm nguyện với lòng mình từ nay sẽ phải nhìn thế giới này bằng vẻ đẹp đích thật của nó và phải biết trân trọng mỗi phút giây trong đời mình.
Bất giác, tôi đưa đóa hoa lên mũi và tận hưởng mùi hương ngọt ngào tinh nguyên của nó.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (03-01-2013 03:22 AM), Hoang Oanh (03-01-2013 10:51 AM), langtrang (03-01-2013 04:22 PM)
03-01-2013, 03:24 AM
Bài viết: #4
RE: XIN VUI LÒNG CHO HỎI
Cám ơn Dượng Hai đã cho đọc những bài viết đầy cảm xúc và ấn tượng. Chúng ta có thể dùng nó làm triết lý sống cho mình như Chiếc xe cuộc đời chẳng hạn.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 4 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (03-01-2013 05:11 AM), Hoang Oanh (03-01-2013 10:50 AM), langtrang (03-01-2013 04:22 PM), ANH THƯ (04-01-2013 11:17 PM)
03-01-2013, 10:56 AM
Bài viết: #5
RE: XIN VUI LÒNG CHO HỎI
Cảm ơn anh hai đã cho em những câu chuyện bổ ích

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (03-01-2013 12:57 PM), langtrang (03-01-2013 04:23 PM), dieuquang (04-01-2013 04:29 AM)
05-01-2013, 05:13 AM
Bài viết: #6
RE: XIN VUI LÒNG CHO HỎI
VẾT THƯƠNG

[Hình: attachment.php?aid=4273]

Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng. Một hôm cha của cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu:

- Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ.

Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng hơn một chục cây đinh lên hàng rào gỗ. Và cứ thế số đinh tăng dần. Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kềm chế dằn cơn nóng giận của mình và số lượng đinh phải đóng mỗi ngày ít đi. Cậu nhận thấy rằng kềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng đinh lên hàng rào.

Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo :

- Tốt lắm, nếu bây giờ con tự dằn lấy được và không nổi nóng một lần thì con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào cả.
Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu :

-Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào.

Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lổ đinh này, chúng để lại những vết thương khó rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi.

Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả thể xác. Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở mổi khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lời cha...


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
05-01-2013, 05:21 AM
Bài viết: #7
RE: XIN VUI LÒNG CHO HỎI
MUỐI MẶN

[Hình: attachment.php?aid=4274]
Cửa sổ nhà tôi nhìn xuống đường, một con đường chính ở trung tâm thành phố. Đôi khi nhìn xuống, đường phố khi náo nhiệt, lúc buồn tênh, những dòng người xe tất tưởi xuôi ngược khiến ta có cảm giác nhìn xuống một dòng sông không ngừng chảy. Và nhiều lúc, trong cái dòng chảy không ngừng của đoàn người xe trên phố ấy, có một cái gì đó mắc lại trong mắt nhìn của tôi. Sáng nay cái mắc lại ấy là một bao tải muối.
Một bao tải muối bị đổ, muối trắng tung ra giữa phố, ngay gần ngã tư.
Người bán muối trong thành phố, các bạn biết đấy, hầu hết là những phụ nữ từ một vùng ngoại ô nào đó, mỗi ngày chở trên xe đạp một vài bao tải muối, đi rao ở những ngõ ngách xa trung tâm. Ở trung tâm thường người ta vào chợ hay siêu thị mua muối sạch. Muối thì rẻ, một vài nghìn đồng một lần là người mua đủ cho cả tháng trời dùng muối. Thế nên một bao tải muối của người bán chẳng đáng bao nhiêu tiền. Đã thế, những hạt muối lại rất nhỏ, và khi bị đổ ra, như thế này, thì rất khó nhặt nhạnh lại.
Chật vật dựng xe đạp vào bên đường, chị bán muối cuống quýt dùng hai bàn tay không hót muối trở lại một cái túi, muối bẩn khó bán lắm.
Những dòng người xe đi qua, vội vàng. Không ai để ý, không ai dừng lại - chuyện bình thường ở thành phố này. Người ta chỉ hay xúm đông xúm đỏ mỗi khi có tai nạn, còn ai gặp chuyện rủi ro thì ít khi gặp người chịu khó dừng xe lại giúp đỡ lắm. Tôi nhìn thấy những người phụ nữ phóng xe máy qua, có nhiều người cán cả vào bãi muối trắng, mà không chịu giảm tốc độ. Một người, rồi nhiều người.
Nhưng rồi cũng có, may quá, một phụ nữ nước ngoài đi qua, áo may ô, quần cộc, chắc đi tập thể dục buổi sáng về. Chị ta dừng lại bên đống muối, cúi xuống, dùng tay không, như chị bán hàng, để bốc muối vào túi.
Một lúc nữa, một bà cụ nhà ở bên đường cầm chổi và cái hót rác chạy ra. Cả ba cùng làm. Tôi không biết họ có nói gì với nhau không. Hình như không. Cả ba, lại thêm dụng cụ nữa, nên bao tải muối được thu gọn lại nhanh hơn. Chị bán hàng được người phụ nữ nước ngoài giúp nâng bao tải muối lên xe đạp, buộc dây cao su lại cẩn thận. Rồi vẫy tay, đi tiếp con đường của mình. Những hạt muối còn lại trên đường chẳng mấy chốc tan biến dưới bánh xe của những người đi qua đi lại.
Chuyện nhỏ thế mà làm tôi vương vít suốt buổi sáng. Sự thờ ơ trong chúng ta sao mà lớn quá. Cũng may chưa phải là tất cả. Muối vẫn còn vị mặn với đôi người.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
05-01-2013, 05:26 AM
Bài viết: #8
RE: XIN VUI LÒNG CHO HỎI
MỘT BỬA CƠM

[Hình: attachment.php?aid=4275]
Ngày... tháng... năm 2013
Cứ vào tầm giữa trưa là quán cơm thật đông khách. Người ra người vào nườm nượp. Bầu không khí càng trở nên nóng nực và ồn ào. Hầu như ai cũng ăn cho thật lẹ để tranh thủ một chút thì giờ nghỉ ngơi rồi tiếp tục phần công việc còn lại vào buổi chiều.

Nhưng chắc chắn rằng ai cũng phải thấy một người đàn ông ăn mặc bẩn thỉu, tay cầm cọc vé số đi mời từng bàn. Có chăng thì những cặp mắt đó cũng vờ lờ đi như không thấy gì vì cảnh nghèo đói, bần cùng đã quá đỗi bình thường nên họ không cần sẻ chia, không cần quan tâm.

Mặc dù tay vẫn kiên trì mời khách từng tờ vé số nhưng cặp mắt khổ cực đó lại chú ý đến những bàn mà khách sắp ăn xong. Chỉ chờ có thế, khách vừa đứng dậy là người đàn ông đó nhảy vồ vào bàn, đổ những thức ăn còn thừa vào một cái dĩa và ăn lấy ăn để. Nếu chậm chân thì sẽ bị dọn đi mất.

Một thanh niên trẻ tuổi, với bộ đồng phục trên người là công nhân của một xưởng in gần đó, đang ăn cơm ở bàn bên cạnh đã nhìn thấy. Anh mời người đàn ông đó một bữa cơm đúng tư cách là một vị khách của quán. Ông ta ngồi xuống không nói gì, chỉ biết ăn và ăn. Lúc ăn xong, ông ta đứng dậy cũng không nói gì, không một lời cảm ơn chỉ biết tiếp tục công việc của mình là mời vé số. Nhưng lạ thay, trên khuôn mặt của anh thanh niên trẻ đó hiện lên một niềm hạnh phúc kỳ lạ.

Ngày...tháng...năm 2013
Đã hơn 2 giờ chiều nên quán chỉ lai rai khách. Một bác ngoài 50 tuổi, mặc đồng phục của công trường xây dựng cầu Thủ Thiêm, với cặp kính lão trông rất phúc hậu. Bác đang ngồi đọc báo nghỉ ngơi sau bữa cơm trưa."Tính tiền cơm cháu ơi !". Vừa dạ vừa bước nhanh tới bàn, anh thanh niên bán cơm nói: "Tổng cộng của bác là 12.000 đồng, một đỉa cơm và một chai nước ngọt". Vị khách tiếp lời: "Thế tiền cơm của bà bán vé số ngồi kia hết bao nhiêu cho bác gửi luôn". Anh bán cơm cười: "Dạ 3.000 đồng, nhưng anh trai vừa ra khỏi quán đã gửi tiền rồi, cám ơn bác nhiều".

Cuộc sống cần có sự chia sẻ biết bao. Có những lúc chỉ cần chia một bát cơm, một bát nước, hay một chỗ trọ qua đêm... Thậm chí chỉ cần một lời chia sẻ, động viên cũng đủ làm cuộc sống thêm tươi đẹp. Hạt muối cắn đôi mới thật sự tình nghĩa, mới đẹp lòng người.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS