Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ĐINH DẬU 2017
10-01-2017, 10:15 PM
Bài viết: #3
RE: ĐINH DẬU 2017
GÀ THEO WIKIPEDIA

Gà hay gà nhà, kê (danh pháp hai phần: Gallus gallus, Gallus gallus domesticus) là một loài chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Một số ý kiến cho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất với 24 tỉ cá thể (thống kê đến năm 2003).
Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo giống. Con gà mái già nhất thế giới sống được 16 năm và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness. Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng, lông nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Tuy vậy, ở một số giống gà như giống Sebright thì gà trống có màu giống gà mái, chỉ khác chút ít ở phần lông cổ hơi nhọn. Có thể phân biệt trống - mái dựa trên mào gà hoặc sự phát triển của cựa ở chân gà trống. Gà trưởng thành còn có những yếm thịt trên cổ phía dưới mỏ. Cả gà trống và mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống. Ở một số giống, xảy ra đột biến khiến dưới đầu gà có một phần lông trông tựa như râu ở người

Gà nhà có nguồn gốc là gà rừng lông đỏ (Gallus gallus) và được phân loại khoa học vào cùng loài này.Phân tích gien gần đây hé lộ rằng ít nhất gien da vàng ở gà là do lai giống với gà rừng lông xám (G. sonneratii).
Quan niệm chăn nuôi gia cầm truyền thống được từ điển bách khoa Encyclopædia Britannica (2007) viết như sau: "Con người lần đầu tiên thuần hóa gà tại tiểu lục địa Ấn Độ với mục đích để làm gà chọi ở châu Á, châu Phi và châu Âu. Có rất ít sự chú ý chính thức dành cho việc nuôi lấy trứng hay lấy thịt..."
Vào thập niên trước, đã có nhiều nghiên cứu về gien. Dựa theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học người Nhật, một vụ thuần hóa đơn lẻ ở nơi mà ngày nay thuộc Thái Lan đã tạo nên loài gà có khác biệt rất ít so với các giống gà hiện đại. Tuy nhiên, nghiên cứu đó về sau bị phát hiện là dựa trên các số liệu không đầy đủ. Các nghiên cứu về sau chỉ ra nhiều nguồn gốc của gà với nhánh ở châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi, đều bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ - nơi có nhiều haplotype độc đáo
Người ta công nhận rằng gà rừng, tức "gà tre" trong nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á, là một loại gà lôi đặc biệt đã thích nghi nhằm tận dụng lượng trái cây dồi dào sinh ra trong giai đoạn cuối của vòng sinh trưởng dài 50 năm của cây tre nhằm tăng sinh sản.
Theo Daniel H. Janzen từ Đại học Pennsylvania, trong quá trình thuần hóa gà, con người đã lợi dụng sự mắn đẻ mà gà có được khi chúng có nhiều thức ăn.

Dựa theo các giả định cổ khí hậu học, có nghiên cứu vào năm 1988 cho rằng gà được thuần hóa ở vùng Hoa Nam vào năm 6000 trước Công nguyên. Tuy vậy, một nghiên cứu vào năm 2007 cho rằng "chưa biết liệu những con chim này có đóng góp nhiều cho sự hình thành gà nhà hiện đại hay là không.
Gà xuất xứ từ Văn minh lưu vực sông Ấn (2500-2100 trước Công nguyên), nơi mà ngày nay thuộc Pakistan, có thể là nguồn chính cho sự lan truyền của gà trên toàn thế giới." Một con đường dẫn về phương bắc đã đưa gà đến lòng chảo Tarim ở Trung Á. Gà đến châu Âu (România, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ukcraina) vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên.
Tây Âu tiếp xúc với gà muộn hơn, khoảng vào thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên. Người Phoenicia đã mang gà dọc theo bờ biển Địa Trung Hải đến bán đảo Iberia. Việc nuôi gà phát triển dưới thời Đế quốc La Mã nhưng suy giảm trong thời Trung Cổ.
Dấu tích của gà ở Trung Đông có từ trên 2000 năm trước Công nguyên tại Syria. Thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên chỉ ghi nhận quá trình nam tiến của gà. Chúng đến Ai Cập để phục vụ trò đá gà của con người vào khoảng năm 1400 TCN và sau đó được nuôi rộng rãi dưới thời Ai Cập Ptolemy (khoảng năm 300 TCN).
Có ít thông tin về việc gà đến châu Phi. Có ba khả năng về việc gà đến châu Phi vào thiên niên kỷ 1 TCN: (1) qua thung lũng sông Nin của Ai Cập, (2) qua giao thương giữa Đông Phi với Hy Lạp-Lã Mã hoặc với Ấn Độ và (3) từ Carthage và người Berber qua sa mạc Sahara. Dấu vết sớm nhất là từ Mali, Nubia, Bờ biển Đông và Nam Phi với niên đại là giữa thiên niên kỷ 1 TCN.
Câu hỏi rằng liệu gà nhà đã có tại châu Mỹ từ trước khi người châu Âu xâm chiếm châu lục này hay không vẫn đang trong vòng tranh luận, tuy nhiên loại gà đẻ ra trứng màu xanh chỉ có tại châu Mỹ và châu Á; điều này gợi ý rằng châu Á là nguồn gốc của những con gà đầu tiên ở châu Mỹ.

Một biến thể gà khác thường có nguồn gốc Nam Mỹ được gọi là araucana, được người Mapuche ở miền nam Chile nuôi. Araucana đẻ ra những quả trứng có màu xanh dương pha xanh lá cây. Từ lâu người ta đã cho rằng araucana có mặt ở Nam Mỹ từ trước khi người Tây Ban Nha mang theo gà châu Âu đến châu lục này, đồng thời cho rằng araucana là bằng chứng về mối liên hệ tiền Colombo xuyên Thái Bình Dương giữa người châu Á và các dân tộc sống ở Thái Bình Dương, đặc biệt là người Polynesia và Nam Mỹ. Năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế ra báo cáo về các kết quả phân tích xương gà tìm thấy ở bán đảo Arauco (Nam Trung Bộ Chile). Xác định cacbon phóng xạ cho thấy đây là xương của những con gà có từ thời tiền Colombo, và phân tích ADN chỉ ra rằng chúng có liên hệ với gà tiền sử ở Polynesia. Các kết quả này có vẻ đã xác nhận rằng gà đến từ Polynesia và tồn tại mối liên hệ xuyên đại dương giữa Polynesia và Nam Mỹ từ trước khi Cristoforo Colombo đến châu Mỹ. Tuy nhiên, một báo cáo về sau cũng dùng mẫu vật đó để phân tích và đi đến kết luận phủ nhận tuyên bố của nghiên cứu trước.
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
ĐINH DẬU 2017 - dieuquang - 09-01-2017, 09:33 PM
RE: ĐINH DẬU 2017 - dieuquang - 10-01-2017, 10:07 PM
RE: ĐINH DẬU 2017 - dieuquang - 10-01-2017 10:15 PM
RE: ĐINH DẬU 2017 - dieuquang - 10-01-2017, 10:23 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS